1

Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khi chức năng thận chỉ còn 10 đến 15% so với chức năng bình thường.
Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là gì?

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận bị suy giảm từ từ và không thể hồi phục. Một giải pháp điều trị cho các giai đoạn sau của bệnh suy thận mạn là lọc máu. Phương pháp này giúp loại bỏ chất thải ra khỏi máu thay cho thận. Chạy thận nhân tạo là loại lọc máu phổ biến nhất.

Phương pháp chạy thận nhân tạo sử dụng một thiết bị bên ngoài cơ thể để lọc máu. Máu sau khi lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể người bệnh.

Chạy thận nhân tạo giúp:

  • cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
  • cải thiện sức khỏe tổng thể
  • làm giảm các triệu chứng của suy thận, chẳng hạn như nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi hoặc sưng phù

Không phải cứ bị suy thận mạn là phải chạy thận nhân tạo. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khi chức năng thận chỉ còn 10 đến 15% so với chức năng bình thường.

Rủi ro của chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo mang lại một số lợi ích cho những người bị suy thận mạn giai đoạn nặng nhưng phương pháp điều trị này cũng đi kèm một số rủi ro.

Hiểu được những rủi ro của chạy thận nhân tạo sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng giải quyết khi phát sinh vấn đề không mong muốn.

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sau đây:

  • Các vấn đề xảy ra ở vị trí đặt cầu tay, chẳng hạn như nhiễm trùng, lưu thông máu kém và tắc nghẽn
  • Tụt huyết áp
  • Ngứa ngáy
  • Chuột rút cơ
  • Mất máu khi điều trị

Chuẩn bị trước khi chạy thận nhân tạo

Việc chuẩn bị cho chạy thận nhân tạo sẽ được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị vài tuần.

Một bước quan trọng là bảo vệ các mạch máu ở cánh tay. Nếu cần lấy máu hay truyền dịch tĩnh mạch trước khi chạy thận nhân tạo thì bác sĩ sẽ đâm kim vào tĩnh mạch bên dưới cổ tay để tránh làm tổn thương các mạch máu ở cánh tay.

Một bước quan trọng trước khi chạy thận nhân tạo là tạo cầu tay. Cầu tay là vị trí mà bác sĩ sẽ đưa kim vào mỗi lần lọc máu.

Tạo cầu tay là một thủ thuật đơn giản, trong đó bác sĩ nối tĩnh mạch với động mạch hoặc đặt cầu nối nhân tạo (thường là ở cánh tay). Điều này nhằm mục đích cho phép một lượng máu lớn chảy liên tục trong quá trình chạy thận nhân tạo để lọc được lượng máu tối đa trong mỗi buổi điều trị.

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ đặt ống thông (catheter) vào cổ người bệnh nếu không thể tạo cầu nối ở cánh tay hoặc chân.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo sử dụng một thiết bị ở bên ngoài cơ thể để lọc bỏ nước thừa, chất thải và hóa chất ra khỏi máu.

Vào mỗi buổi chạy thận nhân tạo, bác sĩ sẽ đưa hai cây kim vào vị trí cầu tay để tiếp cận mạch máu. Mỗi cây kim gắn với một ống mềm nối đến máy lọc. Máu sẽ chảy qua một trong hai ống vào máy lọc.

Máy lọc sẽ loại bỏ nước dư thừa, hóa chất và chất thải ra khỏi máu. Máu đã lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể người bệnh.

Tần suất chạy thận nhân tạo còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi ca bệnh nhưng người bệnh thường phải điều trị 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 3 – 4 tiếng. Huyết áp và nhịp tim sẽ được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Người bênh có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như đau quặn bụng hoặc buồn nôn trong khi điều trị.

Hiệu quả của chạy thận nhân tạo

Hiệu quả của phương pháp chạy thận nhân tạo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy thận. Nói chung, người bệnh có thể biết việc điều trị có hiệu quả hay không dựa trên cảm giác.

Cụ thể, nếu điều trị có hiệu quả, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm, ví dụ như đỡ mệt mỏi, người khỏe khoắn hơn, ăn ngon miệng hơn, bớt khó thở và giảm sưng phù.

Người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình điều trị và làm xét nghiệm máu để đo mức giảm urê và độ thanh thải urê. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết mức độ hiệu quả của quá trình lọc máu.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ còn dựa trên cân nặng để đánh giá hiệu quả điều trị. Cân nặng tăng nhiều giữa các lần điều trị là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị tích nước và lọc máu đang không có hiệu quả.

Những người bị suy thận mạn nghiêm trọng hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối sẽ phải lọc máu trong suốt quãng đời còn lại hoặc cho đến khi ghép thận.

Cần làm gì giữa các lần điều trị?

Người bệnh thường phải chạy thận nhân tạo 3 – 4 buổi mỗi tuần và trong khoảng thời gian giữa các buổi điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống đủ nước và chú ý chăm sóc vị trí đường vào mạch máu.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Người bệnh cần hạn chế thực phẩm giàu natri, phốt pho và kali. Nên giảm lượng nước uống vì uống nhiều nước có thể gây tích nước và phù nề giữa các lần điều trị.

Ngoài ra, người bệnh nên tăng lượng protein trong chế độ ăn uống vì chạy thận nhân tạo sẽ làm giảm lượng protein trong cơ thể. Đây là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng.

Chăm sóc đường vào mạch máu

Chăm sóc đường vào mạch máu là một điều quan trọng khác mà người bệnh cần lưu ý giữa các lần điều trị. Rửa khu vực xung quanh đường vào mạch máu bằng nước ấm và xà phòng mỗi ngày.

Người bệnh cũng nên theo dõi xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Một số dấu hiệu cần lưu ý là da sưng tấy, nónh đỏ.

Tiếp tục dùng thuốc

Chạy thận nhân tạo đòi hỏi lịch trình điều trị nghiêm ngặt. Người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và dùng các loại thuốc được kê.

Nếu người bệnh có thắc mắc về thuốc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc thì hãy trao đổi với bác sĩ.

Một số câu hỏi thường gặp về lọc máu

Chạy thận nhân tạo điều trị suy thận mạn như thế nào?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị suy thận mạn nghiêm trọng. Phương pháp điều trị này giúp loại bỏ nước dư thừa và chất thải khỏi máu khi thận không còn hoạt động bình thường.

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được đưa ra khỏi cơ thể vào thiết bị lọc. Máu đã lọc sẽ được đưa trở lại vào cơ thể.

Giai đoạn nào của suy thận mạn cần phải bắt đầu chạy thận nhân tạo?

Bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm bắt đầu chạy thận nhân tạo dựa trên chức năng thận, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Thông thường, người bệnh bắt đầu chạy thận nhân tạo khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối.

Khi nào cần phải lọc máu để điều trị suy thận mạn?

Nên bắt đầu lọc máu trước khi suy thận gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chạy thận nhân tạo là điều cần thiết trong những ca bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc khi thận không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Phương pháp điều trị này thường được chỉ định khi thận mất 85 đến 90% chức năng bình thường.

Có những loại lọc máu nào?

Có ba loại lọc máu chính là:

  • Chạy thận nhân tạo
  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)
  • Liệu pháp thay thế thận liên tục

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?
Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?

Độ lọc cầu thận cho biết khả năng lọc máu của thận. Xét nghiệm kiểm tra độ lọc cầu thận thường được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh thận hoặc khi cần đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị.

Ghép thận có những rủi ro nào?
Ghép thận có những rủi ro nào?

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Mỗi quả thận có những đơn vị lọc máu nhỏ gọi là nephron. Có nhiều nguyên nhân khiến cho các đơn vị lọc máu này bị hỏng và lọc máu kém, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy thận mạn giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Sự khác biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn
Sự khác biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn

Suy thận có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm. Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị giảm đột ngột và tạm thời. Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận giảm từ từ và không thể phục hồi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây