1

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị được, cũng giống như bệnh tiểu đường và suy thận.

Bệnh tiểu đường có thể làm cho tình trạng trầm cảm thêm nghiêm trọng hơn và ngược lại. Cả hai đều có thể góp phần dẫn đến suy thận.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và trầm cảm, hiểu được mối liên hệ của hai bệnh lý này với suy thận có thể giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa suy thận.

Mối liên hệ giữa tiểu đường và trầm cảm

Bệnh tiểu đường và trầm cảm đôi khi xảy ra cùng nhau. Khi bị tiểu đường, các triệu chứng bệnh, việc phải thay đổi thói quen sống để điều trị bệnh cũng như những khó khăn trong việc kiểm soát đường trong máu có thể góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần và những vấn đề này có thể khiến người bệnh khó tuân thủ phác đồ điều trị.

Nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa chứng trầm cảm và những thay đổi về mạch máu trong não do bệnh tiểu đường.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 đến 3 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. (1)

Các triệu chứng thường gặp của trầm cảm gồm có:

  • Không còn hứng thú với các hoạt động vốn từng yêu thích
  • Buồn bã, chán nản, trống rỗng kéo dài dai dẳng
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Ăn uống kém hoặc ăn nhiều bất thường
  • Gián đoạn giấc ngủ
  • Các thay đổi về thể chất, ví dụ như thay đổi thói quen đại tiện, đau đầu, đau nhức người
  • Khó tập trung
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Hãy đi khám ngay khi có các triệu chứng, đặc biệt là khi nghĩ đến chuyện tự tử.

Có nhiều cách điều trị trầm cảm, gồm có dùng thuốc và trị liệu tâm lý.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn. Cứ 3 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường lại có 1 người bị suy thận mạn. (2)

Bệnh tiểu đường gây ra một số vấn đề như đường huyết cao, cao huyết áp và cholesterol cao. Theo thời gian, những vấn đề này có thể dẫn đến suy thận mạn.

Đặc trưng của bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm cứng và làm hỏng thành mạch máu. Điều này sẽ làm tăng huyết áp.

Lượng đường trong máu cao còn có thể gây ra những thay đổi về mức cholesterol, gồm có mức cholesterol tốt quá thấp và mức cholesterol xấu quá cao.

Lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol cao sẽ gây cản trở sự lưu thông máu đến thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận mạn.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về thận và nếu còn mắc chứng trầm cảm thì nguy cơ suy thận mạn sẽ càng tăng cao.

Một nghiên cứu vào năm 2016 ở người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cho thấy những người mắc đồng thời cả chứng trầm cảm có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn 20%. Chứng trầm cảm còn làm tăng nguy cơ tử vong bất kể nguyên nhân. (3)

Một nghiên cứu vào năm 2021 đã đánh giá tác động của chứng trầm cảm đến tình trạng suy thận. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 486 người mắc bệnh tiểu đường type 2 và suy thận, những người này được phân nhóm dựa trên mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm nhẹ làm tăng 12,4% nguy cơ suy mạn tiến triển sang giai đoạn cuối và trầm cảm nặng làm tăng 45,1% nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ khác của suy thận

Ngoài bệnh tiểu đường và trầm cảm, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ suy thận mạn gồm có:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim mạch
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Thuộc một số chủng tộc, ví dụ như người da đen, người châu Á
  • Tiền sử gia đình mắc suy thận
  • Cấu tạo thận bất thường
  • Lớn tuổi
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc gây tổn hại thận

Cách kiểm soát trầm cảm khi bị tiểu đường

Mặc dù bệnh tiểu đường khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhưng vẫn có nhiều cách để kiểm soát chứng trầm cảm.

Điều trị trầm cảm

Trị liệu và dùng thuốc là các phương pháp điều trị chính cho chứng trầm cảm. Người bệnh có thể điều trị bằng một trong hai phương pháp này hoặc kết hợp cả hai.

Trị liệu giúp người bệnh học được các cách kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng về thể chất, ví dụ như giảm mệt mỏi, tăng năng lượng và ngoài ra, một số loại thuốc cũng giúp cải thiện tâm trạng, nhờ đó người bệnh có thể tự điều trị tốt hơn.

Thay đổi lối sống

Một số thay đổi về lối sống, gồm có tạo thói quen lành mạnh, sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên là những điều rất có lợi cho người mắc chứng trầm cảm.

Một điều quan trọng nữa là phải ngủ đủ giấc, đồng thời thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như thiền hoặc tìm một sở thích mới.

Chia sẻ

Mặc dù khó khăn nhưng người bệnh nên chia sẻ về tình trạng của bản thân với người thân trong gia đình hoặc bạn bè. Nếu không muốn chia sẻ với những người xung quanh thì có thể đến gặp bác sĩ.

Cách giảm nguy cơ suy thận

Suy thận mạn xảy ra từ từ và có thể phòng ngừa được.

Điều trị tiểu đường và trầm cảm

Khi mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ngăn ngừa tổn thương thận. Trầm cảm có thể gây cản trở việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Do đó, hãy đi khám ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, từ đó kiểm soát tốt cả hai bệnh lý và bảo vệ sức khỏe thận.

Thay đổi thói quen sống

Hãy dành thời gian tìm hiểu về bệnh suy thận mạn. Hiểu rõ những gây nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa. Một số thay đổi về thói quen sống có thể giúp giảm nguy cơ suy thận mạn:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Hạn chế muối
  • Tập thể dục đều đặn
  • Duy trì cân nặng vừa phải

Nếu cảm thấy khó thay đổi tất cả các thói quen cùng một lúc thì có thể thực hiện từng thay đổi một.

Kiểm tra chức năng thận định kỳ

Người mắc bệnh suy thận mạn vẫn có thể sống thọ. Không phải ai bị suy thận mạn cũng tiến triển đến giai đoạn cuối. Phát hiện sớm và tích cực điều trị sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, suy thận mạn thường không biểu hiện triệu chứng ở các giai đoạn đầu. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ sớm. Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ cho biết mức độ hoạt động của thận.

Tóm tắt bài viết

Trầm cảm và bệnh tiểu đường có thể tác động lẫn nhau. Cả hai đều có thể góp phần dẫn đến suy thận mạn.

Cả trầm cảm, tiểu đường và suy thận mạn đều có thể điều trị được. Điều trị một trong ba sẽ giúp giảm nguy cơ mắc và cải thiện tình trạng các bệnh lý còn lại.

Ví dụ, điều trị trầm cảm sẽ giúp người bệnh bớt mệt mỏi và có thể tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Điều này sẽ giúp làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn sự tiến triển của suy thận mạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận

Mặc dù viêm gan là một vấn đề về gan nhưng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận cấp và suy thận mạn.

Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận
Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận

Khi tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả khắp cơ thể thì các vấn đề về chức năng thận sẽ là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên.

Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận
Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận

Tình trạng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.

Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim
Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim

Những người bị suy thận có nguy cơ cao bị suy tim và ngược lại. Khi mắc một trong hai bệnh lý này, điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh còn lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây