1

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, một trong số đó là chứng khô mắt. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính có thể dẫn đến hỏng mắt vĩnh viễn và mất thị lực.
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt? Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Khô mắt là một biến chứng phổ biến của cả đái tháo đường type 1type 2. Tình trạng này xảy ra do lượng đường trong máu cao.

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương dây thần kinh trong mắt và dẫn đến giảm sản xuất nước mắt.

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn có thể gây phản ứng viêm khắp cơ thể. Tình trạng viêm này ảnh hưởng đến chức năng của tuyến lệ - nơi tạo ra nước mắt.

Theo thời gian, nếu không được điều trị, khô mắt có thể dẫn đến đau mắt, sẹo giác mạc và mất thị lực.

Tuy nhiên, kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ổn định trong phạm vi cho phép có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng khô mắt ở người bị bệnh đường.

Thuốc nhỏ mắt và các phương pháp điều trị khác có thể cải thiện tình trạng khô mắt và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của chứng khô mắt

Đôi mắt liên tục tiết ra nước mắt trong suốt cả ngày. Khô mắt xảy ra khi tuyến lệ không tiết ra đủ lượng nước mắt cần thiết để giữ ẩm cho mắt.

Đôi mắt sẽ không thể hoạt động bình thường nếu như không có đủ nước mắt. Tình trạng này gây kích ứng mắt và các triệu chứng khác như:

  • Đỏ mắt
  • Mờ mắt
  • Nóng rát, khó chịu
  • Cộm mắt
  • Chảy dịch, gỉ mắt
  • Khó đọc
  • Khó đeo kính áp tròng
  • Mắt nhạy cảm với gió hoặc ánh nắng

Trong nhiều trường hợp, khô mắt chỉ là vấn đề tạm thời và tự khỏi, chẳng hạn như khô mắt do thời tiết khô hanh, nhiều gió hoặc do đeo kính áp tròng quá lâu.

Tuy nhiên, chứng khô mắt do bệnh đái tháo đường hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác không tự khỏi mà phải điều trị.

Nên đi khám nếu bị khô mắt kéo dài.

Điều trị khô mắt

Việc điều trị khô mắt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường.

Dùng thuốc

Trong nhiều trường hợp, tình trạng khô mắt do đái tháo đường thuyên giảm khi lượng đường trong máu được kiểm soát.

Trong thời gian chờ lượng đường trong máu về mức ổn định, bệnh nhân có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt không kê đơn để giảm khô mắt. Nếu không hiệu quả thì có thể phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Nhìn chung, các giải pháp để điều trị chứng khô mắt gồm có:

  • Nước mắt nhân tạo: có tác dụng tăng thêm độ ẩm cho bề mặt nhãn cầu và giảm các triệu chứng khô mắt.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể làm giảm tình trạng viêm ở mí mắt và giúp mắt tiết nhiều nước mắt hơn. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh.
  • Thuốc nhỏ mắt: Thuốc nhỏ mắt chứa chất ức chế miễn dịch cyclosporine có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm.
  • Corticoid: Những người bị viêm mắt nghiêm trọng có thể phải dùng thuốc nhỏ mắt corticoid. Những loại thuốc nhỏ mắt này chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kích thích tạo nước mắt: Những loại thuốc này giúp mắt tiết nhiều nước mắt hơn. Thuốc kích thích tạo nước mắt có nhiều dạng khác nhau, gồm có dạng thuốc nhỏ mắt, dạng gel bôi và dạng viên uống.
  • Nút điểm lệ: Đây là một thủ thuật điều trị khô mắt, trong đó đặt nút silicone hoặc collagen nhỏ vào ống dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại bên trong mắt. Nút silicone hoặc collagen thường được tháo ra sau một thời gian. Ống dẫn nước mắt cũng có thể được đóng bằng nhiệt nếu cần giải pháp lâu dài hơn. Giải pháp điều trị này thường chỉ được thực hiện khi tất cả các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Tự chăm sóc

Có một số cách mà người bệnh có thể tự thực hiện để giảm bớt các triệu chứng khô mắt:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo không kê đơn nhiều lần trong ngày
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí
  • Hạn chế nhìn máy tính, điện thoại và TV
  • Đắp miếng gạc ấm và ẩm trên mắt để làm dịu đôi mắt
  • Uống nhiều nước để tăng lượng nước mắt – uống ít nhất 8 ly mỗi ngày
  • Làm sạch mi mắt bằng dầu gội dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh
  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Không đến những nơi có không khí ô nhiễm
  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời, đặc biệt là khi khí hậu hanh khô hoặc nhiều gió

Các vấn đề về mắt khác do bệnh đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến mắt và làm suy giảm thị lực. Ngoài khô mắt, bệnh đái tháo đường còn có thể dẫn đến một số vấn đề về mắt khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường: Bệnh võng mạc đái tháo đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong võng mạc. Bệnh lý này có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa.
  • Phù hoàng điểm do đái tháo đường: Phù hoàng điểm do đái tháo đường gây mờ mắt. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu ở hoàng điểm (điểm vàng) - một phần của võng mạc - bị rò rỉ và gây sưng phồng hoàng điểm.
  • Đục thủy tinh thể: Đục thủy tinh thể xảy ra do các protein kết tụ trên thủy tinh thể của mắt, khiến cho thủy tinh thê bị mờ đục.
  • Tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp làm hỏng dây thần kinh thị giác trong mắt. Tăng nhãn áp bắt đầu từ từ, thường gây mất thị lực ngoại biên. Nếu không được điều trị, tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa theo thời gian.

Các nguyên nhân khác gây khô mắt

Bệnh đái tháo đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây khô mắt. Chứng khô mắt còn có thể là do các nguyên nhân khác gây ra như:

  • Nhìn máy tính, TV hoặc điện thoại quá nhiều
  • Thời tiết hanh khô, nhiều gió hoặc khói bụi
  • Đeo kính áp tròng, đặc biệt là khi đeo quá lâu
  • Phẫu thuật điều chỉnh thị lực
  • Một số loại thuốc tra mắt
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Các bệnh tự miễn, gồm có lupus, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tuyến giáp
  • Một số loại thuốc kê đơn như thuốc kháng axit, thuốc chống trầm cảm lo âu, thuốc kháng histamin, một số loại thuốc điều trị dị ứng và thuốc trị cao huyết áp
  • Lão hóa

Tóm tắt bài viết

Lượng đường trong máu cao có thể khiến mắt không tiết đủ nước mắt. Điều này có thể dẫn đến khô mắt mãn tính ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng khô mắt do bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng khô mắt trong thời gian chờ mức đường huyết ổn định trở lại.

Nếu tình trạng khô mắt kéo dài thì nên đi khám bác sĩ. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính do bệnh đái tháo đường hoặc do các vấn đề sức khỏe khác có thể gây hỏng mắt và thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

Những người bị đái tháo đường nên đi khám mắt ít nhất một lần mỗi năm. Đây là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao
Tin liên quan
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của bệnh đái tháo đường đến nguy cơ trầm cảm và ngược lại nhưng rõ ràng là có mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Mất thính giác ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
Mất thính giác ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Khi đường huyết không được kiểm soát và ở mức cao trong thời gian dài, người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng mà một trong số đó là mất thính giác.

Bệnh liệt dạ dày do đái tháo đường
Bệnh liệt dạ dày do đái tháo đường

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng liệt dạ dày là bệnh đái tháo đường. Liệt dạ dày có thể phát triển và tiến triển theo thời gian, đặc biệt là khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây