Xét nghiệm triglyceride không cần nhịn ăn có chính xác hơn xét nghiệm khi nhịn ăn không?

Triglyceride là một dạng chất béo lưu trữ năng lượng. Mức triglyceride trong máu thường cao hơn khi không nhịn ăn so với khi nhịn ăn. Cả hai mức này đều có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Hình ảnh 149 Xét nghiệm triglyceride không cần nhịn ăn có chính xác hơn xét nghiệm khi nhịn ăn không?

Triglyceride là một loại lipid, thành phần chính của chất béo, giúp cơ thể dự trữ năng lượng. Chúng lưu thông trong máu để cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết.

Sau khi ăn, mức triglyceride trong máu tăng lên và sẽ giảm khi cơ thể ở trạng thái nhịn ăn trong một khoảng thời gian.

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm cholesterol để kiểm tra mức triglyceride. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi nhịn ăn hoặc không nhịn ăn. Đối với xét nghiệm triglyceride lúc nhịn ăn, bạn cần kiêng ăn từ 8 – 10 giờ, nhưng vẫn có thể uống nước.

Mức triglyceride không nhịn ăn thường cao hơn mức triglyceride lúc nhịn ăn và có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm gần nhất bạn tiêu thụ chất béo trong thực phẩm.

Quy trình xét nghiệm triglyceride

Bác sĩ sẽ đo mức triglyceride bằng cách lấy mẫu máu. Quy trình này giống nhau dù xét nghiệm được thực hiện khi nhịn ăn hay không nhịn ăn.

Nếu cần đo triglyceride khi nhịn ăn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định và có thể yêu cầu tạm ngừng một số loại thuốc.

Nếu xét nghiệm triglyceride không nhịn ăn, thường không có yêu cầu về chế độ ăn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị bạn tránh ăn quá nhiều chất béo trước khi xét nghiệm.

Nếu bạn từng bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi lấy máu, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi xét nghiệm.

Có bắt buộc phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm triglyceride không?

Trước đây, bác sĩ thường yêu cầu nhịn ăn trước khi đo triglyceride vì mức triglyceride có thể tăng trong vài giờ sau bữa ăn. Khi xét nghiệm lúc nhịn ăn, kết quả sẽ phản ánh chính xác hơn mức triglyceride ban đầu của cơ thể, không bị bữa ăn gần nhất ảnh hưởng đến.

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức triglyceride không nhịn ăn cũng có thể giúp dự báo chính xác nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt là các bệnh tim mạch.

Việc lựa chọn xét nghiệm triglyceride khi nhịn ăn hay không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại
  • Các loại thuốc đang sử dụng
  • Mục đích xét nghiệm

Bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết mình có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm hay không.

Khuyến nghị về tần suất xét nghiệm:

  • Nam giới từ 35 tuổi trở lên và phụ nữ từ 45 tuổi trở lên nên kiểm tra triglyceride định kỳ.
  • Những người có nguy cơ cao (mắc tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, hút thuốc lá hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm) có thể cần xét nghiệm từ 20 tuổi hoặc sớm hơn.
  • Tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thuốc.

Xét nghiệm triglyceride thường được thực hiện cùng với xét nghiệm cholesterol. Kết quả xét nghiệm, kết hợp với các yếu tố khác như tình trạng hút thuốc, huyết áp và đường huyết, giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ trong 10 năm tới.

Hiện nay, nhiều hiệp hội y khoa châu Âu khuyến nghị sử dụng xét nghiệm triglyceride không nhịn ăn để đánh giá nguy cơ tim mạch.

Ưu điểm của xét nghiệm triglyceride không nhịn ăn:

  • Thuận tiện hơn vì không cần kiêng ăn
  • Giảm nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường

Tại Hoa Kỳ, xét nghiệm triglyceride lúc nhịn ăn vẫn được sử dụng phổ biến, tuy nhiên ngày càng có nhiều bác sĩ áp dụng khuyến nghị từ châu Âu. Nếu kết quả xét nghiệm không nhịn ăn cho thấy triglyceride trên 400 mg/dL, bệnh nhân thường sẽ được yêu cầu xét nghiệm lại trong trạng thái nhịn ăn.

Kết quả xét nghiệm triglyceride có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm triglyceride giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Nếu mức triglyceride cao, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ.

Phân loại

Mức triglyceride (mg/dL)

Bình thường

≤ 150

Giới hạn cao

150 – 199

Cao

200 – 499

Rất cao

≥ 500

Mức triglyceride trên 150 mg/dL có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc hội chứng chuyển hóa. Nếu mức triglyceride cao, bác sĩ có thể khuyến nghị thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động và sử dụng thuốc để kiểm soát nếu cần.

Yếu tố nguy cơ và biến chứng

Mức triglyceride trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiện chưa rõ liệu triglyceride có trực tiếp gây tích tụ mảng bám trong động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh tim hay không. Tuy nhiên, khi triglyceride đạt mức cực kỳ cao (từ 1.000 mg/dL trở lên), nó có thể gây viêm tụy cấp – một tình trạng nguy hiểm.

Mức triglyceride cao cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa – một nhóm các tình trạng bao gồm:

  • Vòng eo quá lớn: > 88 cm ở nữ hoặc > 102 cm ở nam
  • Huyết áp cao
  • Lượng đường trong máu cao
  • HDL thấp (cholesterol "tốt" thấp)
  • Mức triglyceride cao

Mỗi tình trạng trên đều có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác nhau và đều có thể góp phần gây bệnh tim mạch.

Ngoài ra, triglyceride cao thường đi kèm với bệnh tiểu đường tuýp 2 – đặc trưng bởi lượng đường huyết cao và tình trạng kháng insulin.

Các nguyên nhân khác gây tăng triglyceride:

  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Bệnh gan hoặc thận
  • Uống rượu thường xuyên
  • Rối loạn cholesterol do di truyền
  • Một số bệnh tự miễn
  • Một số loại thuốc
  • Mang thai

Điều trị và hướng xử lý

Sau khi xác nhận bạn có mức triglyceride cao, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án phù hợp tùy theo mức độ và các yếu tố nguy cơ kèm theo.

Bác sĩ có thể kiểm tra các bệnh lý nền có thể là nguyên nhân thứ phát gây tăng triglyceride. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần thay đổi lối sống và áp dụng chế độ ăn cân bằng là có thể kiểm soát được tình trạng này.

Nếu mức triglyceride rất cao hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chẳng hạn như statin – một nhóm thuốc giúp giảm mỡ máu.

Ngoài statin, fibrate (như gemfibrozil - Lopid, fenofibrate - Fenoglide, Tricor, Triglide) cũng thường được sử dụng để điều trị triglyceride cao.

Tiên lượng

Xét nghiệm triglyceride không nhịn ăn đang dần được coi là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để sàng lọc nguy cơ tim mạch. Cả xét nghiệm triglyceride khi nhịn ăn và không nhịn ăn đều mang lại lợi ích trong việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng liên quan.

Trước khi xét nghiệm, hãy trao đổi với bác sĩ để biết bạn có cần nhịn ăn hay không. Quan trọng là cần phải báo cho bác sĩ biết rằng bạn đã nhịn ăn hay chưa, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

Cách giảm triglyceride

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể kiểm soát và thậm chí giảm triglyceride bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống sau:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Ngừng sử dụng thuốc lá
  • Hạn chế rượu bia nếu có uống
  • Ăn uống cân bằng, giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Rượu có làm tăng triglyceride không?
Rượu có làm tăng triglyceride không?

Uống rượu dù chỉ ở mức vừa phải cũng có thể làm tăng mức triglyceride trong máu. Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh gan.

Xét nghiệm đo mức triglyceride trong máu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm đo mức triglyceride trong máu có ý nghĩa gì?

Lượng calo dư thừa mà cơ thể không sử dụng sẽ được lưu trữ dưới dạng triglyceride. Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và viêm tụy.

Mức triglyceride thấp có nguy hiểm không?
Mức triglyceride thấp có nguy hiểm không?

Mức triglyceride thấp thường không phải là vấn đề đáng lo ngại và đơn giản chỉ là do tiêu thụ ít chất béo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn liên quan đến tuyến giáp hoặc hệ tiêu hóa.

6 lợi ích không ngờ của việc bổ sung collagen
6 lợi ích không ngờ của việc bổ sung collagen

Việc bổ sung collagen có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm đau khớp cho đến cải thiện làn da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây