1

Bị tiểu đường có được uống nước mía không?

Nước mía không chỉ có vị thơm ngọt hấp dẫn và là một loại nước giải khát phổ biến vào mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía có tác dụng điều trị bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Tuy nhiên, nước mía có chứa rất nhiều đường, vậy người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước mía hay không?
Bị tiểu đường có được uống nước mía không? Bị tiểu đường có được uống nước mía không?

Các lợi ích của nước mía

Nước mía được ép từ thân cây mía đã cạo vỏ, thường có thêm một chút nước ép quất nhưng hiện nay nước mía được pha trộn cùng rất nhiều nguyên liệu đa dạng khác. Nước mía là món đồ uống phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á.

Không chỉ được dùng làm đồ uống, nước ép mía còn được chế biến thành đường trắng, đường nâu, đường thô hay mật mía.

Nước ép mía còn được sử dụng để làm rượu rum hoặc được lên men tạo thành một loại rượu có tên là cachaça.

Mặc dù được dùng để sản xuất ra đường nhưng nước mía không phải đường nguyên chất. Nước mía gồm có khoảng 70 - 75% nước, khoảng 10 - 15% chất xơ và 13 - 15% đường ở dạng sucrose - giống như đường trắng.

Ở dạng chưa qua xử lý, nước mía còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid dồi dào. Những chất chống oxy hóa này rất có lợi cho sức khỏe.

Vì còn chứa các chất điện giải, chẳng hạn như kali, nên nước mía đã được nghiên cứu về tác dụng bù nước và khoáng chất cho cơ thể. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 15 vận động viên đạp xe, nước mía đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện hiệu suất tập luyện và bù nước tương đương nước uống thể thao.

Tuy nhiên, nước mía làm tăng lượng đường trong máu của các vận động viên khi tập luyện. Lợi ích của nước mía chủ yếu đến từ hàm lượng carb và tác dụng khôi phục năng lượng dự trữ trong các cơ sau khi tập luyện.

Tóm tắt: Nước mía là một nguồn chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh các lợi ích của nước mía đối với sức khỏe.

Hàm lượng đường trong nước mía

Mặc dù cung cấp một số chất dinh dưỡng nhưng nước mía chứa nhiều đường và carb.

Một cốc (240ml) nước mía có chứa: (1)

  • Lượng calo: 183 calo
  • Protein: 0 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Đường: 50 gram
  • Chất xơ: 0 - 13 gram

Lượng đường trong một cốc nước mía là 50g, tương đương 12 muỗng cà phê.

Trong khi đó, theo như khuyến nghị thì nam giới chỉ nên tiêu thụ tối đa 9 muỗng cà phê đường/ngày và phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cà phê. (2) Như vậy có nghĩa là một cốc nước mía chứa lượng đường vượt quá tiêu chuẩn cho phép mỗi ngày.

Mặc dù sau khi ép, nước mía vẫn còn một phần chất xơ từ cây mía nhưng lượng chất xơ là không nhiều và tốt nhất nên bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như rau củ, trái cây thay vì đồ uống. Nếu muốn bổ sung chất xơ qua đồ uống thì nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ dạng bột pha với nước lọc hoặc nước ép rau củ quả tươi.

Đường là một loại carb mà cơ thể phân hủy thành glucose. Do đó, một số loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng carb cao có thể làm tăng lượng đường trong máu quá mức, đặc biệt là ở những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý đến lượng đường và carb trong chế độ ăn uống.

Mặc dù nước mía có chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) thấp nhưng lại có tải lượng đường huyết (glycemic load - GL) cao, có nghĩa là nước mía sẽ có tác động lớn đến lượng đường trong máu.

GI cho biết tốc độ mà một loại thực phẩm hay đồ uống làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn còn GL cho biết tổng mức tăng đường huyết. Như vậy là GL giúp đánh giá chính xác hơn về tác động của một loại đồ ăn, thức uống đến lượng đường trong máu.

Tóm tắt: Nước mía chứa rất nhiều đường và có tải lượng đường huyết cao mặc dù có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, uống nước mía sẽ có tác động lớn đến lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường có được uống nước mía không?

Giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía không tốt cho người bị tiểu đường.

Lượng đường khổng lồ trong nước mía sẽ làm cho mức đường huyết tăng cao nguy hiểm. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.

Mặc dù các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất chống oxy hóa polyphenol trong chiết xuất mía có thể giúp các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn nhưng nghiên cứu này mới chỉ là sơ bộ và sử dụng chiết xuất mía chứ không phải nước ép mía. Nói chung, nước mía không an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Nếu vẫn thích uống đồ ngọt thì có thể dùng trái cây tươi để tạo vị ngọt tự nhiên cho nước.

Tóm tắt: Do nước mía chứa hàm lượng đường lớn nên người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía để tránh bị tăng đường huyết. Có rất nhiều loại nước có vị ngọt khác an toàn cho người bị tiểu đường.

Tóm tắt bài viết

Nước mía là thức uống không tinh chế được chiết xuất từ cây mía.

Mặc dù nước mía cung cấp một số chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng lại chứa rất nhiều đường. Do đó, đây là loại đồ uống mà những người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa.

Người bị tiểu đường nên chọn nước lọc hoặc các loại đồ uống lành mạnh khác như cà phê, trà và nước pha trái cây tươi không đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?

Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?
Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép không?

Rất nhiều người có thói quen uống nước ép rau củ quả mỗi ngày. Mặc dù đúng là nước ép rau củ quả tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hay làm đẹp da nhưng không phải ai cũng nên uống nước ép, biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu xem liệu uống nước ép có thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường hay không.

Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Có Được Ăn Gia Vị Và Nước Sốt Không?
Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Có Được Ăn Gia Vị Và Nước Sốt Không?

Khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bao gồm cả gia vị hay nước sốt, người bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc nên ăn vào thời điểm nào và ăn bao nhiêu để tránh làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  103 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây