1

Những ai nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?

Sàng lọc sớm và thường xuyên có thể giúp phát hiện và điều trị ung thư tuyến tiền liệt ngay từ khi bệnh còn chưa biểu hiện triệu chứng. Điều này giúp cải thiện tiên lượng, ngay cả trong những ca bệnh ung thư tiến triển nhanh và ác tính.
Những ai nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt? Những ai nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư bắt đầu phát sinh ở tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và chỉ có ở nam giới. Tuyến tiền liệt có chức năng tạo ra chất lỏng vận chuyển tinh trùng ra khỏi cơ thể kkhi xuất tinh (chất dịch trong tinh dịch).

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư tương đối phổ biến với khoảng 1,28 triệu ca mắc mới trên toàn cầu mỗi năm.

Ở những người trên 75 tuổi, ung thư tuyến tiền liệt có thể đe dọa đến tính mạng. Nhưng ung thư tuyến tiền liệt thường có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm trước khi các tế bào ung thư phát triển và lan sang các cơ quan xung quanh.

Sàng lọc sớm và thường xuyên có thể giúp phát hiện và điều trị ung thư tuyến tiền liệt ngay từ khi bệnh còn chưa biểu hiện triệu chứng. Điều này giúp cải thiện tiên lượng, ngay cả trong những ca bệnh ung thư tiến triển nhanh và ác tính.

Dưới đây là các cách thường được sử dụng để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, những ưu và nhược điểm của việc sàng lọc và bước tiếp theo sau khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Các phương pháp sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Có hai phương pháp chính được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là xét nghiệm PSA và thăm trực tràng.

Xét nghiệm PSA

Xét nghiệm PSA đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen) trong máu. Tuyến tiền liệt tạo ra PSA. Trong máu luôn có một lượng PSA nhất định nhưng mức PSA tăng cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy có khối u ác tính ở tuyến tiền liệt.

Không có định nghĩa rõ ràng về mức PSA điển hình. Mức PSA điển hình có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong đời. Nhưng bác sĩ thường so sánh kết quả xét nghiệm với mức tiêu chuẩn là 4,0 ng/mL để xác định xem mức PSA của người bệnh có bình thường hay không.

Xét nghiệm PSA là một xét nghiệm máu nên người bệnh sẽ phải lấy mẫu máu. Các bước thực hiện như sau:

  1. Nhân viên y tế xác định vị trí lấy máu trên cánh tay của người bệnh, sát khuẩn và dùng bơm kim tiêm lấy máu từ tĩnh mạch.
  2. Sau khi lấy đủ lượng máu, nhân viên y tế rút kim ra và băng lên vị trí lấy máu nếu cần thiết.
  3. Mẫu máu được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.
  4. Người bệnh sẽ được hẹn lịch trả kết quả. Kết quả thường có sau vài ngày.

Thăm trực tràng

Bác sĩ thực hiện thăm trực tràng để cảm nhận những bất thường ở trong và xung quanh tuyến tiền liệt thông qua lớp mô mỏng giữa trực tràng và tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt khỏe mạnh có độ đàn hồi đều và bề mặt nhẵn. Nếu như sờ thấy nổi cục thì đó có thể khối u ác tính ở tuyến tiền liệt.

Cùng với xét nghiệm PSA, thăm trực tràng cũng là một bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Quy trình thăm trực tràng gồm có các bước như sau:

  1. Bác sĩ đeo găng tay y tế và bôi gel bôi trơn lên các ngón tay.
  2. Bác sĩ từ từ đưa ngón tay đã đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của người bệnh. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển ngón tay xung quanh để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt xem có thay đổi bất thường hay không.

Những ai nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) khuyến nghị nam giới nên trao đổi với bác sĩ về việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ cho biết những lợi ích và rủi ro của việc sàng lọc và giúp người bệnh quyết định có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt hay không dựa trên các yếu tố nguy cơ.

Dưới đây là một số khuyến nghị chính về việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

Nên sàng lọc đối với người từ 55 đến 69 tuổi

Nam giới dưới 40 tuổi thường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt rất thấp. Và đối với những người trên 70 tuổi thì rủi ro của việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường lớn hơn lợi ích, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phạm vi lan rộng của ung thư.

Nên sàng lọc 2 năm một lần

Nếu như không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào của bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì tần suất khám sàng lọc khuyến nghị là 2 năm một lần. Nếu có các triệu chứng bệnh hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao thì có thể phải sàng lọc thường xuyên hơn.

Có thể bắt đầu sàng lọc từ 40 tuổi nếu có nguy cơ cao

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn bình thường, chẳng hạn như người có người thân ruột thịt trong gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt (bố hoặc anh em ruột) và nam giới người Mỹ gốc Phi. Những nhóm đối tượng này có thể cần bắt đầu khám sàng lọc sớm hơn (từ 40 – 45 tuổi).

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nếu như nhận thấy các triệu chứng này, đặc biệt là khi có nhiều triệu chứng cùng lúc thì hãy đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Khó tiểu (khó bắt đầu dòng tiểu, phải rặn khi đi tiểu)
  • Dòng tiểu yếu, ngập ngừng
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đau khi cương cứng hoặc xuất tinh
  • Đau không rõ nguyên nhân ở hông, lưng hoặc đùi trên

Ưu và nhược điểm của sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt giúp phát hiện bệnh từ sớm và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sàng lọc có thể dẫn đến các bước chẩn đoán không cần thiết. Trong nhiều trường hợp, khối u ở tuyến tiền liệt phát triển rất chậm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Viện nghiên cứu về Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc Sức khỏe (Institute for Quality and Efficiency in Healthcare) cho biết xét nghiệm PSA giúp ngăn ngừa 3/1.000 ca bệnh có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng xét nghiệm này cũng gây ra 60/1.000 ca bệnh được “chẩn đoán quá mức” (overdiagnosis), có nghĩa là chẩn đoán bệnh trong những trường hợp mà bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng hay vấn đề nào. (1)

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề về tiết niệu và rối loạn cương dương. Việc điều trị trong những trường hợp chẩn đoán quá mức có thể khiến người bệnh phải chịu những tác dụng phụ này một cách không cần thiết.

Khi xét nghiệm PSA hoặc khám trực tràng cho kết quả bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác để xác nhận ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như sinh thiết kim. Đây là một thủ thuật xâm lấn và tiềm ẩn một số rủi ro. Sinh thiết tuyến tiền liệt có thể gây ra các vấn đề không mong muốn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc có máu trong tinh dịch sau khi sinh thiết.

Hãy trao đổi với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Tùy thuộc vào mức độ nguy cơ mà bác sĩ sẽ cho biết việc sàng lọc có cần thiết hay không.

Ưu điểm của sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

  • Kết quả kiểm tra âm tính giúp loại bỏ lo lắng, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt từ sớm, trước khi có triệu chứng.
  • Phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trước khi di căn, điều này giúp cải thiện tiên lượng.

Nhược điểm của sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Các phương pháp sàng lọc có thể cho kết quả dương tính giả (có nghĩa là chỉ ra ung thư trong khi thực tế không hề mắc ung thư). Điều này sẽ gây hoang mang, lo lắng. Theo một nghiên cứu, cứ 4 người có kết quả xét nghiệm PSA dương tính thì chỉ có một người thực sự mắc ung thư tuyến tiền liệt (xác nhận bằng sinh thiết). (2)

Các phương pháp sàng lọc cũng có thể cho kết quả âm tính giả (không phát hiện bất thường trong khi đã mắc ung thư). Tỷ lệ xảy ra điều này là khoảng 1/7 trường hợp. Điều này khiến bệnh không được phát hiện sớm và có thể khiến người bệnh có tâm lý chủ quan.

Sàng lọc có thể dẫn đến chẩn đoán quá mức. Điều này có thể dẫn đến các bước chẩn đoán hoặc điều trị không cần thiết.

Các phương pháp xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Cả xét nghiệm PSA và thăm trực tràng đều không đủ để xác nhận ung thư tuyến tiền liệt. Nếu các phương pháp này cho kết quả bất thường và bác sĩ nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt thì sẽ phải thực hiện thêm một trong các phương pháp sau đây để xác định chẩn đoán.

Sinh thiết

Bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài qua da vào tuyến tiền liệt để lấy mẫu nhỏ. Sau đó, mẫu mô được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích xem có tế bào ung thư hay không.

Nội soi trực tràng

Đưa ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera vào trực tràng để kiểm tra khu vực xung quanh tuyến tiền liệt xem có dấu hiệu bất thường hay không. Bác sĩ có thể lấy mẫu mô qua ống nội soi.

Nội soi đại tràng sigma

Đưa ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera qua hậu môn vào đại tràng sigma để kiểm tra những bất thường. Đại tràng sigma là phần cuối của đại tràng, có hình chữ S, nằm ngay trước trực tràng. Những bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt hoặc u lành tính, polyp hình thành trong đại tràng.

Nội soi đại tràng

Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt đã di căn hoặc người bệnh có các triệu chứng về tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng, đưa ống nội soi qua hậu môn vào đại tràng để xem có khối u hay polyp trong đại tràng hay không.

Bước tiếp theo sau chẩn đoán ung thư tuyến tiền liêt

Sau khi xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn ung thư và sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xác định giai đoạn ung thư

Bệnh ung thư được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt gồm có 4 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, ung thư mới chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt và khi sang giai đoạn 4, ung thư đã lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt.

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân chia giai đoạn theo hệ thống TNM của Ủy ban Hỗn hợp về Ung thư Hoa Kỳ (American Joint Committee on Cancer). Hệ thống này phân giai đoạn ung thư dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Kích thước khối u (tumor)
  • Số lượng hạch bạch huyết xung quanh mà ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến (node)
  • Ung thư đã di căn bao xa bên ngoài tuyến tiền liệt (metastasis)

Ngoài ra, bác sĩ còn xác định giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt dựa trên mức PSA cũng như điểm Gleason. Điểm Gleason cho biết khả năng các tế bào ung thư tuyến tiền liệt lan sang các khu vực lân cận.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Nếu ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể chưa cần điều trị ngay. Người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ theo lịch để sinh thiết và xét nghiệm máu nhằm kiểm tra xem ung thư có phát triển hoặc lan rộng hay không. Điều này được gọi là giám sát tích cực.

Trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 2 hoặc các giai đoạn sau thì có các giải pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt: cắt hoàn toàn tuyến tiền liệt, có thể cắt cả một phần mô xung quanh.
  • Liệu pháp áp lạnh: Sử dụng đầu dò đưa khí lạnh vào tuyến tiền liệt để phá hủy mô ung thư.
  • Cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo: Đưa ống nội soi vào dương vật qua niệu đạo. Bác sĩ sử dụng đầu sắc của ống nội soi để cắt bỏ mô ung thư và phần mô đang cản trở dòng nước tiểu chảy qua niệu đạo.
  • Xạ trị: Sử dụng phóng xạ liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u.
  • Liệu pháp hormone: Dùng thuốc để giảm lượng testosterone hoặc các loại androgen khác mà cơ thể tạo ra. Điều này giúp làm chậm sự phát triển của khối u trong tuyến tiền liệt.
  • Liệu pháp miễn dịch: Lấy tế bào miễn dịch từ cơ thể của chính người bệnh và cho các tế bào này tiếp xúc với protein trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Các tế bào miễn dịch sẽ hình thành khả năng chống lại ung thư hiệu quả hơn. Sau đó các tế bào miễn dịch sẽ được tiêm trở lại cơ thể người bệnh để điều trị ung thư.

Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt

Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt được đo bằng tỷ lệ sống tương đối 5 năm, có nghĩa là số lượng người sống được thêm ít nhất 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán.

Tỷ lệ sống 5 năm của những người mắc ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư:

  • Khu trú (localized): Tỷ lệ sống 5 năm là trên 99% nếu ung thư mới chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt.
  • Tại vùng (regional): Tỷ lệ sống 5 năm là trên 99% nếu ung thư chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt và vùng mô ngay sát tuyến tiền liệt.
  • Di căn xa (distant): Tỷ lệ sống 5 năm là 31% nếu ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt.

Sàng lọc sớm và thường xuyên giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trước khi ung thư di căn Một phân tích tổng hợp vào năm 2015 cho thấy việc sàng lọc giúp giảm 49% nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. (3)

Tóm tắt bài viết

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến nhưng thường có thể điều trị được nếu được phát hiện trước khi lan rộng.

Thông thường, nam giới có thể bắt đầu khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 55 và tiếp tục sàng lọc 2 năm một lần cho đến năm 70 tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao có thể cần bắt đầu sàng lọc từ năm 40 tuổi. Các phương pháp thường được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là xét nghiệm PSA và thăm trực tràng nhưng để xác nhận ung thư thì cần thực hiện thêm các phương pháp khác như sinh thiết và nội soi.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển bất thường hình thành nên khối u ở tuyến tiền liệt. Ung thư có thể lan sang các cấu trúc lân cận và khu vực khác của cơ thể, được gọi là ung thư tuyến tiền liệt di căn.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Siêu âm tuyến tiền liệt giúp phát hiện những bệnh nào?
Siêu âm tuyến tiền liệt giúp phát hiện những bệnh nào?

Siêu âm tuyến tiền liệt cung cấp hình ảnh đen trắng về tuyến tiền liệt, nhờ đó giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của tuyến tiền liệt.

Những điều cần lưu ý sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt
Những điều cần lưu ý sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt

Sinh thiết tuyến tiền liệt là một thủ thuật nhanh chóng, rủi ro thấp với thời gian phục hồi ngắn. Đây là một trong những công cụ chính xác nhất để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt
Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt

Hai nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về bàng quang là bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt). Cùng tìm hiểu về điểm khác nhau giữa hai tình trạng này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây