Từ khóa bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý đến việc ăn uống hàng ngày. Điều quan trọng là phải biết hàm lượng carbohydrate mà mình tiêu thụ và ảnh hưởng của mỗi loại thực phẩm, đồ uống đến lượng đường trong máu.
Người bị tiểu đường có được ăn kẹo không vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng khi đã mắc bệnh tiểu đường thì sẽ phải kiêng hoàn toàn các loại đồ ngọt như kẹo bánh nhưng theo các nghiên cứu, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được đồ ngọt.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe ai đó nói rằng người bệnh tiểu đường phải kiêng trái cây vì trái cây có chứa đường. Mặc dù đúng là người bệnh tiểu đường cần hạn chế một số loại thực phẩm nhất định nhưng trái cây không nằm trong số đó.
Bí ngô hay bí đỏ không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu như mắc tiểu đường thì liệu có ăn được bí ngô không?
Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được phô mai. Món ăn này không những ngon mà còn giàu canxi và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác. Vì thế nên phô mai là một loại thực phẩm hoàn toàn phù hợp cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên, có một số điều mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn phô mai.
Bản thân bệnh tiểu đường cũng như một số loại thuốc điều trị và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để điều trị thiếu máu khi mắc bệnh tiểu đường?
Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể cho con bú và thậm chí, đây là điều nên làm để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Người mẹ nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời để có nhiều lợi ích nhất cho cả mẹ và bé.
Đau đầu là một vấn đề rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đa phần cơn đau đầu thường tự hết hoặc có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang quá cao hoặc quá thấp.
Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh mãn tính, xảy ra do khả năng kiểm soát đường (glucose) trong máu của cơ thể bị suy giảm. Các phương pháp tiêu chuẩn để điều trị tiểu đường type 2 là dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và một trong số đó là giấm táo – một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng giấm táo có thể giúp ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương các mạch máu cũng như các dây thần kinh có liên quan. Dùng aspirin liều thấp hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch. Nhưng người bị tiểu đường có nên dùng aspirin hàng ngày không?
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tầm nhìn bị mờ và một số trong đó xuất phát từ bệnh tiểu đường. Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức quá cao hoặc quá thấp.
Đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 2, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ đường huyết ổn định trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp phòng ngừa các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
So với thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn dễ mua hơn và thường có giá phải chăng hơn nhưng nhiều người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết thuốc không kê đơn có an toàn không, có ảnh hưởng gì đến lượng đường trong máu hay có tương tác với các loại thuốc điều trị tiểu đường đang dùng hay không. Ví dụ, gần một nửa số người lớn mắc bệnh tiểu đường bị viêm khớp và nhiều người có chung thắc mắc là có thể dùng ibuprofen để giảm đau khớp không.
Gừng đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu và điều hòa phản ứng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Mặc dù bệnh tiểu đường là một căn bệnh có thể kiểm soát được nhưng có thể gây căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần cho người mắc. Nguyên nhân có thể đến từ việc phải tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, theo dõi đường huyết, mức insulin, thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hay lo nghĩ về sức khỏe lâu dài.
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc phải nhiều căn bệnh khác như bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và bệnh về mắt. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các chuyên gia y tế còn phát hiện ra rằng người bệnh tiểu đường một khi bị nhiễm Covid thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và dễ bị biến chứng hơn.
Ngoài giảm chất lượng giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong suốt cả ngày, thay đổi cách cơ thể phản ứng với hormone insulin và góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Insulin bữa ăn (mealtime insulin) là một loại insulin tác dụng nhanh. Người mắc bệnh tiểu đường có thể phải dùng insulin bữa ăn cùng với các loại insulin có tác dụng lâu hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Sự trao đổi chất hay chuyển hóa là tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này cần năng lượng. Lượng năng lượng cần cho các phản ứng hóa học ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và thành phần cơ thể.