1

Người bị tiểu đường có được ăn phô mai không?

Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được phô mai. Món ăn này không những ngon mà còn giàu canxi và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác. Vì thế nên phô mai là một loại thực phẩm hoàn toàn phù hợp cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên, có một số điều mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn phô mai.
Người bị tiểu đường có được ăn phô mai không? Người bị tiểu đường có được ăn phô mai không?

Lợi ích của phô mai đối với người bị tiểu đường

Phô mai giúp duy trì mức đường huyết khỏe mạnh

Người mắc bệnh tiểu đường cần lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết (glycemic index - GI). Chỉ số này cho biết tốc độ mà cơ thể tiêu hóa carbohydrate trong thực phẩm hay nói cách khác là tốc độ mà thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm được đánh giá trên thang điểm 100. GI càng cao thì đường trong máu tăng càng nhanh sau ăn.

Hầu hết các loại phô mai chứa ít hoặc không chứa carbohydrate và do đó có chỉ số đường huyết rất thấp. Tuy nhiên, GI của mỗi loại phô mai là khác nhau.

Ví dụ, 30 gram phô mai cheddar chỉ chứa 0,4 gram carbohydrate trong khi 30 gram phô mai Thụy Sĩ chứa 1,5 gram carbohydrate. Vì vậy, điều quan trọng là phải đọc bảng thông tin dinh dưỡng để chọn loại phô mai phù hợp.

Phô mai rất giàu protein

Phô mai thường có hàm lượng protein cao, điều này giúp ngăn sự tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn nhiều carbohydrate. Lý do là vì khi kết hợp cùng protein, carbohydrate sẽ được tiêu hóa chậm hơn. Protein còn giúp no lâu hơn, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm không lành mạnh.

Mỗi loại phô mai có hàm lượng protein không giống nhau. Ví dụ, 30 gram phô mai parmesan chứa 10 gram protein trong khi 30 gram phô mai cheddar chứa 7 gram protein. 30 gram phô mai cottage chỉ có chưa đến 3 gram protein.

Phô mai có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường type 2

Có ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy ăn khoảng hai lát phô mai (khoảng 55 gram) mỗi ngày giúp giảm 12% nguy cơ tiểu đường. (1)

Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác nhận lợi ích này của phô mai.

Tác hại của phô mai đối với người bị tiểu đường

Mặc dù phô mai mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có một số lưu ý khi ăn phô mai.

Phô mai có nhiều chất béo và calo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo trong các sản phẩm từ sữa không phải lựa chọn lý tưởng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mặc dù chất béo trong những thực phẩm này có thể được tiêu thụ ở mức độ vừa phải nhưng chất béo không bão hòa có trong các loại dầu thực vật, quả hạch, hạt, quả bơ và một số loại cá là những lựa chọn lành mạnh hơn.

Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), calo từ chất béo bão hòa chỉ nên chiếm dưới 10% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày.

Phô mai là một loại thực phẩm nhiều calo, vì vậy nên cần phải chú ý khẩu phần ăn. Ví dụ, 30 gram phô mai cheddar có 113 calo. Nên chọn những loại phô mai ít béo hoặc tách béo.

Dị ứng hoặc không dung nạp

Không phải ai cũng có thể dung nạp các sản phẩm từ sữa như phô mai và một số người còn bị dị ứng với những thực phẩm này.

Có rất nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại quả hạch, có giá trị dinh dưỡng tương đương và thậm chí cao hơn phô mai.

Ngoài ra hiện nay còn có các loại phô mai không phải làm từ sữa, mặc dù những loại này thường chứa ít protein hơn phô mai thông thường.

Hàm lượng natri

Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế natri vì ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Một số loại phô mai có hàm lượng natri cao. Ví dụ, 30 gram phô mai feta chứa 316 miligram natri trong khi 30 gram phô mai mozzarella chỉ có 4 miligram natri. Hãy đọc kỹ bảng giá trị dinh dưỡng và chọn các loại phô mai có hàm lượng natri thấp.

USDA khuyến nghị người lớn và trẻ em trên 13 tuổi không nên ăn quá 2.300 miligram natri mỗi ngày.

Chọn loại phô mai nào?

Tốt nhất nên chọn những loại phô mai tự nhiên có hàm lượng chất béo, natri thấp và hàm lượng protein cao. Nên tránh các loại phô mai đã qua chế biến vì những loại này thường chứa nhiều natri và chất béo. Một số loại phô mai nhiều natri là feta và Edam. Các loại phô mai ít natri hơn là mozzarella và Emmental.

Vì phô mai ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên đây là một lựa chọn vô cùng thích hợp để ăn cùng các loại thực phẩm có GI cao hơn để cân bằng GI của bữa ăn. Có thể ăn kèm phô mai với bánh quy, bánh mì nguyên cám hay rau củ tươi cho bữa ăn nhẹ.

Mặc dù không làm tăng đường huyết nhưng cũng không nên ăn quá nhiều phô mai một lúc. Khẩu phần thông thường là khoảng 40 gram phô mai tự nhiên hoặc 60 gram phô mai đã qua chế biến.

Tóm tắt bài viết

Người bị tiểu đường có thể ăn phô mai. Phô mai có nhiều lợi ích như giúp ổn định đường huyết, giảm thèm ăn và thậm chí còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng lại chứa nhiều chất béo và calo. Chỉ nên ăn phô mai ở mức độ vừa phải và kết hợp cùng các loại thực phẩm lành mạnh khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây