1

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khát nước quá mức?

Khát nước quá mức là một trong những triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường xảy ra do cơ thể không có khả năng xử lý đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra tình trạng khát nước liên tục.
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khát nước quá mức? Tại sao bệnh đái tháo đường gây khát nước quá mức?

Khát nước quá mức là gì?

Khát nước quá mức (polydipsia) là tình trạng khát nước cực độ, liên tục.

Khát nước quá mức thường có liên quan đến các vấn đề về tiết niệu gây đi tiểu nhiều. Đi tiểu nhiều khiến cơ thể bị mất nước và điều này tạo ra cảm giác khát nhằm báo cho chúng ta biết rằng cần phải uống nước để bù lại lượng nước bị mất. Nó cũng có thể được gây ra bởi các quá trình vật lý khiến bạn mất nhiều chất lỏng. Khát nước cũng có thể là do một số hoạt động hàng ngày như hoạt thể thể chất ra nhiều mồ hôi, ăn đồ ăn mặn hoặc dùng các loại thuốc khiến cơ thể mất nhiều nước, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.

Khát nước quá mức là một trong những triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường xảy ra do cơ thể không có khả năng xử lý đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra tình trạng khát nước liên tục.

Nguyên nhân gây khát nước quá mức

Nguyên nhân dẫn đến khát nước quá mức có thể chỉ đơn giản là do không uống đủ nước sau khi bị mất nhiều nước, chẳng hạn như đi tiểu nhiều hoặc ra nhiều mồ hôi. Sau khi ra nhiều mồ hôi hoặc uống một số loại đồ uống, chẳng hạn như cà phê, trà xanh hay trà đen, chúng ta thường cảm thấy rất khát nước do cơ thể đang báo hiệu cần phải uống nước để bù lại lượng nước đã mất. Mất nước do không uống đủ nước cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khát nước quá mức. Điều này xảy ra bất kể có đổ mồ hôi hoặc đi tiểu nhiều hay không. Đa niệu - tình trạng đào thải lượng nước tiểu lớn hơn bình thường - cũng có thể gây khát nước quá mức.

Khát nước quá mức là một triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt. Đái tháo đường gây khát nước quá mức do lượng đường trong máu tăng cao khiến thận phải tạo ra nhiều nước tiểu hơn để đào thải lượng đường dư thừa. Điều này khiến người bệnh đi tiểu liên tục, dẫn đến mất nước và luôn cảm thấy khát, bất kể uống bao nhiêu nước. Bệnh đái tháo nhạt xảy ra khi lượng chất lỏng trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này dù có uống nhiều nước, người bệnh vẫn cảm thấy khát. Đái tháo nhạt còn có thể gây đi tiểu nhiều ngay cả khi không uống nhiều nước.

Các nguyên nhân khác cũng có thể gây khát nước quá mức còn có:

  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticoid (corticosteroid) hoặc thuốc lợi tiểu
  • Ăn nhiều muối hoặc thực phẩm giàu vitamin D
  • Căng thẳng, lo âu. Điều này có thể trực tiếp gây cảm giác khát hoặc gây đi tiểu nhiều và dẫn đến khát nước do mất nước

Biểu hiện khát nước quá mức

Biểu hiện rõ ràng nhất của chứng khát nước quá mức là cảm giác cực kỳ khát nước. Cảm giác này vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã uống nhiều nước.

  • Cảm giác khát nước cực độ, liên tục thường đi kèm các triệu chứng khác như:
  • Đi tiểu nhiều bất thường (hơn 5 lít một ngày)
  • Khô miệng

Nếu nguyên nhân là do một bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, chứng khát nước quá mức sẽ còn đi kèm các vấn đề khác. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường ngoài khát nước quá mức gồm có:

  • Thường xuyên thấy đói
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sụt cân bất thường
  • Dễ bị lở loét hoặc nhiễm trùng
  • Vết thương chậm lành

Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước và làm giảm nồng độ natri trong máu. Tình trạng này được gọi là hạ natri máu. Đôi khi, nồng độ natri bị giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Hạ natri máu có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Cảm giác chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ
  • Co giật

Điều trị khát nước quá mức

Điều quan trọng là phải phân biệt rõ chứng khát nước quá mức với cảm giác khát nước xảy ra tạm thời. Để phân biệt, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Tần suất cảm thấy khát nước
  • Cảm giác khát nước kéo dài bao lâu?
  • Có triệu chứng nào khác đi kèm cảm giác khát không?
  • Có phải cảm giác khát nước chỉ xảy ra sau khi thực hiện một số hoạt động nhất định không?
  • Có còn cảm thấy khát sau khi uống 1,8 lít nước trở lên trong ngày không?

Hãy đi khám nếu tình trạng khát nước cực độ và liên tục kéo dài vài ngày không đỡ, xảy ra ngay cả khi không hoạt động thể chất nặng và không thuyên giảm dù uống nhiều nước.

Việc điều trị chứng khát nước quá mức tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Để xác định nguyên nhân gây khát nước bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Yêu cầu người bệnh uống ít nước hơn trong một khoảng thời gian nhất định

Nếu nguyên nhân gây ra chứng khát nước quá mức là do đái tháo đường, bệnh nhân thường sẽ phải dùng thuốc để làm giảm lượng đường trong máu. Một khi đường huyết ổn định, triệu chứng khát nước liên tục sẽ biến mất. Nếu mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc mắc đái tháo đường type 2 và các loại thuốc đường uống không hiệu quả, người bệnh sẽ phải tiêm insulin để kiểm soát đường trong máu. Tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều phải kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống cân bằng để điều trị các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng là đièu cần thiết để duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh.

Nếu nguyên nhân là do đái tháo nhạt, người bệnh sẽ phải tăng lượng nước uống để cơ thể không bị mất nước và dùng một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như desmopressin dạng viên uống hoặc dạng tiêm.

Nếu khát nước quá mức xuất phát từ vấn đề về tâm lý, người bệnh nên đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn các cách kiểm soát vấn đề.

Chuyên gia có thể sẽ đề xuất liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy) nếu như nguyên nhân gây ra chứng khát nước quá mức là do một vấn đề về tâm thần. Liệu pháp này có thể giúp người bệnh nhận thức rõ hơn về các yếu tố môi trường hoặc cá nhân gây ra cảm giác khát nước bất thường, đồng thời giúp người bệnh biết cách đối phó với những vấn đề này một cách lành mạnh.

Các dạng khát nước quá mức

Có nhiều dạng khát nước quá mức khác nhau, được phân loại theo nguyên nhân gốc rễ. Một số dạng là do vấn đề về thể chất trong khi một số xuất phát từ vấn đề về tâm lý hay tâm thần. Các dạng khát nước quá mức gồm có:

  • Khát nước quá mức do tâm lý (nguyên phát): Loại khát nước quá mức này xảy ra do lo âu, sợ hãi, căng thẳng hoặc các vấn đề về tâm thần chứ không phải do vấn đề về thể chất.
  • Khát nước quá mức do thuốc: Một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây khát nước quá mức là thuốc lợi tiểu, vitamin K và corticoid.
  • Khát nước quá mức do hormone: Dạng khát nước quá mức này xảy ra do sự sụt giảm nồng độ hormone chống bài niệu (ADH) trong cơ thể. Điều này dẫn đến đi tiểu nhiều và gây mất nước.

Kết luận

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng khát nước quá mức nhưng trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được kiểm soát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Một số thay đổi về lối sống, chẳng hạn như tập thể dục đều đặn và ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng khát nước quá mức, đặc biệt là khi nguyên nhân là do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh đái tháo đường. Trong những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, tuân thủ đúng kế hoạch điều trị mà bác sĩ đưa ra là điều rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Khắc phục tình trạng khát nước quá mức sẽ giúp cân bằng lượng nước nạp vào cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do uống quá nhiều nước, chẳng hạn như hạ natri máu.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?
Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?

Khi bị căng thẳng hay stress, cơ thể sẽ tiết ra một số loại hormone khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này gây ra các triệu chứng bất lợi ở những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của bệnh đái tháo đường đến nguy cơ trầm cảm và ngược lại nhưng rõ ràng là có mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, một trong số đó là chứng khô mắt. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính có thể dẫn đến hỏng mắt vĩnh viễn và mất thị lực.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây