1

Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận

Mặc dù viêm gan là một vấn đề về gan nhưng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận cấp và suy thận mạn.
Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận

Viêm gan C là một loại viêm gan do virus, thủ phạm là siêu vi viêm gan C (hepatitis C virus – HCV). Loại viêm gan này thường lây qua đường máu. Điều này có thể xảy ra khi dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng khác như bàn chải, dao cạo, khi quan hệ tình dục, khi sinh nở và khi truyền máu.

Viêm gan C có thể là cấp tính (xảy ra trong thời gian ngắn) hoặc mạn tính (kéo dài). Hơn 50% số người nhiễm HCV bị viêm gan C mạn tính. Mặc dù là một bệnh về gan nhưng viêm gan C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Viêm gan C ảnh hưởng như thế nào đến thận?

Viêm gan C ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Nhiều người bị viêm gan C mạn tính không biết mình mắc bệnh cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, vàng da và mệt mỏi.

Viêm gan C có thể làm tổn thương mạch máu, gây viêm và giảm khả năng lọc máu của thận.

Điều này có thể dẫn đến suy thận mạn, suy thận cấp (tổn thương thận cấp tính) và các vấn đề về thận khác.

Viêm gan C và suy thận mạn

Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng vĩnh viễn. Chức năng thận sẽ giảm dần theo thời gian. Khi thận không còn khả năng lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu, những chất này sẽ tích tụ trong cơ thể.

Giai đoạn đầu của suy thận mạn thường không có triệu chứng. Khi sang các giai đoạn sau, bệnh gây ra các triệu chứng như:

  • Tăng hoặc giảm tần suất đi tiểu
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Da ngứa, khô
  • Chuột rút
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Mệt mỏi
  • Khó giấc ngủ
  • Giảm khả năng tập trung

Mặc dù viêm gan C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn nhưng điều này không phổ biến. Ở những người đang bị suy thận mạn, việc mắc viêm gan C sẽ làm tăng nguy cơ suy thận thận giai đoạn cuối.

Đôi khi, viêm gan C có thể gây viêm cầu thận, tình trạng viêm các bộ phận lọc máu trong thận. Theo thời gian, tình trạng viêm này có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn.

Chạy thận nhân tạo – một phương pháp điều trị suy thận mạn – có thể làm tăng nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan C. Chạy thận nhân tạo giúp lọc bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi máu thay cho thận.

Nếu cần phải chạy thận nhân tạo, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan C và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ.

Bên cạnh mối liên hệ trực tiếp, viêm gan C và suy thận mạn còn có mối liên hệ gián tiếp thông qua bệnh tiểu đường. Viêm gan C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh suy thận mạn.

Viêm gan C và suy thận cấp

Mặc dù không phổ biến nhưng viêm gan C cũng còn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận cấp tính hay suy thận cấp.

Điều này thường là do tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan C. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy khoảng 1/5 bệnh nhân dùng ledipasvir-sofosbuvir , một loại thuốc điều trị viêm gan C kết hợp, đã bị suy thận cấp. Những người bị suy thận mạn có nguy cơ cao hơn khi sử dụng loại thuốc này.

Viêm gan C còn có thể gây viêm mạch máu trong thận và điều này sẽ làm giảm chức năng của thận.

Không giống như suy thận mạn, suy thận cấp là tình trạng chức năng thận suy giảm đột ngột. Hầu hết các trường hợp suy thận cấp đều hồi phục chức năng thận sau khi điều trị.

Các triệu chứng của suy thận cấp gồm có:

  • Giảm đi tiểu
  • Sưng phù, đặc biệt là ở chân
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn
  • Lú lẫn
  • Co giật

Người bị suy thận cấp cần phải nhập viện điều trị bằng phương pháp lọc máu, truyền dịch tĩnh mạch hoặc dùng thuốc để cân bằng kali và các chất điện giải khác trong máu. Mặc dù có thể phục hồi chức năng thận nhưng những người từng bị suy thận cấp sẽ có nguy cơ cao bị lại trong tương lai.

Ghép thận và nguy cơ viêm gan C

Viêm gan C có thể dẫn đến suy thận và còn làm tăng nguy cơ biến chứng ở người bị suy thận mạn.

Khi chức năng thận giảm xuống dưới 15% chức năng bình thường, người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận. Trong quá trình phẫu thuật ghép thận, quả thận khỏe mạnh của người hiến sẽ được ghép vào bụng của người bệnh để thay cho quả thận bị hỏng.

Ghép thận có thể làm tăng nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan C. Người bệnh nên trao đổi về nguy cơ này với bác sĩ trước khi phẫu thuật.

Tần suất xét nghiệm chức năng thận khi bị viêm gan C

Những người bị viêm gan C nên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận ít nhất một lần mỗi năm. Nếu đang dùng một số loại thuốc điều trị viêm gan C, chẳng hạn như ledipasvir-sofosbuvir thì nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ suy thận cấp.

Nên đi khám ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của suy giảm chức năng thận, chẳng hạn như thay đổi tần suất đi tiểu, mệt mỏi hay phù nề.

Mặt khác, những người bị suy thận cũng nên làm xét nghiệm viêm gan C thường xuyên.

Tóm tắt bài viết

Viêm gan C là một loại viêm gan xảy ra do nhiễm virus. Mặc dù là một vấn đề về gan nhưng viêm gan C có thể làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn và suy thận cấp. Nguy cơ đặc biệt cao ở những người đã bị suy thận mạn hoặc một số bệnh khác như tiểu đường.

Mặt khác, các phương pháp điều trị suy thận như chạy thận nhân tạo và ghép thận có thể làm tăng nguy cơ viêm gan C.

Những người bị viêm gan C cần thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm nguy cơ suy thận và xét nghiệm chức năng thận định kỳ. Hãy đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh suy thận. Người bị suy thận mạn cũng nên làm xét nghiệm viêm gan C thường xuyên.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận
Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận

Tình trạng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận
Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận

Khi tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả khắp cơ thể thì các vấn đề về chức năng thận sẽ là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên.

Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim
Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim

Những người bị suy thận có nguy cơ cao bị suy tim và ngược lại. Khi mắc một trong hai bệnh lý này, điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh còn lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây