Từ khóa bệnh tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn việt quất giúp giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thậm chí còn gọi quả việt quất là “siêu thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường”.
Các chuyên gia cho biết không phải chế độ ăn dựa trên thực vật nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng thì một số chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.
Nước dừa là chất lỏng trong suốt bên trong quả dừa. Đây là một loại nước uống được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi có vị ngọt tự nhiên mà còn chứa nhiều chất điện giải và có tác dụng bù nước rất tốt. Không giống như cùi dừa chứa nhiều chất béo, nước dừa gồm chủ yếu là carb. Vì lý do này nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết uống nước dừa có làm tăng lượng đường trong máu hay không.
Nước mía không chỉ có vị thơm ngọt hấp dẫn và là một loại nước giải khát phổ biến vào mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía có tác dụng điều trị bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Tuy nhiên, nước mía có chứa rất nhiều đường, vậy người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước mía hay không?
Nấm là một loại thực phẩm ít calo, ít carb, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?
Tiểu đường type 2 là một tình trạng bệnh lý mãn tính mà hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang mắc phải. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, bệnh tim mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Biết được những thực phẩm cần tránh là điều rất quan trọng khi mắc bệnh tiểu đường. Nói chung, người bệnh nên tránh xa thực phẩm chứa chất béo xấu, đồ uống nhiều đường, ngũ cốc tinh chế và các loại thực phẩm chứa carb tinh chế khác.
Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Vì bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu cao nên nhiều người cho rằng ăn nhiều đường là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Mặc dù đúng là thường xuyên ăn nhiều đường bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cân nặng có ảnh hưởng lớn đến bệnh tiểu đường và ngược lại, bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến cân nặng. Tác động qua lại giữa bệnh tiểu đường và cân nặng còn phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mắc phải - type 1 hay type 2.
Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.
Tập thể dục có lợi cho hầu hết tất cả mọi người nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Strength training đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Các nhà khoa học đang thử nghiệm nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau để tìm ra những loại có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Những loại thực phẩm chức năng như vậy sẽ có lợi cho những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường có nhiều triệu chứng khác nhau và mệt mỏi là một trong số đó. Tại sao bệnh tiểu đường lại gây mệt mỏi, có những nguyên nhân nào khác gây ra tình trạng này và làm thế nào để khắc phục?
Có nhiều lựa chọn thay thế đường cho những người bị tiểu đường nhưng không phải sản phẩm nào trong số này cũng thực sự tốt.