Nhịn ăn gián đoạn có an toàn cho người bị suy thận không?
Nhịn ăn gián đoạn là một chế độ ăn được khá nhiều người áp dụng nhằm mục đích giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Có nhiều hình thức nhịn ăn gián đoạn nhưng những hình thức phổ biến nhất là:
- Nhịn ăn gián đoạn 16/8: chỉ ăn uống trong 8 tiếng ngày và nhịn ăn trong 16 tiếng còn lại. Cách thực hiện phổ biến nhất là nhịn từ chiều ngày hôm trước cho đến trưa ngày hôm sau.
- Ăn-ngừng-ăn: Nhịn ăn 24 tiếng liên tục, thực hiện từ 1 – 2 lần một tuần.
- Chế độ ăn 5:2: Trong tuần sẽ có hai ngày chỉ ăn 500 – 600 calo (hai ngày này không liền nhau) và ăn uống bình thường vào 5 ngày còn lại.
Nói chung, nhịn ăn gián đoạn an toàn với hầu hết những người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những người bị suy thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử nhịn ăn gián đoạn.
Tính an toàn của phương pháp nhịn ăn gián đoạn ở người mắc bệnh suy thận còn phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn ở người bị suy thận. Hầu hết các nghiên cứu về điều này đều được thực hiện ở những người nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan, một dịp lễ rất quan trọng của người Hồi giáo, trong đó mọi người không được ăn uống bất cứ thứ gì sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng nhiều người bị suy thận mạn giai đoạn 3 gặp phải một số vấn đề do nhịn ăn kéo dài, gồm có tổn thương thận, suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc suy thận cấp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng việc nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan không làm suy giảm sức khỏe của người bị suy thận. Mặc dù vậy nhưng một trong những nghiên cứu này lại lưu ý rằng người lớn tuổi bị suy thận có nguy cơ gặp phải một số vấn đề khi nhịn ăn trong thời gian dài.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận đa nang ở chuột. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về điều này trên người. Các thử nghiệm lâm sàng trên người hiện vẫn đang được tiến hành và dự kiến sẽ sớm có kết quả.
Tóm lại, chưa rõ liệu nhịn ăn gián đoạn có an toàn cho người mắc bệnh suy thận hay không. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong chế độ ăn uống.
Những người bị suy thận nặng có thể bị lú lẫn cũng như các vấn đề về khả năng nhận thức khác.
Suy thận mạn hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì mức độ tổn thương lúc này mới chỉ rất nhẹ và do đó không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được điều trị, chức năng thận sẽ tiếp tục giảm và suy thận mạn giai đoạn đầu sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.
Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.
Ở giai đoạn 4 của bệnh suy thận mạn, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Tuy nhiên, vẫn còn có những cách để làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Những người bị suy thận mạn có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn vì cơ thể không thể sản xuất hormone erythropoietin để kích thích sự sản sinh hồng cầu. Do đó, người bệnh cần lượng sắt nhiều hơn so với bình thường để cơ thể tạo hồng cầu.