1

Thiếu vitamin D có thể gây ung thư tuyến tiền liệt?

Vitamin D là một loại vitamin thiết yếu được biết đến nhiều nhất với vai trò là giữ cho xương chắc khỏe. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu vitamin D có mối liên hệ với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Thiếu vitamin D có thể gây ung thư tuyến tiền liệt? Thiếu vitamin D có thể gây ung thư tuyến tiền liệt?

Vitamin D và ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước nhỏ nằm ở dưới bàng quang, bao quanh một phần niệu đạo. Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, có nhiệm vụ tham gia sản xuất tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ở tuyến tiền liệt trở nên bất thường, phát triển không kiểm soát và hình thành nên khối u. Điều này dẫn đến các triệu chứng như tiểu khó, đau vùng chậu và khó xuất tinh. Vitamin D là một loại vitamin thiết yếu được biết đến nhiều nhất với vai trò là giữ cho xương chắc khỏe. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu vitamin D có mối liên hệ với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt hay không.

Kết quả nghiên cứu

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh ung thư sau khi nhận ra rằng những người sống ở khu vực nam bán cầu (nơi tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời hơn) có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn so với khu vực bắc bán cầu. Dựa trên phát hiện này, một số nghiên cứu đã tìm hiểu xem liệu thiếu vitamin D có gây ung thư hay không.

Kết quả của một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy thiếu vitamin D có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. (1) Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những nam giới Mỹ gốc Phi bị thiếu vitamin D có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Cả nam giới người Mỹ gốc Phi và nam giới người Mỹ gốc Âu bị thiếu vitamin D nghiêm trọng đều có giai đoạn khối u và điểm Gleason cao hơn. Thang điểm Gleason được sử dụng để xác định mức độ tương đồng giữa các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệtvới các tế bào bình thường. Điểm Gleason càng cao thì ung thư càng ác tính.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiện vẫn đang được tiến hành.

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư tuyến tiền liệt

Hiện vẫn chưa rõ liệu thiếu vitamin D có phải là yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều yếu tố được xác định là có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các yếu tố nguy cơ này gồm có:

  • Trên 50 tuổi
  • Bị béo phì
  • Thuộc một số chủng tộc như người mỹ gốc phi
  • Có cha hoặc anh em trai ruột mắc ung thư tuyến tiền liệt
  • Mang đột biến gen BRCA1 và BRCA2
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Hút thuốc lá
  • Từng tiếp xúc với hóa chất như chất độc màu da cam

Không phải ai có những yếu tố nguy cơ này cũng đều mắc ung thư tuyến tiền liệt. Trao đổi với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của bản thân để xem có cần thiết phải sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt hay không, nếu có thì nên bắt đầu khi nào và tần suất sàng lọc ra sao.

Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tiền liệt

Sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Nhiều tổ chức đưa ra khuyến nghị nam giới nên bắt đầu sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ từ tuổi 55. Những người có nguy cơ cao có thể bắt đầu sàng lọc sớm hơn (từ 40 – 54 tuổi). Hai phương pháp chính được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là thăm trực tràng và xét nghiệm PSA.

Trong quá trình thăm trực tràng, bác sĩ đưa ngón tay có đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra kích thước, hình dạng và kết cấu của tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PSA thường được thực hiện trong cùng một buổi khám bệnh. Xét nghiệm này đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen – PSA) trong máu. Mức PSA càng cao thì nguy cơ có vấn đề với tuyến tiền liệt càng cao.

Nếu kết quả thăm trực tràng hoặc xét nghiệm PSA không bình thường, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt để kiểm tra xem người bệnh có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không.

Bổ sung vitamin D có giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt không?

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt nhưng vẫn có những ý kiến lo ngại về tính an toàn của điều này. Bổ sung vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu – tình trạng trong máu có quá nhiều canxi. Việc bổ sung quá nhiều vitamin D còn có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh lý đang mắc.

Sử dụng dạng vitamin D an toàn hơn có thể là một lựa chọn điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhưng cần phải nghiên cứu thêm để kiểm chứng tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này. Do đó, cho đến thời điểm hiện tại thì vitamin D vẫn chưa phải là một phương pháp điều trị được công nhận chính thức cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Các lợi ích của vitamin D đối với cơ thể

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị. Những trường hợp này thường chỉ cần giám sát tích cực, có nghĩa là bệnh nhân sẽ tái khám định kỳ để bác sĩ khám trực tràng và làm xét nghiệm PSA nhằm theo dõi những thay đổi ở tuyến tiền liệt.

Nếu ung thư tuyến tiền liệt đã sang các giai đoạn sau hoặc vẫn đang tiến triển, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tích cực, gồm có:

  • Xạ trị bên trong (xạ trị áp sát) hoặc xạ trị chùm tia bên ngoài để tiêu diệt tế bào ung thư
  • Liệu pháp hormone để ngăn cơ thể tạo ra testosterone, đây là loại hormone cần thiết cho sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt
  • Phẫu thuật cắt tinh hoàn để ngăn cơ thể tạo ra testosterone
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt
  • Liệu pháp áp lạnh để đóng băng mô tuyến tiền liệt và tiêu diệt tế bào ung thư
  • Hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư
  • Liệu pháp miễn dịch để giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư

Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt

Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Ung thư tiến triển chậm và được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể vĩnh viễn không cần điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân đã lớn tuổi. Nhìn chung, ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư có tiên lượng tốt.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống tương đối ở tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt như sau:

  • Tỷ lệ sống 5 năm là 100%
  • Tỷ lệ sống 10 năm là 98%
  • Tỷ lệ sống 15 năm là 95%

Những tỷ lệ này so sánh nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt với nam giới nói chung. Lấy tỷ lệ sống 5 năm làm ví dụ. Trung bình, khả năng sống thêm ít nhất 5 năm sau chẩn đoán của những nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng tương đương những nam giới không mắc bệnh ung thư này.

Những người bị ung thư tại chỗ hoặc ung thư đã lan sang các khu vực lân cận có tỷ lệ sống tương đối 5 năm là 100%. Những trường hợp ung thư giai đoạn tiến triển xa (đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể) có tỷ lệ sống tương đối 5 năm là 28%. (2)

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Không có biện pháp nào có thể đảm bảo phòng ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt một cách tuyệt đối. Vì thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nên bổ sung đầy đủ vitamin D là một biện pháp để giảm thiểu nguy cơ. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về cách hiệu quả nhất để bổ sung vitamin D. Vì tia cực tím từ mặt trời kích hoạt quá trình tự sản xuất vitamin D trong cơ thể nên tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một cách để tăng lượng vitamin D. Đây cũng là cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.

Một số hướng dẫn khuyến nghị chỉ nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khoảng 10 phút mỗi ngày là đủ để tăng lượng vitamin D mà không gây hại cho sức khỏe da. Không được để da chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc với nắng. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology - AAD) lại không đồng ý với điều này. Theo AAD, cách an toàn nhất để bổ sung vitamin D là ăn thực phẩm giàu vitamin D hoặc dùng thực phẩm chức năng. Người trưởng thành từ 70 tuổi trở xuống cần 600 IU vitamin D hàng ngày. Người trên 70 tuổi cần 800 IU.

Ngoài bổ sung đủ vitamin D còn nhiều cách khác để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, nhiều trái cây và rau củ tươi
  • Ăn nhiều chất béo từ thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu, các loại hạt và quả hạch
  • Ăn các loại cá có chứa axit béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ
  • Hạn chế sữa và sản phẩm từ sữa
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
  • Không hút thuốc

Nếu có các dấu hiệu thiếu vitamin D như thường xuyên mệt mỏi, hay ốm, vết thương chậm lành, xương yếu, đau cơ thì nên đi khám. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức vitamin D thấp thì bác sĩ sẽ tư vấn cách tốt nhất để đưa mức vitamin D trở lại bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tác dụng phụ của thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Flomax
Tác dụng phụ của thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt Flomax

Flomax (tamsulosin) là một loại thuốc chẹn alpha được sử dụng để điều trị triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt).

Tại sao người bị phì đại tuyến tiền liệt nên tránh caffeine?
Tại sao người bị phì đại tuyến tiền liệt nên tránh caffeine?

Caffeine có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là làm tăng tốc độ sản xuất nước tiểu. Caffeine còn có thể làm tăng cảm giác và sự co bóp bàng quang. Vì thế nên caffeine có thể còn làm tăng triệu chứng tiểu gấp và đi tiểu nhiều lần ở những người bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.

Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt

Siêu âm tuyến tiền liệt được sử dụng để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt và phát hiện các vấn đề bất thường như ung thư hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).

Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một vấn đề rất phổ biến và có thể điều trị được. Một trong các giải pháp điều trị là phẫu thuật. Do đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một số vấn đề không mông muốn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây