1

Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?

Xét nghiệm PSA rất nhạy và có thể phát hiện mức PSA cao hơn bình thường. Nồng độ PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, xét nghiệm PSA giúp phát hiện ung thư từ trước khi xuất hiện các triệu chứng thực thể.
Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì? Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?

Xét nghiệm PSA là gì?

Xét nghiệm PSA đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen) trong máu của nam giới. PSA là một loại protein được sản xuất bởi các tế bào tuyến tiền liệt - một tuyến nhỏ nằm ngay bên dưới bàng quang. Bình thường, nồng độ PSA trong máu luôn ở mức thấp.

Xét nghiệm PSA rất nhạy và có thể phát hiện mức PSA cao hơn bình thường. Nồng độ PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, xét nghiệm PSA giúp phát hiện ung thư từ trước khi xuất hiện các triệu chứng thực thể. Tuy nhiên, mức PSA cao cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng không phải ung thư.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.

Mặc dù xét nghiệm PSA không cung cấp đủ thông tin để xác nhận chẩn đoán nhưng bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số PSA kết hợp với kết quả một số xét nghiệm khác để xác định một người có mắc ung thư tuyến tiền liệt hay không.

Mục đích của xét nghiệm PSA

Tất cả nam giới đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nhưng một số người có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như:

  • Người cao tuổi
  • Người da đen
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt

Bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm PSA để sàng lọc các dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp thăm trực tràng hậu môn để kiểm tra sự phát triển của tuyến tiền liệt. Trong quá trình thăm trực tràng hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ngón tay có đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra tuyến tiền liệt.

Ngoài mục đích phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA còn được thực hiện để:

  • xác định nguyên nhân gây ra các thay đổi bất thường ở tuyến tiền liệt được phát hiện trong khi khám lâm sàng
  • quyết định thời điểm bắt đầu điều trị ung thư tuyến tiền liệt
  • theo dõi sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt và hiệu quả của phác đồ điều trị

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm PSA

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc (kê đơn và không kê đơn), vitamin, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào thì người bệnh phải cho bác sĩ biết trước khi làm xét nghiệm PSA. Một số loại thuốc có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm (âm tính giả).

Nếu loại thuốc mà người bệnh đang dùng có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm khác hoặc đề nghị người bệnh tạm ngừng dùng thuốc vài ngày trước xét nghiệm.

Mức PSA cũng có thể tăng cao do một số hoạt động nhất định như đạp xe hoặc cưỡi ngựa, hoạt động tình dục và xuất tinh. Do đó, người bệnh có thể sẽ phải tránh các hoạt động này trong ít nhất 48 giờ trước khi làm xét nghiệm PSA.

Xét nghiệm PSA được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm PSA là một xét nghiệm máu nên người bệnh sẽ phải lấy mẫu máu. Nhân viên y tế sẽ xác định vị trí lấy máu trên cánh tay, sau đó sát khuẩn và đâm kim vào tĩnh mạch.

Khi đã lấy đủ lượng máu, nhân viên y tế sẽ rút kim ra, bơm máu vào ống nghiệm và chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích. Người bệnh sẽ được hẹn lịch trả kết quả.

Rủi ro của xét nghiệm PSA

Quá trình lấy mẫu máu rất an toàn. Tuy nhiên, do tĩnh mạch và động mạch có kích thước và độ sâu khác nhau nên việc lấy máu không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Nhân viên y tế có thể sẽ phải thử một vài tĩnh mạch ở các vị trí khác nhau trên cánh tay để tìm ra vị trí lấy máu thuận lợi nhất.

Mặc dù không phổ biến nhưng việc lấy máu có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn sau đây:

  • Ngất xỉu
  • Chảy máu nhiều
  • Cảm thấy hoa mắt hoặc chóng mặt
  • Nhiễm trùng tại vị trí đâm kim
  • Tụ máu dưới da, gây bầm tím

Xét nghiệm PSA cũng có thể cho kết quả dương tính giả, có nghĩa là chỉ số PSA ở mức cao trong khi nồng độ PSA thực tế hoàn toàn bình thường. Khi xét nghiệm PSA cho kết quả cao, bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết tuyến tiền liệt để xác nhận ung thư hoặc làm các xét nghiệm máu khác như xét nghiệm PHI (Prostate Health Index), 4Kscore hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến tiền liệt trước khi sinh thiết.

Nếu chỉ số PSA cao hơn bình thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm và/hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân. Ngoài ung thư tuyến tiền liệt, các nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nồng độ PSA trong máu còn có:

  • Gần đây mới đưa ống thông vào bàng quang để dẫn nước tiểu
  • Gần đây mới sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt)
  • Gần đây mới xuất tinh, đạp xe hoặc cưỡi ngựa

Trong những trường hợp có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hoặc nghi ngờ mắc ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm PSA kết hợp với các phương pháp chẩn đoán sau đây để xác nhận:

  • Thăm trực tràng hậu môn
  • Xét nghiêm PSA tự do (free PSA - fPSA)
  • Xét nghiệm PSA nhiều lần
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt
  • PHI (prostate health index) hoặc 4kscore
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến tiền liệt

Tranh cãi về xét nghiệm PSA

Hiện xét nghiệm PSA vẫn đang gây tranh cãi vì theo một số ý kiến, xét nghiệm này không giúp ích nhiều cho việc phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt và hơn nữa còn có nguy cơ chẩn đoán sai. Cũng không rõ liệu việc xét nghiệm sàng lọc có thực sự giúp tăng tỷ lệ sống sốt cho người bệnh hay không.

Xét nghiệm PSA rất nhạy và có thể phát hiện khi nồng độ PSA mới chỉ hơi tăng cao hơn bình thường. Do đó, xét nghiệm này có thể phát hiện ung thư ngay từ khi khối u còn rất nhỏ và không đe dọa đến tính mạng.

Trong những trường hợp khối u có kích thước quá nhỏ và chưa gây nguy hại, việc điều trị có thể còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với việc không phát hiện bệnh.

Những khối u nhỏ này thường không gây triệu chứng và biến chứng lớn vì ung thư tuyến tiền liệtlà một loại ung thư tiến triển rất chậm.

Hiện không có định nghĩa về mức PSA bình thường. Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), trước đây nồng độ PSA ở mức 4,0 ng/mL trở xuống được coi là bình thường. (1)

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt có mức PSA thấp hơn và mặt khác, nhiều nam giới mặc dù có mức PSA cao hơn nhưng lại không hề mắc bệnh ung thư. Viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, một số loại thuốc và các yếu tố khác cũng có thể làm dao động mức PSA.

Một số tổ chức, gồm có Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The United States Preventive Services Task Force - USPSTF), hiện khuyến nghị nam giới từ 55 đến 69 tuổi nên trao đổi với bác sĩ và tự cân nhắc xem có nên làm xét nghiệm PSA hay không. Không nên làm xét nghiệm này sau 70 tuổi. (2)

Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (American Urologic Association) vẫn khuyến nghị sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt đối với tất cả nam giới có nguy cơ trung bình ở độ tuổi 55 - 69 và nam giới có nguy cơ cao hơn nên bắt đầu sàng lọc ở tuổi 45. Hầu hết các tổ chức đều thống nhất rằng những người có nguy cơ cao nên sàng lọc. Tuy nhiên, nhìn chung việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ thấp đã trở nên thận trọng hơn, đa số bác sĩ thường lựa chọn theo dõi tích cực thay vì điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về siêu âm tuyến tiền liệt

Siêu âm tuyến tiền liệt được sử dụng để kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt và phát hiện các vấn đề bất thường như ung thư hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).

Sự khác biệt giữa tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt
Sự khác biệt giữa tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt có các triệu chứng tương tự nhau, vì vậy nên đôi khi rất khó để phân biệt hai bệnh lý này.

Các cách khác để điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ngoài tamsulosin (Flomax)
Các cách khác để điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ngoài tamsulosin (Flomax)

Tuyến tiền liệt là cơ quan bao quanh niệu đạo, khi bị phì đại sẽ chèn ép lên niệu đạo và khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?

Đừng cam chịu sống chung với tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Điều trị sớm sẽ giúp tránh các vấn đề về sau này. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu cấp tính (hoàn toàn không thể đi tiểu), sỏi thận và sỏi bàng quang. Trong trường hợp nghiêm trọng, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt còn có thể gây tổn hại thận.

Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt
Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước tương đối nhỏ nằm ở bên dưới bàng quang nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu phì đại hoặc bị nhiễm trùng. Viêm tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) là hai vấn đề phổ biến xảy ra với tuyến tiền liệt. Mặc dù cả hai đều gây đau và khó tiểu những mỗi tình trạng là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về hai hai bệnh này trong bài viết dưới đây.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây