1

Tại sao bệnh đái tháo đường khiến móng chuyển màu vàng?

Khi mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, người bệnh càng phải chú ý đến tình trạng của móng tay, móng chân. Những thay đổi về màu sắc và độ dày của móng có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Tại sao bệnh đái tháo đường khiến móng chuyển màu vàng? Tại sao bệnh đái tháo đường khiến móng chuyển màu vàng?

Tại sao cần chú ý sự thay đổi ở móng?

Đặc điểm của móng tay, móng chân phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể. Những thay đổi về kết cấu, độ dày hay màu sắc của móng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề từ trước khi các triệu chứng khác xuất hiện.

Khi mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, người bệnh càng phải chú ý đến tình trạng của móng tay, móng chân. Những thay đổi về màu sắc và độ dày của móng có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân gây vàng móng

Nếu móng tay hay móng chân chuyển sang màu vàng dù không sơn hay bị thương thì rất có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng mà đa phần là do nhiễm nấm.

Trong một số trường hợp, sự thay đổi màu sắc của móng có thể là một tình trạng gọi là hội chứng móng tay vàng (yellow nail syndrome). Hội chứng này có đặc trưng là móng tay, móng chân chuyển màu vàng, mất giường móng và phiến móng tách khỏi giường móng. Những người mắc hội chứng móng tay vàng còn bị phù bạch huyết hoặc sưng phù trong cơ thể. Hội chứng móng tay vàng còn đi kèm tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi.

Các nguyên nhân khác cũng có thể khiến móng tay, móng chân chuyển sang màu vàng còn có:

  • Giãn phế quản
  • Các bệnh nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như bệnh lao
  • Sơn móng tay, móng chân liên tục, không có thời gian cho móng được “nghỉ ngơi”
  • Bệnh vàng da
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như quinacrine – một loại thuốc trị bệnh sốt rét
  • Thừa carotenoid, đặc biệt là beta carotene
  • Bệnh vảy nến
  • Bệnh tuyến giáp

Tại sao bệnh đái tháo đường gây vàng móng?

Ở một số người mắc bệnh đái tháo đường, móng tay hay móng chân có màu hơi vàng. Thường thì sự thay đổi màu sắc của móng này có liên quan đến sự phân hủy đường và ảnh hưởng của quá trình phân hủy đường đến collagen trong móng. Hiện tượng móng chuyển màu vàng đa phần là vô hại và không cần phải điều trị.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, móng chuyển màu vàng là dấu hiệu của nấm móng. Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị nấm móng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Nấm móng thường chủ yếu xảy ra ở móng chân. Móng bị nhiễm nấm sẽ chuyển sang màu vàng và trở nên giòn, dễ gãy.

Các vấn đề khác đi kèm vàng móng

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà móng vàng có thể đi kèm tình trạng móng bị dày lên và điều này gây đau đớn, khó chịu và đi lại khó khăn. Móng chân dày cũng sẽ trở nên sắc hơn và có thể đâm vào vùng da xung quanh.

Ở những người bị bệnh thần kinh đái tháo đường, bàn chân có thể bị mất cảm giác, khiến người bệnh không biết mình bị thương ở chân và không điều trị. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Khi không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nặng, có thể dẫn đến hoại tử bàn chân và phải cắt cụt.

Điều trị vàng móng

Có thể điều trị nấm móng bằng thuốc bôi. Vì móng chân mọc rất chậm nên có thể phải mất cả năm thì tình trạng nhiễm nấm mới khỏi hoàn toàn nếu như điều trị bằng phương pháp này.

Một lựa chọn điều trị khác là dùng thuốc kháng nấm đường uống. Kết hợp thuốc uống với thuốc bôi sẽ giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Terbinafine và itraconazole là hai loại thuốc kháng nấm an toàn cho người bệnh đái tháo đường. Những loại thuốc này đều đi kèm tác dụng phụ nhưng đa số là tác dụng phụ nhẹ như nhức đầu, phát ban hay nghẹt mũi.

Sau khi điều trị khỏi nấm móng, người bệnh có thể sẽ phải bôi thuốc chống nấm dạng bột lên móng vài ngày một lần để ngăn nhiễm nấm quay trở lại.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu một số phương pháp mới để điều trị nhiễm trùng móng, gồm có điều trị bằng laser và liệu pháp quang động. Trong liệu pháp quang động, móng bị nhiễm trùng sẽ được bôi một loại thuốc làm cho móng nhạy cảm hơn với tác động của ánh sáng và sau đó được chiếu ánh sáng đặc biệt để tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng.

Giải pháp cuối cùng là cắt bỏ đi phần móng bị bệnh. Phương pháp này thường chỉ được thực hiện trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Chăm sóc bàn chân khi bị đái tháo đường

Việc chăm sóc kỹ lưỡng đôi bàn chân là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường có thể bị bệnh thần kinh ngoại biên, gây mất cảm giác ở bàn chân và do đó không biết mình bị thương. Nếu không được phát hiện và điều trị, vết thương nhỏ ban đầu có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện vết cắt, vết loét hay các vấn đề về móng chân trước khi bị nhiễm trùng.

Nếu như người bệnh không thể tự kiểm tra bàn chân do bệnh đái tháo đường gây suy giảm thị lực hoặc do thừa cân, béo phì thì hãy nhờ người thân kiểm tra giúp. Nếu nhận thấy móng tay, móng chân chuyển màu vàng hay có bất kỳ thay đổi bất thường nào thì nên đi khám.

Thực hiện lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường và giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn
  • Đo đường huyết thường xuyên
  • Dùng thuốc theo chỉ định

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: đái tháo đường
Tin liên quan
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của bệnh đái tháo đường đến nguy cơ trầm cảm và ngược lại nhưng rõ ràng là có mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, một trong số đó là chứng khô mắt. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính có thể dẫn đến hỏng mắt vĩnh viễn và mất thị lực.

Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây