1

Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA tự do đôi khi được thực hiện thay cho sinh thiết nếu mức PSA tăng nhẹ. Xét nghiệm PSA tự do cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư trong những trường hợp ung thư tái phát sau điều trị.
Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA tự do hay free PSA (fPSA) được sử dụng để xác nhận kết quả của xét nghiệm PSA. Xét nghiệm PSA được sử dụng để kiểm tra xem liệu một người có mắc ung thư tuyến tiền liệt hay không. Xét nghiệm này đo nồng độ PSA trong máu. Mức PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt hoặc cũng có thể chỉ là dấu hiệu của các tình trạng lành tính như phì đại tuyến tiền liệt hay viêm tuyến tiền liệt. Xét nghiệm PSA tự do có thể được sử dụng thay cho sinh thiết để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù có thể vẫn cần phải sinh thiết nếu kết quả xét nghiệm PSA tự do tăng cao.

Sự khác biệt giữa PSA và PSA tự do

PSA là một loại enzyme liên kết với protein trong tinh dịch và phân hủy protein. Điều này làm cho tinh dịch lỏng hơn. Tinh dịch lỏng hơn có thể dễ dàng mang tinh trùng đến ống dẫn trứng của phụ nữ.

PSA được sản xuất chủ yếu ở tuyến tiền liệt và được giải phóng vào tinh dịch. Trong quá trình xuất tinh, một lượng nhỏ PSA đi vào máu thông qua các mạch máu của tuyến tiền liệt. Trong cơ thể có hai loại PSA:

  • PSA tự do: là PSA không liên kết với bất kỳ protein nào.
  • PSA liên hợp: là PSA liên kết với protein.

Có hai loại xét nghiệm PSA:

  • Xét nghiệm PSA tự do hay free PSA: chỉ đo lượng PSA không liên kết với protein trong máu.
  • Xét nghiệm PSA: đo cả PSA tự do và PSA liên hợp (PSA toàn phần).

Xét nghiệm PSA tự do

Xét nghiệm PSA tự do đôi khi được thực hiện thay cho sinh thiết nếu mức PSA tăng nhẹ. Xét nghiệm PSA tự do cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư trong những trường hợp ung thư tái phát sau điều trị.

Xét nghiệm PSA là xét nghiệm máu. Bệnh nhân sẽ phải lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở cách tay. Mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Xét nghiệm PSA có một số hạn chế.

  • Có tỷ lệ dương tính giả cao.
  • Mức PSA không phải lúc nào cũng phản ánh đúng tình trạng tuyến tiền liệt. Nhiều trường hợp mặc dù có kết quả xét nghiệm PSA thấp nhưng lại mắc ung thư tuyến tiền liệt. Mặt khác, khoảng 75% nam giới có mức PSA cao không hề bị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Phạm vi PSA bình thường chủ yếu đúng với nam giới da trắng và mức PSA ở mỗi chủng tộc là khác nhau.
  • Kết quả xét nghiệm PSA có thể thay đổi theo kỹ thuật làm xét nghiệm.

Mức PSA theo độ tuổi

Dưới đây là phạm vi PSA bình thường theo độ tuổi:

Tuổi Phạm vi PSA toàn phần bình thường (ng/mL)
< 50 0,0 – 2,5
50 – 59 0,0 – 3,5
60 – 69 0,0 – 4,5
70 tuổi trở lên 0,0 – 6,5

Nguồn: Tạp chí Y khoa British Columbia

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Nói chung, mức PSA càng cao và mức PSA tự do càng thấp thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Phạm vi bình thường thay đổi theo độ tuổi. Khi nam giới có tuổi, nồng độ PSA trong máu thường sẽ tăng lên, cho dù không bị ung thư tuyến tiền liệt.

Bác sĩ cũng xem xét các yếu tố khác của PSA, gồm có:

  • Tốc độ tăng PSA: Những thay đổi về mức PSA, được gọi là tốc độ tăng PSA (PSA velocity), cũng là một yếu tố cần đánh giá để xác định nguy cơ ung thư. Nếu mức PSA tăng nhanh thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ cao hơn.
  • Thời gian tăng gấp đôi: Mức PSA tăng gấp đôi trong thời gian càng ngắn thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Các bác sĩ cũng sử dụng thời gian tăng gấp đôi để đánh giá sự lan rộng của ung thư tuyến tiền liệt trong những trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh.

PSA tự do

PSA tự do được đo bằng tỷ lệ PSA tự do trên PSA toàn phần. Bảng dưới đây là nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt theo tỷ lệ % PSA tự do ở nam giới có PSA toàn phần trong khoảng từ 4 đến 10 ng/mL, theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of American Medical Association). (1)

Tỷ lệ PSA tự do Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
0 – 10% 56%
10 – 15% 28%
15 – 20% 20%
20 – 25% 16%
Trên 25% 8%

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức PSA

Những thay đổi về mức PSA không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt. Một số yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ PSA trong máu, chẳng hạn như:

  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt) - tình trạng phổ tuyến tiền liệt tăng kích thước một cách lành tính
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tuyến tiền liệt chịu sự chèn ép do các hoạt động như đạp xe hay ngồi xe máy
  • Thủ thuật thăm trực tràng
  • Xuất tinh
  • Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt
  • Viêm gan
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Béo phì
  • Tiếp xúc với chất độc màu da cam và một số hóa chất nông nghiệp

Xét nghiệm PSA tự do và sinh thiết

Trung bình, xét nghiệm PSA tự do có thể giúp giảm 20% khả năng phải sinh thiết không cần thiết. (2) Xét nghiệm PSA tự do còn giúp xác định một người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hay thấp. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường thì vẫn cần phải sinh thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Trong quá trình sinh thiết tuyến tiền liệt, bác sĩ sử dụng một cây kim rỗng đưa vào tuyến tiền liệt để lấy mẫu mô. Mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư hay không.

Sinh thiết có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn nhưng thường là không nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Chảy máu từ vị trí sinh thiết
  • Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Tiểu khó

Ưu và nhược điểm

Việc làm xét nghiệm PSA tự do thay cho sinh thiết khi có mức PSA toàn phần cao có một số ưu điểm như sau:

  • Sinh thiết tuyến tiền liệt là một thủ thuật xâm lấn có nguy cơ nhiễm trùng và một số rủi ro khác.
  • Mặc dù sinh thiết thường được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ nhưng hầu hết bệnh nhân vẫn cảm thấy không thoải mái, thậm chí là đau.
  • Chi phí sinh thiết cao hơn đáng kể so với xét nghiệm PSA tự do.

Ưu điểm chính của sinh thiết là trong những trường hợp bị ung thư, việc phân tích mẫu mô sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về tình trạng bệnh. Sinh thiết cung cấp thông tin về kích thước cũng như tốc độ phát triển của khối u. Bác sĩ có thể sử dụng kết quả sinh thiết để xác định giai đoạn và độ mô học của ung thư, từ đó đưa phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Có nên làm xét nghiệm PSA tự do thay cho sinh thiết không?

Khi PSA toàn phần ở mức cao, bước tiếp theo tốt nhất là làm xét nghiệm PSA tự do thay vì tiến hành sinh thiết ngay. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì bệnh nhân cần phải trải qua một vài bước kiểm tra. Bệnh ung thư có thể được phát hiện khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường hoặc được phát hiện qua khám sàng lọc định kỳ. Tuy nhiên, kết quả khám sàng lọc bất thường không phải lúc nào cũng chỉ ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.

So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thì giám sát tích cực sẽ không còn phù hợp nữa mà phải tiến hành điều trị.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Xác định giai đoạn ung thư giúp người bệnh và bác sĩ hiểu được mức độ tiến triển của bệnh và phạm vi lan rộng của ung thư tại thời điểm chẩn đoán. Biết được giai đoạn ung thư còn giúp bác sĩ xác định được phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh và dự đoán khả năng sống.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Giai đoạn 3 là khi ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị được. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây