1

Thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
Thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận Thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận

Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đều đi kèm tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận và dẫn đến suy thận.

Thuốc ức chế bơm proton, một nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, là một trong những loại thuốc như vậy.

Thuốc ức chế bơm proton là gì?

Thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor) là một nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản - tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhóm thuốc này còn được sử dụng để điều trị các vấn đề khác như viêm loét dạ dày và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế bơm proton là làm giảm sản xuất axit dạ dày. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng như ợ nóng và khó chịu ở bụng.

Thuốc ức chế bơm proton ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Thuốc ức chế bơm proton có thể gây tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp) và suy thận mạn tính.

Tổn thương thận cấp tính

Tổn thương thận cấp tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm đột ngột trong thời ngắn (vài giờ đến vài ngày). Tổn thương thận cấp tính do thuốc ức chế bơm proton thường xảy ra do viêm thận kẽ.

Viêm thận kẽ là khi mô kẽ xung quanh các ống thận bị viêm. Tình trạng viêm quanh ống thận sẽ làm giảm khả năng lọc máu của thận.

Phản ứng thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thận kẽ. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với thuốc và dẫn đến tổn thương mô. Trong trường hợp viêm thận kẽ, tổn thương chỉ giới hạn ở thận.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sử dụng thuốc ức chế bơm proton có nguy cơ bị bệnh viêm thận kẽ và tổn thương thận cấp tính cao hơn. (1) Những người từng bị tổn thương thận cấp tính có nguy cơ tái phát hoặc bị suy thận mạn cao hơn khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton.

Suy thận mạn

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận giảm từ từ, thường là trong khoảng thời gian nhiều năm.

Một nghiên cứu vào năm 2016 đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng 20 đến 50% nguy cơ mắc suy thận mạn. Điều này không xảy ra với thuốc kháng thụ thể histamine H2, một loại thuốc phổ biến khác để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. (2)

Tổn thương thận cấp tính có thể làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn trong tương lai. Đây là một trong những lý do tại sao dùng thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ suy thận mạn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã nhận thấy sự gia tăng nguy cơ mắc suy thận mạn ở những người sử dụng thuốc ức chế bơm proton không có tiền sử tổn thương thận cấp tính. Điều này cho thấy rằng thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận mạn thông qua một cơ chế khác. Cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác cơ thể này.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng sử dụng thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển nặng. Nhưng không phải nghiên cứu nào cũng cho thấy điều này.

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton khi đang bị suy thận mạn

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc ức chế bơm proton vẫn được sử dụng thường xuyên ở tất cả các giai đoạn của suy thận mạn.

Nếu bạn bị suy thận mạn và được kê thuốc ức chế bơm proton thì hãy trao đổi với bác sĩ về ảnh hưởng của loại thuốc này đến tình trạng bệnh.

Triệu chứng tổn thương thận

Điều quan trọng là phải nhận biết được các dấu hiệu cho thấy thuốc ức chế bơm proton đang ảnh hưởng đến thận. Hãy đi khám ngay nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Sưng phù, thường xảy ra ở cẳng chân, mắt cá chân hoặc quanh mắt
  • Buồn nôn
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung
  • Lú lẫn

Loại thuốc ức chế bơm proton nào gây hại cho thận?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại thuốc ức chế bơm proton đều có thể làm tăng nguy cơ suy thận cấp và mạn tính. Có 6 loại thuốc ức chế bơm proton đã được Cục Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, đó là:

  • dexlansoprazole (Dexilant)
  • esomeprazole (Nexium)
  • lansoprazole (Prevacid)
  • omeprazole (Prilosec)
  • pantoprazole (Protonix)
  • rabeprazole (AcipHex)

Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy dexlansoprazole có nguy cơ gây suy thận cấp và mạn tính cao nhất, tiếp theo là lansoprazole.

Trong khi đó, rabeprazole và omeprazole là hai loại thuốc ức chế bơm proton có nguy cơ gây suy thận thấp nhất.

Sau bao lâu thì thuốc ức chế bơm proton sẽ gây suy thận?

Theo nghiên cứu vào năm 2021, thời gian trung bình kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc ức chế bơm proton cho đến khi báo cáo các vấn đề về thận là 23 ngày đối với tổn thương thận cấp tính và 177 ngày đối với suy thận mạn.

Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy nguy cơ mắc suy thận mạn tăng lên khi dùng thuốc ức chế bơm proton liều cao hơn. Nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng nguy cơ mắc suy thận mạn tăng lên sau 3 tháng sử dụng thuốc ức chế bơm proton. (3)

Những ai không nên dùng thuốc ức chế bơm proton?

Đối với hầu hết mọi người, thuốc ức chế bơm proton an toàn và hiệu quả khi được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng.

Vì thuốc ức chế bơm proton được xử lý bởi gan nên những người bị bệnh gan nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với các loại thuốc khác cũng được xử lý bởi gan. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ các loại thuốc này trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Một số ví dụ về các loại thuốc này gồm có:

  • atazanavir (Reyataz), một loại thuốc kháng virus được dùng để điều trị HIV
  • diazepam (Valium), một loại thuốc an thần
  • methotrexate (Trexall), một loại thuốc ức chế miễn dịch
  • phenytoin (Phenytek), một loại thuốc chống động kinh
  • tacrolimus (Prograf), một loại thuốc ức chế miễn dịch
  • warfarin, một loại thuốc chống đông máu

Do thuốc ức chế bơm proton làm giảm sự sản xuất axit dạ dày nên không sử dụng nhóm thuốc này cùng với các loại thuốc cần axit dạ dày để được hấp thụ, ví dụ như:

  • digoxin (Digox), một loại thuốc dùng cho bệnh suy tim và rối loạn nhịp tim
  • erlotinib (Tarceva), một loại thuốc nhắm trúng đích điều trị ung thư
  • ketoconazole, một loại thuốc kháng nấm
  • mycophenolat mofetil (CellCept), một loại thuốc ức chế miễn dịch

Tổn thương thận do thuốc ức chế bơm proton có phục hồi được không?

Nếu thuốc ức chế bơm proton gây ra các vấn đề về thận thì bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng thuốc và kê loại thuốc kháng để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, ví dụ như thuốc ức chế thụ thể H2.

Thông thường, một khi thận đã bị tổn thương thì sẽ không thể phục hồi được. Nhưng phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm tổn thương thận.

Các tác dụng phụ khác của thuốc ức chế bơm proton

Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc ức chế bơm proton gồm có:

  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Táo bón

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ ít gặp hơn như:

  • Hạ magiê máu (nồng độ magiê trong máu thấp)
  • Thiếu vitamin B12
  • Tăng nguy cơ gãy xương
  • Tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridioides difficile
  • Viêm teo dạ dày

Tóm tắt bài viết

Thuốc ức chế bơm proton là một nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận cấp tính và suy thận mạn.

Tổn thương thận cấp tính do thuốc ức chế bơm proton thường xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng với thuốc và gây viêm thận kẽ. Lý do thuốc ức chế bơm proton gây suy thận mạn vẫn chưa được xác định rõ.

Nếu bạn được kê thuốc ức chế bơm proton và lo lắng về nguy cơ mắc bệnh thận hoặc các tác dụng phụ khác thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể, ức chế
Tin liên quan
Ghép thận có những rủi ro nào?
Ghép thận có những rủi ro nào?

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.

Suy thận có được dùng statin không?
Suy thận có được dùng statin không?

Ở những người bị suy thận và mắc bệnh tim, lợi ích của việc điều trị bằng statin có thể sẽ lớn hơn rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh suy thận.

Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến suy thận?
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến suy thận?

Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến thận và dẫn đến suy thận. Vấn đề về thận thường xảy ra vào các giai đoạn sau của ung thư.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Mỗi quả thận có những đơn vị lọc máu nhỏ gọi là nephron. Có nhiều nguyên nhân khiến cho các đơn vị lọc máu này bị hỏng và lọc máu kém, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy thận mạn giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây