1

Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PCA3 đo nồng độ kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt 3 (prostate cancer antigen 3) – một gen tồn tại với nồng độ cao trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Khác với PSA, mức PCA3 cao không xảy ra với phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay các vấn đề khác về tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PCA3 là gì?

Xét nghiệm kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt 3 (prostate cancer antigen 3 - PCA3) được sử dụng để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm này không được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PCA3 chủ yếu được thực hiện nhằm xác định xem mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) cao có phải do ung thư tuyến tiền liệt gây ra hay không. Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen - PSA) là một loại protein được sản xuất bởi các tế bào tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA trong máu tăng cao có thể chỉ đơn thuần là do một vấn đề lành tính xảy ra với tuyến tiền liệt, chẳng hạn như phì đại tuyến tiền liệt nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Vai trò của xét nghiệm PSA trong xác định giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PCA3 có thể giúp xác định một chỉ thị di truyền trong nước tiểu. Trong những trường hợp có chỉ thị di truyền này và xét nghiệm PSA cho kết quả cao hơn bình thường thì có khả năng mức PSA cao là do ung thư tuyến tiền liệt.

Dựa trên kết quả xét nghiệm PCA3, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt hay không. Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô từ khu vực đáng ngờ để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không. Xét nghiệm PCA3 đặc biệt hữu ích trong những trường hợp đã sinh thiết tuyến tiền liệt trước đó và kết quả âm tính. Xét nghiệm PCA3 có thể giúp xác định xem có cần sinh thiết thêm một lần nữa hay không.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu thêm về xét nghiệm PCA3, gồm có khi nào cần thực hiện, quy trình xét nghiệm và ý nghĩa kết quả.

Xét nghiệm PCA3 và PSA có gì khác nhau?

Xét nghiệm PCA3 đo nồng độ kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt 3 (prostate cancer antigen 3) – một gen tồn tại với nồng độ cao trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Khác với PSA, mức PCA3 cao không xảy ra với phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay các vấn đề khác về tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PSA đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen) trong máu. Mức PSA cao hơn bình thường hoặc tăng nhanh có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng mức PSA tăng cao cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư tuyến tiền liệt, gồm có:

  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, hay còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt – một vấn đề rất phổ biến ở nam giới
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tuyến tiền liệt bị chèn ép trong quá trình thăm trực tràng hoặc đặt ống thông
  • Xuất tinh

Xét nghiệm PSA từng được thực hiện định kỳ hàng năm đối với nam giới trên 50 tuổi nhưng hiện nay đã không còn được khuyến nghị sử dụng làm phương pháp chính để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Có nhiều lý do dẫn đến điều này:

Có rất nhiều trường hợp xét nghiệm PSA cho kết quả dương tính giả, có nghĩa là mức PSA cao trong khi không hề mắc ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm cũng có thể cho kết quả âm tính giả, có nghĩa là mức PSA thấp dù đã mắc ung thư tuyến tiền liệt. Điều này dẫn đến bệnh không được phát hiện sớm.

Ở nhiều nam giới, ung thư tuyến tiền liệt tiến triển rất chậm và những trường hợp này nên theo dõi tích cực thay vì điều trị ngay.

Xét nghiệm PSA không phải lúc nào cũng giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến tiền liệt, điều này dẫn đến nhiều trường hợp phải sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt không cần thiết.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt gây ra nhiều tác dụng phụ như tiểu hông tự chủ và các vấn đề về chức năng tình dục như rối loạn cương dương, giảm ham muốn.

Tuy nhiên, xét nghiệm PCA3 không thể thay thế cho xét nghiệm PSA. Xét nghiệm PCA3 được sử dụng kết hợp với xét nghiệm PSA và các phương pháp chẩn đoán khác. Xét nghiệm PCA3 hiện không được sử dụng để theo dõi ung thư tuyến tiền liệt. Hiện xét nghiệm PSA vẫn là phương pháp chính để theo dõi ung thư tuyến tiền liệt.

Ưu điểm của xét nghiệm PCA3

Ưu điểm chính của xét nghiệm PCA3 là cung cấp nhiều thông tin hơn so với xét nghiệm PSA và phương pháp thăm trực tràng. Điều này sẽ giúp người bệnh và bác sĩ đưa ra quyết định điều trị một cách chính xác hơn. Xét nghiệm PCA3 còn giúp tránh phải sinh thiết không cần thiết.

Xét nghiệm PCA3 và PSA

Xét nghiệm PSA có thể phát hiện cả ung thư của tuyến tiền liệt và các vấn đề lành tính về tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PCA3 phát hiện tế bào ung thư tuyến tiền liệt tốt hơn xét nghiệm PSA vì xét nghiệm này đo mức kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt trong khi xét nghiệm PSA chỉ đo nồng độ một loại protein do tuyến tiền liệt tạo ra.

Xét nghiệm PSA vẫn là một công cụ quan trọng trong việc theo dõi ung thư tuyến tiền liệt.

Ai nên làm xét nghiệm PCA3?

Thực hiện xét nghiệm PCA3 ngoài xét nghiệm PSA và thăm trực tràng có thể giúp đánh giá chính xác hơn khả năng phải tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt. Quyết định có làm xét nghiệm PCA3 hay không tùy thuộc vào bản thân người bệnh và bác sĩ.

Nói chung, xét nghiệm PCA3 được thực hiện trong những trường hợp có mức PSA cao nhưng sinh thiết tuyến tiền liệt không tìm thấy tế bào ung thư. Xét nghiệm PCA3 cũng được thực hiện khi người bệnh và bác sĩ thống nhất chưa điều trị ngay mà chỉ cần theo dõi tích cực. Xét nghiệm PCA3 có thể giúp theo dõi tình trạng bệnh.

Xét nghiệm PCA3 được thực hiện như thế nào?

Bước đầu tiên là thăm trực tràng. Bác sĩ đưa ngón tay có đeo găng và được bôi trơn vào trực tràng của người bệnh và nhẹ nhàng ấn lên tuyến tiền liệt. Điều này giúp đẩy PCA3 vào niệu đạo và sau đó PCA3 sẽ đi ra ngoài cùng nước tiểu. Sau bước thăm trực tràng, người bệnh sẽ phải lấy mẫu nước tiểu. Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Kết quả xét nghiệm PCA3 sẽ chính xác hơn nếu như tiến hành thăm trực tràng trước khi lấy mẫu nước tiểu.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm được biểu thị dưới dạng điểm số PCA3. Điểm số càng cao thì khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Nếu điểm số PCA3 cao thì có thể bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Dưới đây là ý nghĩa các mức điểm số PCA3

Điểm số PCA3 Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Dưới 35 Nguy cơ thấp, thường không cần tiến hành sinh thiết.
35 trở lên Nguy cơ tăng cao, có thể phải sinh thiết tuyến tiền liệt.

Ngoài điểm số PCA3, bác sĩ sẽ còn dựa trên một số yếu tố khác trước khi quyết định sinh thiết, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác
  • Chủng tộc
  • Mức psa
  • Kết quả thăm trực tràng
  • Kết quả sinh thiết trước đó (nếu có)
  • Tiền sử gia đình

Bước tiếp theo sau xét nghiệm PCA3

Sau khi có kết quả xét nghiệm PCA3, bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho người bệnh và đưa ra các bước tiếp theo cần thực hiện. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy điểm số PCA3 cao thì có thể sẽ phải tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt.

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt thì người bệnh cũng không cần quá hoang mang, lo lắng. Nếu được phát hiện sớm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng rất tốt. Thậm chí, nhiều trường hợp còn không cần điều trị ngay mà chỉ cần theo dõi. Người bệnh sẽ cần tái khám định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh ung thư.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì bệnh nhân cần phải trải qua một vài bước kiểm tra. Bệnh ung thư có thể được phát hiện khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường hoặc được phát hiện qua khám sàng lọc định kỳ. Tuy nhiên, kết quả khám sàng lọc bất thường không phải lúc nào cũng chỉ ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.

So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thì giám sát tích cực sẽ không còn phù hợp nữa mà phải tiến hành điều trị.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Xác định giai đoạn ung thư giúp người bệnh và bác sĩ hiểu được mức độ tiến triển của bệnh và phạm vi lan rộng của ung thư tại thời điểm chẩn đoán. Biết được giai đoạn ung thư còn giúp bác sĩ xác định được phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh và dự đoán khả năng sống.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Giai đoạn 3 là khi ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị được. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây