Cholesterol cao ở trẻ em
Quá nhiều cholesterol dẫn đến việc tích tụ mảng xơ vữa trên các thành động mạch cung cấp máu đến tim và các cơ quan khác. Mảng xơ vữa có thể làm hẹp các động mạch và nghẽn hoàn toàn dòng máu tới nuôi cơ tim và não, gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân gây cholesterol cao ở trẻ em?
Mức cholesterol ở trẻ em chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố nguy cơ:
- Di truyền (chuyển từ cha mẹ sang con)
- Chế độ ăn
- Béo phì
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị cholesterol cao có cha mẹ cũng bị cholesterol cao.
Chẩn đoán cholesterol cao ở trẻ em
Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể kiểm tra cholesterol cho trẻ ở độ tuổi đến trường bằng xét nghiệm máu đơn giản. Việc thực hiện một cuộc kiểm tra như vậy là điều đặc biệt quan trọng nếu có một người trong gia đình có tiền sử bệnh tim hoặc nếu cha/mẹ của đứa trẻ có cholesterol cao. Kết quả xét nghiệm máu sẽ tiết lộ mức cholesterol của một đứa trẻ có quá cao hay không.
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ thuộc Viện Tim, Phổi, Huyết học Quốc gia cho biết, tất cả trẻ em cần được kiểm tra một lần từ 9 đến 11 tuổi và lần nữa từ 17 đến 21 tuổi.
Việc sàng lọng có chọn lọc được thực hiện đối với những trẻ có tiền sử gia đình bị huyết áp cao hoặc mỡ máu hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm (55 tuổi trở xuống đối với nam giới, tuổi từ 65 trở lên với nữ giới). Việc sàng lọc cũng được khuyến cáo cho trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn bách phân vị thứ 95 ở trẻ em từ 2-8 tuổi hoặc ở trẻ lớn hơn (12 đến 16 tuổi) với chỉ số BMI lớn hơn bách phân vị thứ 85 và có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá thụ động, tiểu đường, hoặc cao huyết áp.
Việc sàng lọc lần đầu tiên được khuyến cáo thực hiện sau 2 tuổi, nhưng không được muộn hơn 10 tuổi. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên được sàng lọc. Nếu xét nghiệm mỡ máu khi nhịn ăn là bình thường, một đứa trẻ nên được sàng lọc lại trong vòng 3 đến 5 năm.
Đối với trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì và những người có mỡ máu cao hoặc mức cholesterol HDL "tốt" thấp, việc giảm trọng lượng là điều trị đầu tiên. Điều này có nghĩa tư vấn dinh dưỡng để cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường thể dục.
Đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên với mức cholesterol cực cao (hoặc mức độ cao với tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm), cần cân nhắc điều trị bằng thuốc.
Cholesterol cao ở trẻ được điều trị như nào?
Cách tốt nhất để điều trị cholesterol ở trẻ là với chế độ ăn kiêng và chương trình tập luyện cho cả gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên.
- Ăn thực phẩm ít chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Tổng lượng chất béo mà một đứa trẻ tiêu thụ nên chiếm 30% tổng lượng calo hàng ngày. Đề xuất này KHÔNG áp dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Chất béo bão hòa nên được giữ dưới 10% tổng calo hàng ngày đồng thời tránh chất béo chuyển hoa. Đối với trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ cao, chất béo bão hòa nên được hạn chế xuống 7% calo và cholesterol trong khẩu phần đến 200 mg/ngày.
- Chọn nhiều loại thực phẩm để con bạn có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục aerobic thường xuyên, chẳng hạn như đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ và bơi lội, có thể giúp nâng cao mức HDL (cholesterol tốt) và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của con bạn.
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm lành mạnh cho trẻ
- Đối với bữa sáng: Trái cây, ngũ cốc không có đường, bột yến mạch và sữa chua ít béo là những lựa chọn tốt cho ăn sáng. Sử dụng sữa gầy hoặc sữa 1% thay vì sữa nguyên chất hoặc sữa 2% (sau 2 tuổi, hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ).
- Đối với bữa trưa và bữa tối: Nướng thức ăn thay vì chiên chúng. Sử dụng bánh mì và bánh mì nguyên cám để làm bánh sandwich. Ngoài ra, cho con của bạn ăn bánh từ ngũ cốc nguyên cám với súp, ớt, và món hầm. Chuẩn bị mì ống, đậu, gạo, cá, gia cầm không da, hoặc các món ăn khác. Luôn luôn cung cấp trái cây tươi (cả vỏ) trong bữa ăn.
- Đối với đồ ăn nhẹ: Trái cây, rau, bánh mì và ngũ cốc là thức ăn nhẹ tuyệt vời cho trẻ em. Trẻ em nên tránh uống soda, nước trái cây trong bữa ăn.
Nếu chỉ chế độ ăn kiêng và tập thể dục không cải thiện mức cholesterol của con bạn, thì có thể chúng cần dùng thuốc như các loại thuốc nhóm statin nhằm giảm cholesterol.
Mức độ cholesterol của trẻ nên được kiểm tra lại và theo dõi sau khi thực hiện những thay đổi về chế độ ăn uống hoặc uống thuốc theo khuyến cáo của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.
Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.
Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.