1

Tại sao bệnh tiểu đường gây mệt mỏi?

Bệnh tiểu đường có nhiều triệu chứng khác nhau và mệt mỏi là một trong số đó. Tại sao bệnh tiểu đường lại gây mệt mỏi, có những nguyên nhân nào khác gây ra tình trạng này và làm thế nào để khắc phục?
Tại sao bệnh tiểu đường gây mệt mỏi? Tại sao bệnh tiểu đường gây mệt mỏi?

Bệnh tiểu đường và tình trạng mệt mỏi

Bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu (glucose) cao do tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc các tế bào cơ thể phản ứng kém với lượng insulin được tạo ra. Ngoài ra, một đặc điểm nữa ở những người mắc bệnh tiểu đường là sự gia tăng các chất chỉ điểm phản ứng viêm. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tình trạng mệt mỏi.

Tiểu đường là một bệnh mãn tính nhưng kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi. Có nhiều cách để kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng trước tiên nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Nguyên nhân gây mệt mỏi ở người mắc bệnh tiểu đường

Sự dao động đường huyết được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi ở người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các tác giả của một nghiên cứu được thực hiện trên 155 người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 đã nhận thấy rằng đường huyết là nguyên nhân gián tiếp gây mệt mỏi ở những người có chỉ số A1C trên 7% và tình trạng mệt mỏi có liên quan đến các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường. (1)

Những vấn đề chính có thể dẫn đến mệt mỏi ở người mắc bệnh tiểu đường gồm có:

  • Tình trạng viêm trên phạm vi rộng
  • Trầm cảm
  • Mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Mức testosterone thấp ở nam giới
  • Suy thận
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Bỏ bữa
  • Ít hoạt động thể chất
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Thiếu hỗ trợ xã hội

Cách giảm mệt mỏi do bệnh tiểu đường

Thay đổi thói quen lối sống, hỗ trợ xã hội và các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn và cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Thay đổi lối sống

Thói quen sống lành mạnh là một điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Thói quen sống lành mạnh gồm có tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng. Những điều này sẽ giúp tăng mức năng lượng và đồng thời cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.

Theo một nghiên cứu vào năm 2012, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể làm gia tăng tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2. (2)

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), thói quen tập thể dục còn giúp giữ ổn định lượng đường trong máu ở những người đã mắc bệnh tiểu đường. (3)

ADA khuyến nghị nên tập thể dục tối thiểu 2,5 giờ mỗi tuần và không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp. Tốt nhất nên kết hợp cả tập cardio và tập thể hình cũng như các bài tập giúp tăng cường khả năng thăng bằng và linh hoạt, chẳng hạn như yoga.

Hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ xã hội cũng là một phần quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu vào năm 2013 được thực hiện trên 1.657 người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hỗ trợ xã hội và tình trạng mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự hỗ trợ từ gia đình và những người xung quanh giúp làm giảm mệt mỏi ở bệnh nhân tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên nói chuyện với người thân về tình trạng bệnh của mình để được giúp đỡ trong việc kiểm soát và điều trị bệnh. Hãy dành thời gian đi chơi với người thân, bạn bè. Điều này sẽ có lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ trầm cảm. Theo tạp chí Current Diabetes Reports, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với người không bị tiểu đường. Điều này có thể là do sự thay đổi sinh học hoặc do thay đổi tâm lý về lâu dài.

Ở những người mắc chứng trầm cảm, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc đổi thuốc để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục cũng có thể giúp giảm trầm cảm nhờ làm tăng mức serotonin. Nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng bệnh không cải thiện thì nên đến gặp chuyên gia trị liệu tâm lý.

Nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mệt mỏi

Có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mệt mỏi.

Một nghiên cứu đã đánh giá kết quả của một cuộc khảo sát về chất lượng giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 31% những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có chất lượng giấc ngủ kém. Tỷ lệ gặp phải vấn đề về giấc ngủ cao hơn một chút (42%) ở người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Theo một nghiên cứu khác vào năm 2014, khoảng 40% người mắc bệnh tiểu đường type 1 cho biết họ bị mệt mỏi mãn tính. Các tác giả của cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng mệt mỏi ở những người tham gia nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến công việc hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống.

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện trên 37 người mắc bệnh tiểu đường và 33 người không mắc bệnh tiểu đường để so sánh sự khác biệt về mức độ mệt mỏi.

Những người tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát về tình trạng mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhóm mắc bệnh tiểu đường có mức độ mệt mỏi cao hơn nhiều so với nhóm không bị tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này.

Mệt mỏi có thể xảy ra ở cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy rằng mặc dù mệt mỏi là một triệu chứng điển hình của tăng đường huyết nhưng không có mối liên hệ nào giữa tăng đường huyết và tình trạng mệt mỏi mãn tính ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Cách tăng mức năng lượng khi mắc bệnh tiểu đường

Có nhiều cách để giảm mệt mỏi và tăng mức năng lượng cho những người mắc bệnh tiểu đường:

  • Cố gắng ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đường
  • Giảm lượng đồ uống có cồn
  • Uống caffeine vừa phải
  • Thử các biện pháp thư giãn như yoga hoặc thiền

Điều quan trọng nhất là phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường mà bác sĩ đưa ra. Kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ giúp giảm mệt mỏi.

Các nguyên nhân khác gây mệt mỏi

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome) là một vấn đề phổ biến. Đây là một rối loạn phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài ít nhất 6 tháng và không lý giải được nguyên nhân. Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Những người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính thường xuyên trong trong trạng thái thiếu năng lượng dù chỉ thực hiện các hoạt động đơn giản như đi bộ. Có ý kiến cho rằng hội chứng mệt mỏi mãn tính là do phản ứng viêm làm gián đoạn quá trình chuyển hóa trong cơ.

Mệt mỏi mãn tính cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Trầm cảm
  • Một số loại thuốc
  • Căng thẳng thần kinh
  • Rối loạn lo âu
  • Đau đầu
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Dị ứng

Khi nào cần đi khám?

Mệt mỏi kéo dài là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là khi tình trạng mệt mỏi cản trở các hoạt động hàng ngày. Nên đi khám nếu các triệu chứng mệt mỏi không cải thiện dù đã thay đổi lối sống và kiểm soát bệnh tiểu đường. Mệt mỏi có thể liên quan đến các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường hoặc do một bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp. Đôi khi, mệt mỏi là do tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường và có thể khắc phục bằng cách đổi loại thuốc khác.

Tóm tắt bài viết

Mệt mỏi là vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh phải chấp nhận để tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều cách để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và sống khỏe mạnh.

Chỉ cần thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong lối sống và kế hoạch điều trị là sẽ có thể cải thiện được tình trạng mệt mỏi và tăng mức năng lượng.

Xem thêm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây