Từ khóa đái tháo đường
Bệnh thận đái tháo đường có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng người bệnh có thể khám sàng lọc để phát hiện sớm biến chứng này của bệnh đái tháo đường và bắt đầu điều trị kịp thời.
Đậu là một loại siêu thực phẩm đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Trên thực tế, người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn cam và các loại trái cây khác. Trái cây là nhóm thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường và là một phần rất quan trọng tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh. Thậm chí, cam còn mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh lý mãn tính này.
Bệnh võng mạc đái tháo đường là một biến chứng về mắt mà người mắc bệnh đái tháo đường có thể gặp phải. Bệnh lý này xảy ra do lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Điều này gây ra nhiều triệu chứng như mờ mắt hay suy giảm thị lực.
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề về lâu dài trên khắp cơ thể, đặc biệt là khi không kiểm soát tốt lượng đường trong máu và lượng đường trong máu liên tục ở mức cao trong nhiều năm. Đường trong máu cao có thể gây ra bệnh thần kinh đái tháo đường – tình trạng tổn thương các dây thần kinh truyền tín hiệu từ bàn tay và bàn chân (bệnh thần kinh ngoại biên).
Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng ngừa được phổ biến nhất. Đây cũng là bệnh về mắt phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiểu đường.
Phù hoàng điểm do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây mù lòa. Hiện chưa có cách chữa khỏi phù hoàng điểm do đái tháo đường nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa mất thị lực. Người mắc bệnh đái tháo đường nên đi khám mắt định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các biến chứng về thị lực.
Có một số giải pháp điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Khả năng điều trị thành công sẽ cao nhất khi bệnh được phát hiện sớm và được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh võng mạc đái tháo đường và phù hoàng điểm do đái tháo đường là hai trong số các vấn đề về thị lực phổ biến nhất có liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Khi mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, người bệnh càng phải chú ý đến tình trạng của móng tay, móng chân. Những thay đổi về màu sắc và độ dày của móng có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có mắt. Bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Biến chứng về mắt phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc đái tháo đường.
Bệnh gout (gút) và đái tháo đường type 2 là những bệnh lý khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả da. Bệnh da do đái tháo đường là một vấn đề khá phổ biến ở những người sống chung với đái tháo đường.
Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường còn có nguy cơ bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng hơn.
Từ lâu đã có ý kiến cho rằng hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan đến nhau và càng ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra điều này.
Theo thời gian, lượng đường trong máu liên tục ở mức cao sẽ gây tổn hại các cơ quan khắp cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng. Ở một số người, các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Khát nước quá mức là một trong những triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường xảy ra do cơ thể không có khả năng xử lý đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra tình trạng khát nước liên tục.