Mối liên hệ giữa triglyceride và đường huyết là gì?

Triglyceride là một dạng chất béo được lưu trữ trong máu. Khi ăn, lượng calo, đường và rượu dư thừa mà cơ thể không sử dụng ngay lập tức sẽ được chuyển hóa thành triglyceride và lưu trữ trong tế bào mỡ. Khi cơ thể cần năng lượng, triglyceride sẽ được giải phóng.
Chế độ ăn nhiều chất béo và đường, kết hợp với việc tiêu thụ rượu quá mức, có thể làm tăng triglyceride. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức calo mà cơ thể đốt cháy. Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng triglyceride, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có mức cholesterol cao
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Rối loạn tuyến giáp
- Bệnh tiểu đường
- Thừa cân, béo phì
Mối liên hệ giữa đường huyết và triglyceride
Glucose (đường huyết) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cơ thể sẽ phân hủy glucose để sử dụng ngay lập tức, phần dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride.
Khi đường huyết tăng, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin – hormone giúp đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng. Nếu đường huyết cao, mức triglyceride cũng sẽ tăng theo.
Tăng triglyceride trong máu (tăng triglyceride máu – hypertriglyceridemia) làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có tiểu đường.
Giảm triglyceride có giúp giảm đường huyết không?
Triglyceride cao và đường huyết cao đã được xác định là có mối liên hệ với nhau.
Theo một nghiên cứu năm 2018 với hơn 20.100 người tham gia tại Trung Quốc, mức triglyceride cao có khả năng cao là do kiểm soát đường huyết kém. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc giảm triglyceride có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.
Cách giảm triglyceride và đường huyết
Cách tốt nhất để giảm triglyceride và đường huyết là điều chỉnh lối sống. Các biện pháp hiệu quả nên áp dụng gồm có:
- Tập thể dục thường xuyên
- Kiểm soát cân nặng nếu thừa cân
- Ăn chế độ ăn cân bằng, ít carbohydrate
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn có thêm đường
- Giảm tiêu thụ rượu, bia nếu có uống
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
- Tránh ăn ngay trước khi đi ngủ
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị người trưởng thành nên tập thể dục ít nhất:
- 150 phút/tuần với cường độ trung bình, hoặc
- 75 phút/tuần với cường độ cao, chia đều trong tuần.
Nếu mức triglyceride quá cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc các thực phẩm bổ sung vitamin, bao gồm:
- Statin: rosuvastatin (Crestor), atorvastatin (Lipitor)
- Fibrate: gemfibrozil (Lopid), fenofibrate (Tricor, Fenoglide)
- Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol
- Thuốc ức chế PCSK9
- Axit béo omega-3
- Vitamin B3 (niacin)
Cách đo triglyceride và đường huyết
Bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm lipid máu để đo mức triglyceride. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn trong vài giờ (thường là qua đêm). Kết quả được phân loại như sau:
- Bình thường: dưới 150 mg/dL
- Giới hạn cao: 150 – 199 mg/dL
- Cao: 200 – 499 mg/dL
- Rất cao: trên 500 mg/dL
Xét nghiệm đường huyết cũng được thực hiện qua xét nghiệm máu, có thể yêu cầu bạn phải nhịn ăn tùy vào loại xét nghiệm.
Mức triglyceride và đường huyết có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một trong hai chỉ số tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường và bệnh tim mạch.
Tăng triglyceride máu thường không gây ra triệu chứng và chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ. Nếu lo ngại về nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ban đầu, bác sĩ sẽ khuyến nghị điều chỉnh chế độ ăn và lối sống. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, có thể cần dùng thuốc để kiểm soát chỉ số triglyceride và đường huyết.

Bạn có thể gặp tình trạng khó thở nếu mắc các vấn đề về van tim. Điều này là do các van tim đóng vai trò quan trọng trong việc giúp máu di chuyển qua bốn buồng tim và ra khắp cơ thể.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) là tình trạng các động mạch ở vùng đầu bị viêm và sưng, khiến lòng mạch thu hẹp và hạn chế lưu lượng máu. Nếu mắt không nhận đủ máu, thị lực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa đột ngột.

Mặc dù hiếm gặp nhưng một người có thể đồng thời bị mắc cả hội chứng Raynaud và viêm khớp vảy nến (PsA). Hiện chưa có nghiên cứu nào xác nhận hoặc giải thích rõ ràng về mối liên hệ giữa hai bệnh lý này. Hội chứng Raynaud thường đi kèm với các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ và xơ cứng bì.

Lupus là một trong nhiều bệnh lý có thể gây ra hội chứng Raynaud thứ phát – một tình trạng làm giảm lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân do mạch máu bị co thắt.

Mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến đánh trống ngực. Ngoài ra, tình trạng này còn buộc tim phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nhịp tim và tăng nguy cơ bị đánh trống ngực.