1

Ăn các loại đậu có lợi gì đối với người bị đái tháo đường?

Đậu là một loại siêu thực phẩm đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Ăn các loại đậu có lợi gì đối với người bị đái tháo đường? Ăn các loại đậu có lợi gì đối với người bị đái tháo đường?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị những người bị đái tháo đường nên ăn đậu khô hoặc đậu đóng hộp (loại không chứa muối) nhiều lần trong tuần. Các loại đậu có chỉ số đường huyết (GI) thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Đậu còn chứa protein và chất xơ – hai chất dinh dưỡng rất cần thiết để có sức khỏe tốt. Đậu còn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau và sẽ giúp làm đa dạng bữa ăn hàng ngày.

Các lợi ích của đậu

Các loại đậu là nguồn tinh bột thân thiện với bệnh nhân đái tháo đường. Khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh đái tháo đường là khoảng một phần ba chén mỗi bữa. Lượng đậu này chứa khoảng 80 calo và khoảng 15 gram carbohydrate.

Nếu sử dụng đậu để thay thế cho các nguồn protein động vật thì người bệnh có thể ăn nửa chén đậu.

Có nhiều loại đậu và giá trị dinh dưỡng của mỗi loại không giống nhau.

Dưới đây là giá trị dinh dưỡng của 1/3 chén đậu đen, đậu lima (đậu bơ) và đậu thận đỏ.

  Đậu đen Đậu lima Đậu thận đỏ
Calo 75 60 73
Protein (g) 5 3 5
Carbohydrat (g) 13 11 12
Chất xơ (g) 5 3 4

Nhờ có hàm lượng protein cao nên đậu có thể được sử dụng làm nguồn cung cấp protein thay cho thịt. Không giống như thịt, đậu không chứa chất béo bão hòa và có hàm lượng chất xơ cao, vì thế nên đậu là một loại thực phẩm rất lành mạnh.

Mặc dù cũng chứa nhiều tinh bột như bánh mì hay khoai tây nhưng đậu có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Đậu có chứa lượng chất xơ hòa tan đáng kể. Chất xơ hòa tan có vai trò nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy rằng chất xơ hòa tan giúp giảm tình trạng kháng insulin. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người hơn nữa nhưng những phát hiện cho đến thời điểm hiện tại đều rất hứa hẹn.

Lưu ý khi ăn đậu

Ngoài ưu điểm là bổ dưỡng và không chứa chất béo, các loại đậu còn có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như hầm, salad, xào, luộc, nấu súp, nấu cháo, làm bánh,…

Việc theo dõi kích thước khẩu phần ăn có thể sẽ hơi phức tạp nếu kết hợp đậu cùng với các loại thực phẩm khác nhưng hãy cố gắng ước tính chính xác nhất có thể.

Hạn chế thêm muối và mỡ động vật khi nấu đậu. Bản thân bệnh tiểu đường đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và việc ăn nhiều muối hay mỡ động vật sẽ càng làm gia tăng nguy cơ.

Nêm gia vị nhạt có thể sẽ làm giảm độ ngon của món ăn nhưng thêm quá nhiều muối hay các loại gia vị chứa muối sẽ làm giảm đi các lợi ích của đậu đối với sức khỏe. Thành phần chính của muối ăn là natri và tiêu thụ quá nhiều natri sẽ làm tăng huyết áp. Do đó, hãy cố gắng sử dụng ít muối nhất có thể khi nấu nướng. Thay vào đó, bạn có thể tăng thêm hương vị cho món ăn bằng các loại gia vị khác như tiêu, tỏi, gừng,…

Đậu không những là một loại thực phẩm lành mạnh mà còn có ưu điểm là rất dễ bảo quản và giá thấp. Các loại đậu khô như đậu đen, đậu xanh hay đậu trắng đều để được khá lâu nếu bảo quản đúng cách. Bạn có thể mua sẵn một ít đậu để trong nhà bếp và thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường

Thêm đậu phộng và bơ đậu phộng vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị bệnh đái tháo đường type 2.

9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường

Mặc dù đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Một trong những điều mà nhiều người hiểu sai nhất là chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường.

Người bị đái tháo đường có được ăn dưa hấu không?
Người bị đái tháo đường có được ăn dưa hấu không?

Dưa hấu là một loại quả chứa nhiều nước và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, giống như các loại quả khác, dưa hấu cũng chứa đường tự nhiên. Vậy ăn dưa hấu có làm tăng lượng đường trong máu không và người bị bệnh đái tháo đường có thể ăn được loại quả này hay không?

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây