1

Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ? Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và sinh thiết tuyến tiền liệt là hai trong số các phương pháp phổ biến và chính xác nhất được sử dụng để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết của tuyến tiền liệt và khu vực xung quanh. Sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn, trong đó đưa kim qua da vào tuyến tiền liệt để lấy mẫu mô và sau đó phân tích mẫu mô để tìm tế bào ung thư. Ngày nay, quá trình sinh thiết được thực hiện dưới hướng dẫn của các công nghệ chẩn đoán hình ảnh để đảm bảo tính chính xác.

Bác sĩ có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ, sinh thiết hoặc cả hai để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng trong nhiều trường hợp, MRI tuyến tiền liệt là lựa chọn thích hợp hơn so với sinh thiết do ít xâm lấn hơn, đặc biệt là trong các trường hợp người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh MRI và sinh thiết trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

MRI và sinh thiết

  MRI tuyến tiền liệt Sinh thiết tuyến tiền liệt
Tính chính xác 93% 48%
Chuẩn bị Gần như không cần chuẩn bị Cần chuẩn bị trước sinh thiết
Quy trình thực hiện kéo dài bao lâu? 30 đến 60 phút Khoảng 20 phút
Thời gian phục hồi Không cần 24 - 48 giờ
Rủi ro Không có Đau nhức, chảy máu, máu trong nước tiểu hoặc phân, nhiễm trùng

So với sinh thiết, MRI được coi là một cách chính xác hơn để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Một bài viết đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada (Canadian Medical Association Journal) vào năm 2019 cho thấy rằng MRI có độ chính xác trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là 93% trong khi độ chính xác của sinh thiết chỉ là 48%. (1)

Do cung cấp hình ảnh chi tiết hơn nên MRI còn giúp phân biệt trực quan ung thư tuyến tiền liệt với các khối u ác tính, u lành tính hoặc các vấn đề khác xảy ra ở khu vực xung quanh tuyến tiền liệt, chẳng hạn như bàng quang hoặc niệu đạo.

Sinh thiết không phải lúc nào cũng phát hiện được các vấn đề xảy ra ở xung quanh tuyến tiền liệt. Sinh thiết cũng không cho biết mức độ tiến triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong khi MRI cho biết tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt bao xa.

MRI còn có một ưu điểm nữa là ít xâm lấn hơn vì chỉ sử dụng công nghệ hình ảnh thay vì phải đưa kim vào cơ thể người bệnh để lấy mô từ tuyến tiền liệt. Điều này có nghĩa là không cần thời gian phục hồi sau khi chụp MRI.

MRI tuyến tiền liệt có thể phát hiện các vấn đề khác xảy ra ở tuyến tiền liệt, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt) – tình trạng tuyến tiền liệt tăng kích thước một cách lành tính. Điều này có thể giúp tránh phải tiến hành sinh thiết một cách không cần thiết.

Ưu điểm của MRI tuyến tiền liệt

MRI tuyến tiền liệt là một công cụ chẩn đoán có độ chính xác cao, không xâm lấn, hầu như không cần chuẩn bị và thời gian phục hồi. MRI còn rất an toàn. Tuy nhiên, MRI chỉ được sử dụng để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt chứ không giúp sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dù MRI tuyến tiền liệt có độ chính xác cao nhưng bác sĩ vẫn phải tiến hành thêm một vài bước kiểm tra khác để đưa ra chẩn đoán, gồm có xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và thăm trực tràng (DRE).

MRI cũng có thể được sử dụng trong quá trình giám sát tích cực ung thư tuyến tiền liệt. Trong những trường hợp mắc ung thư tuyến tiền liệt mà chưa cần điều trị, chụp MRI định kỳ có thể giúp người bệnh tránh phải thăm trực tràng và sinh thiết trong các buổi tái khám. MRI là một phương pháp được sử dụng phổ biến để theo dõi ung thư tuyến tiền liệt trong những trường hợp có mức PSA cao bất thường hoặc tăng nhanh chóng.

Ưu điểm của sinh thiết tuyến tiền liệt

Sinh thiết cũng là một cách chính xác để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt nhưng bác sĩ thường không chỉ dựa trên kết quả sinh thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Sinh thiết đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều hơn, chẳng hạn như ngừng thuốc và uống thuốc xổ, những điều này sẽ gây ra một số xáo trộn nhất định đối với cơ thể. Sinh thiết tuyến tiền liệt còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng.

Sinh thiết thường không được thực hiện cho người trên 70 tuổi. Lý do là vì trong những trường hợp này, rủi ro của sinh thiết có thể lớn hơn lợi ích.

Có nên chụp MRI trước khi sinh thiết không?

Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI trước khi sinh thiết tuyến tiền liệt. Nếu kết quả MRI không cho thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ở tuyến tiền liệt thì có thể không cần phải sinh thiết.

Một nghiên cứu vào năm 2017 đăng trên tạp chí The Lancet cho thấy 27% nam giới chụp MRI tuyến tiền liệt có thể tránh được sinh thiết. (2)

Nghiên cứu này cho thấy rằng chụp MRI trước khi sinh thiết có thể làm tăng độ chính xác của kết quả sinh thiết và nếu như hình ảnh MRI không cho thấy dấu hiệu ung thư thì có thể tránh được việc sinh thiết không cần thiết.

Sinh thiết dưới hướng dẫn của MRI

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết dưới hướng dẫn của MRI.

Điều này có nghĩa là bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết đến đúng khu vực đáng ngờ để lấy mẫu mô

Một nghiên cứu được thực hiện trên 12.000 nam giới vào năm 2021 cho thấy rằng việc sàng lọc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng MRI trước có độ chính xác cao hơn so với khi chỉ tiến hành sinh thiết. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chụp MRI trước đã giúp nhiều người tránh được việc phải sinh thiết không cần thiết.

Kết quả chụp MRI cũng giúp bác sĩ xác định các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt mức độ thấp, phát triển chậm và dự kiến sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong suốt cuộc đời. Việc xác định các trường hợp này giúp người bệnh tránh được việc điều trị không cần thiết.

Sinh thiết dưới hướng dẫn của MRI và siêu âm

Sinh thiết dưới hướng dẫn của MRI và siêu âm là một kỹ thuật sinh thiết mới sử dụng phần mềm máy tính kết hợp hình ảnh MRI chuyên dụng được chụp trước khi sinh thiết với hình ảnh siêu âm được chụp trong quá trình sinh thiết. Việc kết hợp MRI và siêu âm giúp bác sĩ lấy mẫu mô chính xác hơn từ các khu vực đáng ngờ của tuyến tiền liệt.

Quy trình MRI tuyến tiền liệt và sinh thiết tuyến tiền liệt

MRI tuyến tiền liệt

Quy trình chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt gồm các bước chính sau đây:

  1. Người bệnh không cần nhịn ăn hay ngừng bất kỳ loại thuốc nào trước khi chụp cộng hưởng từ.
  2. Người bệnh thay áo choàng và nằm nghiêng trên bàn chụp được kết nối với thiết bị chụp MRI.
  3. Nếu cần thiết, người bệnh có thể được cho dùng thuốc an thần để giảm lo lắng.
  4. Bác sĩ đưa coil nội trực tràng vào đoạn trực tràng gần tuyến tiền liệt để thu được hình ảnh rõ nét hơn.
  5. Người bệnh được tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để máy chụp MRI cho hình ảnh chi tiết hơn.
  6. Người bệnh từ từ được đưa vào bên trong máy MRI. Máy sử dụng nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của tuyến tiền liệt. Quá trình chụp MRI thường kéo dài từ 30 đến 60 phút.

Người bệnh có thể về nhà ngay sau khi chụp MRI nhưng nếu có sử dụng thuốc an thần thì cần phải chờ thuốc hết tác dụng.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Quy trình sinh thiết tuyến tiền liệt gồm các bước chính sau đây:

  1. Người bệnh phải ngừng dùng thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc làm loãng máu khác trước khi sinh thiết để tránh bị chảy máy trong quá trình thực hiện thủ thuật.
  2. Có thể phải làm xét nghiệm nước tiểu trước khi sinh thiết để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì sẽ phải chờ cho đến khi khỏi hẳn nhiễm trùng thì mới có thể tiến hành sinh thiết.
  3. Người bệnh cần uống thuốc xổ để làm sạch ruột và có thể phải dùng thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sinh thiết.
  4. Người bệnh thay áo choàng và nằm nghiêng trên bàn khám.

Bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào hậu môn của người bệnh, sau đó xuyên qua thành trực tràng đến tuyến tiền liệt và lấy mẫu mô. Một cách thực hiện khác là rạch một đường nhỏ ở đáy chậu để đưa kim vào. Kỹ thuật sinh thiết này có thể thực hiện dưới hướng dẫn của MRI.

Người bệnh thường có thể về nhà ngay sau khi hoàn tất thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt nhưng cần phải tránh các hoạt động gắng sức trong 48 giờ hoặc lâu hơn. Đau nhức và chảy máu là những vấn đề có thể xảy ra sau sinh thiết.

Các phương pháp sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt khác

Các phương pháp khác được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt gồm có:

  • Xét nghiệm PSA : Xét nghiệm máu đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt (prostate-specific antigen - PSA). Mức PSA cao bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Mức PSA tăng nhanh cũng có thể chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt, ngay cả khi kết quả xét nghiệm không cao hơn bình thường. Xét nghiệm PSA thường được sử dụng làm phương pháp sàng lọc bước đầu và tìm kiếm các dấu hiệu ban đầu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Thăm trực tràng: Bác sĩ đưa ngón tay có đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của người bệnh để xem có u cục hay thay đổi bất thường khác ở tuyến tiền liệt và khu vực xung quanh hay không. Thăm trực tràng thường là một phần trong quá trình khám sức khỏe định kỳ ở nam giới từ 50 tuổi trở lên (hoặc 45 tuổi đối với những nam giới có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt).

Chụp MRI hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt có thể là không cần thiết nếu kết quả xét nghiệm PSA và thăm trực tràng không cho thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nhưng nếu kết quả bất thường thì có thể sẽ phải chụp MRI hoặc sinh thiết.

Khi nào cần đi khám?

Đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu
  • Tiểu khó
  • Dòng tiểu yếu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ dương vật
  • Đau bất thường ở hông, thắt lưng, vùng chậu hoặc đùi trên

Tóm tắt bài viết

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những công cụ chính xác nhất để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. MRI còn giúp tránh phải sinh thiết không cần thiết.

Trong một số trường hợp, MRI được kết hợp cùng với sinh thiết hoặc thậm chí hướng dẫn sinh thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán sớm hơn và chính xác hơn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới từ 45 đến 50 tuổi hoặc những người có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt nên nói chuyện với bác sĩ về việc khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các phương pháp điều trị ở từng giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị ở từng giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhưng phác đồ điều trị cho mỗi ca bệnh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ ác tính của ung thư và các yếu tố khác như tuổi tác của người bệnh.

Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt tạo ra một loại protein gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liệt (prostate-specific antigen – PSA). Ở những nam giới khỏe mạnh, trong máu chỉ có một lượng nhỏ PSA.

Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA tự do đôi khi được thực hiện thay cho sinh thiết nếu mức PSA tăng nhẹ. Xét nghiệm PSA tự do cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư trong những trường hợp ung thư tái phát sau điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Có nhiều cách khác nhau để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp điều trị được xác định dựa trên mức độ tiến triển của ung thư, ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt hay chưa và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PCA3 đo nồng độ kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt 3 (prostate cancer antigen 3) – một gen tồn tại với nồng độ cao trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Khác với PSA, mức PCA3 cao không xảy ra với phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay các vấn đề khác về tuyến tiền liệt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây