Người ghép thận sống thêm được bao lâu?
Ghép thận là gì?
Thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu nằm ở bên dưới khung xương sườn, đối xứng hai bên cột sống. Chức năng chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa từ máu, sau đó tạo thành nước tiểu để loại bỏ những chất này ra khỏi cơ thể.
Ghép thận là ca phẫu thuật thay thế một quả thận bị hỏng của người bệnh bằng một quả thận khỏe mạnh của người hiến. Ghép thận chủ yếu được thực hiện trong những trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối. Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối cần lọc máu liên tục hoặc ghép thận để tiếp tục sống.
Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.
Có hai loại ghép thận là ghép thận từ người hiến còn sống và ghép thận từ người hiến chết não. Vì cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường khi chỉ còn một quả thận nên thận ghép có thể được lấy từ một người còn sống, người này thường là người thân trong gia đình của người bệnh.
Hai loại ghép thận này có tỷ lệ thành công khác nhau.
Tỉ lệ thành công của ghép thận từ người hiến còn sống
Theo báo cáo thường niên vào năm 2020 của Organ Procurement Transplant Network (OPTN) - một tổ chức phi lợi nhuận quản lý hệ thống cấy ghép tạng của Hoa Kỳ, 83,9% người trên 65 tuổi được ghép thận từ người hiến còn sống tiếp tục sống thêm ít nhất 5 năm sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống 5 năm cao hơn ở những người từ 18 đến 35 tuổi, ở mức 97,8%. Những người bị suy thận do đái tháo đường có tỷ lệ sống 5 năm thấp nhất so với các nguyên nhân khác, ở mức 88,3%. (1)
Tỷ lệ sống 5 năm ở những người được ghép thận từ người hiến còn sống cao hơn so với những người cùng độ tuổi được ghép thận từ người hiến chết não. Ngoài ra, người được ghép thận từ người hiến còn sống có thời gian phải lọc máu ngắn hơn.
Tỷ lệ sống 5 năm của những người được ghép thận từ người hiến chết não thấp hơn một chút so với những người được ghép thận từ người hiến còn sống. 81,6% người trên 65 tuổi và 90,9% người từ 35 đến 49 tuổi sống thêm ít nhất 5 năm sau khi được ghép thận từ người hiến chết não.
Tỷ lệ thành công của ghép thận từ người hiến chết não
Tỷ lệ thành công của ghép thận từ người hiến chết não nhìn chung cũng ở mức cao nhưng thấp hơn so với ghép thận từ người hiến còn sống. Mỗi năm, số ca ghép thận từ người hiến chết não nhiều hơn số ca ghép thận từ người hiến còn sống. Theo báo cáo của OPTN/SRTR 2020, số ca ghép thận từ người hiến chết não vào năm 2020 nhiều hơn khoảng 4 lần so với ghép thận từ người hiến còn sống. Lý do là bởi số lượng người hiến tạng chết não nhiều hơn số lượng người hiến tạng còn sống.
Tỷ lệ sống 5 năm của các ca ghép thận từ người hiến chết não là 74,3% ở người trên 65 tuổi và 95,8% ở người từ 18 đến 34 tuổi.
Cũng giống như ghép thận từ người hiến còn sống, người bị suy thận do đái tháo đường có tỷ lệ sống 5 năm thấp nhất (81,1%) sau khi được ghép thận từ người hiến chết não.
Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhưng thời gian chờ ghép thận thường rất lâu. Theo thống kế, trong số những người được đưa vào danh sách chờ từ năm 2015 đến 2017:
- 34,6% vẫn đợi sau 3 năm
- 25% được ghép thận từ người hiến chết não
- 14% được ghép thận từ người hiến còn sống
- 6,4% đã qua đời
- 20% bị xóa khỏi danh sách
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của ghép thận
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của ghép thận.
Tuổi tác
Tuổi tác của cả người nhận và người hiến thận đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của ca ghép thận. Trong một nghiên cứu vào năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuổi tác của người nhận là yếu tố quan trọng thứ hai xác định kết quả ghép thận. (2)
Theo nghiên cứu, tuổi tác càng cao thì thời gian sống sau ghép thận càng lâu. Điều này có thể là do những người trẻ tuổi có hệ miễn dịch khỏe hơn và do đó có nguy cơ thải ghép cao hơn sau ghép thận.
Trong báo cáo OPTN/SRTR 2020, các nhà nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ thải ghép ở mức 9,1% ở người nhận từ 18 đến 34 tuổi và 5,9% ở người nhận trên 65 tuổi.
Trong nghiên cứu vào năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuổi tác của người hiến tạng là yếu tố quan trọng thứ tư quyết định tỷ lệ thành công của ca ghép thận. Người hiến càng lớn tuổi thì nguy cơ thải ghép sau ghép thận càng cao.
Thời gian thiếu máu lạnh
Thời gian thiếu máu lạnh là khoảng thời gian từ khi làm lạnh quả thận được hiến tặng cho đến khi khôi phục nguồn cung cấp máu cho thận. Thời gian thiếu máu lạnh càng ngắn thì tỷ lệ phẫu thuật thành công càng cao. Trong nghiên cứu vào năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả của ca ghép thận.
Mức creatinin khi xuất viện
Chỉ số creatinin giúp bác sĩ dự đoán mức độ hoạt động của thận. Theo nghiên cứu vào năm 2016, mức creatinin khi xuất viện là yếu tố quan trọng thứ ba xác định tỷ lệ thành công của ca ghép thận.
Thời gian nằm viện
Các nhà nghiên cứu của nghiên cứu vào 2016 cũng chỉ ra rằng thời gian nằm viện là yếu tố quan trọng thứ năm ảnh hưởng đến kết quả ca phẫu thuật ghép thận. Thời gian nằm viện càng dài thì khả năng sống sau ghép thận càng giảm.
Chủng tộc
Theo báo cáo OPTN/SRTR 2020, người châu Á có tỷ lệ sống sau ghép thận cao nhất trong khi người da đen có tỷ lệ sống sau ghép thận thấp nhất.
Khi nào cần ghép thận?
Ghép thận là giải pháp cho những người mắc suy thận mạn giai đoạn cuối.
Theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng về ghép thận vào năm 2020, các bác sĩ nên tính đến khả năng ghép thận và đánh giá bệnh nhân ít nhất 6 đến 12 tháng trước khi bệnh nhân cần lọc máu.
Tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối đang gia tăng nhanh chóng. Các nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Tuy nhiên, không phải ai bị suy thận mạn giai đoạn cuối cũng có thể ghép thận.
Bác sĩ thường không chỉ định ghép thận trong những trường hợp:
- mới được chẩn đoán ung thư
- mắc bệnh tim nặng
- không đủ sức khỏe để trải qua ca phẫu thuật và sống lâu sau phẫu thuật
- đang bị nhiễm trùng
- sử dụng thuốc lá hoặc lạm dụng chất gây nghiện
- béo phì
Tóm tắt bài viết
Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối cần phải lọc máu liên tục hoặc ghép thận để tiếp tục sống. Tỷ lệ thành công của ghép thận tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thời gian thiếu máu lạnh, mức creatinin, thời gian nằm viện và chủng tộc. Nhìn chung, ghép thận có tỷ lệ thành công cao và là phương pháp điều trị ưu tiên cho những người đủ điều kiện. Tuy nhiên, việc tìm người hiến thận phù hợp có thể mất nhiều năm.
Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.
Ở những người bị suy thận và mắc bệnh tim, lợi ích của việc điều trị bằng statin có thể sẽ lớn hơn rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh suy thận.
Nhịn ăn gián đoạn có an toàn cho người suy thận không. Với các hình thức phổ biến hiện nay thì người bệnh thận có phù hợp với chế độ ăn này. Hãy tìm hiểu chi tiết nội dung bài viết dưới đây nhé!
Những người bị suy thận mạn có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn vì cơ thể không thể sản xuất hormone erythropoietin để kích thích sự sản sinh hồng cầu. Do đó, người bệnh cần lượng sắt nhiều hơn so với bình thường để cơ thể tạo hồng cầu.
Những người mắc bệnh suy thận cần phải chú ý đến lượng natri, kali và phốt pho trong chế độ ăn uống. Những khoáng chất này có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như nước ngọt có ga, gạo lứt, chuối, thịt chế biến sẵn và trái cây sấy khô.