Tin tức Suy Thận
Suy thận cấp thường làm giảm lượng nước tiểu. Tình trạng này được gọi là thiểu niệu. Trong giai đoạn thiểu niệu của suy thận cấp, lượng nước tiểu ở mức thấp nhất. Tình trạng thiểu niệu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng của người bệnh.
Khi mắc bệnh suy thận mạn, một điều rất quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đang tiến triển nặng thêm. Phát hiện các triệu chứng mới hoặc bất thường, theo dõi sự thay đổi các triệu chứng hiện tại và báo cho bác sĩ là điều cần thiết để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.
Suy thận mạn giai đoạn 3 là giai đoạn mà thận bị tổn thương mức độ nhẹ đến vừa, chức năng thận kém hơn so với giai đoạn 2. Lúc này, người bệnh sẽ bắt đầu gặp các triệu chứng rõ rệt hơn của suy thận mạn.
Suy thận mạn có thể gây ra nhiều triệu chứng về tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy. Đôi khi, suy thận mạn còn gây táo bón.
Nhiễm trùng máu có thể kích hoạt phản ứng viêm khắp cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Mặt khác, suy thận có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
Độ lọc cầu thận cho biết khả năng lọc máu của thận. Xét nghiệm kiểm tra độ lọc cầu thận thường được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh thận hoặc khi cần đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị.
Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.
Những người bị suy thận mạn có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn vì cơ thể không thể sản xuất hormone erythropoietin để kích thích sự sản sinh hồng cầu. Do đó, người bệnh cần lượng sắt nhiều hơn so với bình thường để cơ thể tạo hồng cầu.
Ở giai đoạn 4 của bệnh suy thận mạn, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Tuy nhiên, vẫn còn có những cách để làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.
Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.
Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.
Kali (potassium) là một khoáng chất quan trọng cho các chức năng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, những người mắc bệnh suy thận lại phải cắt giảm lượng kali trong chế độ ăn uống. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để cắt giảm kali?
Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.
Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khi chức năng thận chỉ còn 10 đến 15% so với chức năng bình thường.
Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường phải điều trị bằng phương pháp lọc máu. Một giải pháp nữa để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là ghép thận. Trong ca phẫu thuật ghép thận, một hoặc cả hai quả thận của người bệnh được thay thế bằng thận của người hiến tặng (còn sống hoặc chết não).
Khi tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả khắp cơ thể thì các vấn đề về chức năng thận sẽ là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên.
Suy thận có ảnh hưởng đến cân nặng. Suy thận có thể gây tích tụ nước trong cơ thể và điều này dẫn đến tăng cân. Mặt khác, ở những người bị thừa cân, giảm cân có thể làm giảm nguy cơ suy thận. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc có thể cải thiện sức khỏe thận.
Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.
Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
Suy thận mạn hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì mức độ tổn thương lúc này mới chỉ rất nhẹ và do đó không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được điều trị, chức năng thận sẽ tiếp tục giảm và suy thận mạn giai đoạn đầu sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Suy thận có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm. Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị giảm đột ngột và tạm thời. Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận giảm từ từ và không thể phục hồi.
Lọc máu là một phương pháp điều trị giúp loại bỏ các chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu khi thận không hoạt động hiệu quả.
Ngứa ngáy là một triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh suy thận mạn nghiêm trọng và những người phải chạy thận nhân tạo. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến về tình trạng ngứa do suy thận mạn, gồm có nguyên nhân gây ngứa và các cách khắc phục.
Những người bị suy thận nặng có thể bị lú lẫn cũng như các vấn đề về khả năng nhận thức khác.
Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.
Mỗi quả thận có những đơn vị lọc máu nhỏ gọi là nephron. Có nhiều nguyên nhân khiến cho các đơn vị lọc máu này bị hỏng và lọc máu kém, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy thận mạn giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến thận và dẫn đến suy thận. Vấn đề về thận thường xảy ra vào các giai đoạn sau của ung thư.