Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và hội chứng Raynaud là gì?

Hội chứng Raynaud, còn gọi là bệnh Raynaud, là một tình trạng mạn tính khiến một số bộ phận cơ thể bị tê bì và chuyển sang màu xanh tím hoặc nhợt nhạt khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các ngón tay nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở ngón chân, mũi và tai.
Trong khi đó, viêm khớp vảy nến là tình trạng gây đau và cứng khớp kèm theo tổn thương da có vảy, nhưng không gây tê bì các ngón chân, ngón tay hay nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, một số người bị viêm khớp vảy nến có thể gặp cả những triệu chứng trên.
Các dạng của hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud được chia thành hai loại:
- Raynaud nguyên phát: Xuất hiện mà không có tiền sử mắc bệnh lý thấp khớp trước đó. "Thấp khớp" đề cập đến tình trạng viêm ở khớp và mô xung quanh, gây đau và cứng khớp.
- Raynaud thứ phát: Xuất hiện sau khi bệnh nhân đã mắc một bệnh lý thấp khớp.
Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud thường đi kèm với các bệnh tự miễn, đặc biệt là lupus ban đỏ và xơ cứng bì. Trong khi đó, viêm khớp vảy nến là bệnh tự viêm và hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa viêm khớp vảy nến và hội chứng Raynaud. Tuy nhiên, hai bệnh này vẫn có thể xảy ra đồng thời.
Cả viêm khớp vảy nến và Raynaud đều ảnh hưởng đến ngón tay và ngón chân, nhưng khác nhau ở triệu chứng:
- Viêm khớp vảy nến gây đau và cứng khớp kèm theo tổn thương da có vảy.
- Hội chứng Raynaud không ảnh hưởng đến khớp hay da mà gây đau, tê bì và đổi màu đầu ngón tay, ngón chân (xanh tím, tím hoặc nhợt nhạt) khi gặp lạnh.
Ngoài ra, khi sờ vào các ngón tay:
- Người mắc Raynaud sẽ cảm thấy lạnh, do mạch máu bị co thắt.
- Người mắc viêm khớp vảy nến có thể cảm thấy ấm hơn do tình trạng viêm khớp.
Nếu bạn bị viêm khớp vảy nến và nhận thấy các ngón tay bị tê bì, nhợt nhạt hoặc xanh tím khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, bác sĩ có thể chẩn đoán Raynaud thứ phát sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để loại trừ nguyên nhân khác.
Ở người lớn tuổi khi lần đầu có triệu chứng Raynaud, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.
Quy trình chẩn đoán
Bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp sau để chẩn đoán:
- Thu thập thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình
- Khám lâm sàng
- Soi mao mạch nếp gấp móng tay: Soi mao mạch vùng móng tay dưới kính hiển vi để đánh giá tình trạng mạch máu.
- Kiểm tra kích thích lạnh: Đánh giá phản ứng của ngón tay khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA): Kiểm tra các protein tự miễn trong máu.
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp và kháng thể CCP: Hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Đánh giá mức độ viêm trong cơ thể.
- Xét nghiệm CRP: Kiểm tra phản ứng của gan đối với tình trạng viêm.
Tại sao một số người mắc PsA lại phát triển hội chứng Raynaud?
Hiện chưa rõ vì sao một số bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hoặc tự viêm như viêm khớp vảy nến sau đó lại bị Raynaud, và ngược lại. Một số yếu tố nguy cơ chung có thể liên quan đến cơ chế gây bệnh của cả hai tình trạng này, chẳng hạn như tự miễn dịch và co thắt mạch máu (vasospasm). Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu để xác nhận mối liên hệ này.
Nhiệt độ lạnh có thể ảnh hưởng đến người bị viêm khớp vì nó làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến các chi, khiến khớp đau và cứng hơn. Lạnh cũng có thể làm dịch khớp (synovial fluid) trở nên đặc hơn, làm tăng độ cứng khớp.
Những người mắc bệnh Raynaud cũng bị co mạch khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của phản ứng này nặng hơn so với những người không mắc bệnh và không liên quan đến tình trạng viêm khớp.
Kết luận
Viêm khớp vảy nến và hội chứng Raynaud có thể xảy ra đồng thời nhưng chưa có bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa hai bệnh lý này.
Nếu bị viêm khớp vảy nến và nhận thấy ngón tay bị tê bì, nhợt nhạt hoặc xanh tím khi tiếp xúc với lạnh, bạn có thể cũng gặp phải bệnh Raynaud thứ phát. Điều này nghĩa là bạn đã có triệu chứng thấp khớp trước khi mắc hội chứng Raynaud.
Nếu lần đầu tiên xuất hiện triệu chứng Raynaud ở tuổi trung niên hoặc lớn hơn, bạn nên đến bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người bị rung nhĩ có thể cần dùng thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ.

Thông liên thất là một dạng dị tật tim bẩm sinh phổ biến, trong đó vách ngăn giữa các buồng dưới của tim (tâm thất) có lỗ thông bất thường, khiến cho máu chảy từ tâm thất trái sang tâm thất phải. Sau đó, máu giàu oxy sẽ được bơm trở lại phổi thay vì được vận chyển đi khắp cơ thể, điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn.