1

Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?

Khi bị căng thẳng hay stress, cơ thể sẽ tiết ra một số loại hormone khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này gây ra các triệu chứng bất lợi ở những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường? Stress có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đái tháo đường?

Khi chúng ta rơi vào những tình huống gây căng thẳng hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ có phản ứng. Đây được gọi là phản ứng chống trả hay bỏ chạy (fight-or-flight response).

Trong quá trình diễn ra phản ứng này, cơ thể giải phóng adrenaline và cortisol vào máu, đồng thời tốc độ hô hấp tăng lên. Những điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu cơ thể không có khả năng xử lý tốt.

Mặt khác, các vấn đề do đường huyết cao gây ra cũng có thể dẫn đến stress. Tình trạng stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Các loại stress và bệnh đái tháo đường

Stress ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau. Phản ứng thể chất của cơ thể sẽ tùy thuộc vào loại stress gặp phải.

Ở những người bị đái tháo đường type 2, stress về tinh thần thường sẽ gây tăng đường huyết trong khi những người bị đái tháo đường type 1 thường có phản ứng đa dạng hơn. Đường huyết có thể tăng hoặc giảm do stress.

Khi bị stress về thể chất, lượng đường trong máu cũng có thể tăng lên. Stress về thể chất có thể là do bệnh tật hoặc chấn thương. Điều này có thể xảy ra ở cả người mắc đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Làm sao để biết stress về tinh thần có ảnh hưởng đến đường huyết hay không?

Theo dõi những yếu tố liên quan, chẳng hạn như thời điểm và những gì diễn ra khi bị stress, có thể giúp xác định các yếu tố kích hoạt stress cụ thể.

Ví dụ, nhiều người thường bị stress vào sáng thứ Hai. Khi đã tìm ra nguyên nhân thì hãy tìm cách khắc phục để giảm bớt stress và kiểm soát lượng đường trong máu.

Để biết stress có ảnh hưởng đến đường huyết hay không thì hãy đo mức đường huyết sau khi đánh giá mức độ stress. Tiếp tục thực hiện điều này trong vài tuần liên tục. Cách này sẽ giúp xác định mức độ ảnh hưởng của stress đến đường huyết.

Nếu như nhận thấy lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao thì rất có thể stress về tinh thần đang ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu của stress

Đôi khi, các triệu chứng của stress chỉ thoáng qua và nhiều người không để ý thấy. Stress có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất. Nhận biết được các dấu hiệu sẽ giúp chúng ta xác định stress và thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát.

Các dấu hiệu về thể chất của stress gồm có:

Đau đầu

  • Đau hoặc căng cơ
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Cảm giác không khỏe
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Các dấu hiệu về tinh thần, cảm xúc:

  • Không có động lực học tập, làm việc
  • Dễ cáu gắt
  • Chán nản, buồn bã
  • Bồn chồn, lo âu

Những người bị stress có thể xuất hiện các hành vi khác thường, chẳng hạn như:

  • Tách bản thân khỏi bạn bè và gia đình
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Dễ nóng giận và nói năng, hành xử mất kiểm soát
  • Uống rượu nhiều
  • Sử dụng thuốc lá

Cách giảm stress

Có thể tránh hoặc giảm bớt những tác nhân gây stress trong cuộc sống. Dưới đây là một số cách để kiểm soát tác động của các loại stress khác nhau.

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga hoặc thái cực quyền
  • Thiền định
  • Tránh các yếu tố gây stress đã biết
  • Giảm lượng caffeine
  • Dành thời gian cho những người thân yêu

Trị liệu

Nếu không thể tự khắc phục tình trạng stress, người bệnh có thể đến gặp chuyên gia trị liệu. Chuyên gia sẽ trò chuyện và tư vấn cách đối phó với dạng stress cụ thể mà người bệnh đang gặp phải.

Cần làm gì?

Mặc dù bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhưng có rất nhiều cách để kiểm soát tình trạng bệnh và giúp người bệnh sống vui vẻ, khỏe mạnh. Có thể thêm các buổi thiền ngắn hoặc các bài tập nhẹ nhàng vào thói quen hàng ngày. Nếu cảm thấy bản thân không thể tự vượt qua thì có thể tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia. Chủ động đối mặt sẽ giúp giảm bớt stress trong cuộc sống.

Tóm tắt bài viết

Stress về thể chất và tinh thần có thể kích hoạt sự giải phóng adrenaline và cortisol vào máu. Các hormone này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Mức đường huyết cao sẽ tác động tiêu cực đến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và dẫn đến các triệu chứng. Tuy nhiên, việc biết được các yếu tố gây stress và thực hiện các biện pháp giảm stress sẽ giúp tránh được những vấn đề này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ảnh hưởng, như thế
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, mù và trầm cảm cao hơn nam giới.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của bệnh đái tháo đường đến nguy cơ trầm cảm và ngược lại nhưng rõ ràng là có mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng glucose hay đường trong máu để tạo năng lượng. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gồm có tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận và thậm chí mù lòa. Một biến chứng cũng khá phổ biến mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải là bệnh về nướu (lợi) và các vấn đề về răng miệng khác.

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, một trong số đó là chứng khô mắt. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính có thể dẫn đến hỏng mắt vĩnh viễn và mất thị lực.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây