1

Mẹ bị tiểu đường có thể cho con bú không?

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể cho con bú và thậm chí, đây là điều nên làm để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Người mẹ nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời để có nhiều lợi ích nhất cho cả mẹ và bé.
Mẹ bị tiểu đường có thể cho con bú không? Mẹ bị tiểu đường có thể cho con bú không?

Nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có chung một thắc mắc là có thể cho con bú hay không.

Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Mẹ bị tiểu đường vẫn có thể và nên cho con bú vì điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đối với người mẹ, việc cho con bú có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 trong tương lai. (1)

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thêm về việc cho con bú khi mắc bệnh tiểu đường, những lợi ích và một số thắc mắc thường gặp.

Mẹ bị tiểu đường có nên cho con bú không?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể cho con bú và thậm chí, đây là điều nên làm để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Tổ chức này khuyến nghị người mẹ nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời để có nhiều lợi ích nhất cho cả mẹ và bé.

Lợi ích của việc cho con bú

Lợi ích đối với trẻ:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1
  • Giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì khi lớn lên, điều này có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
  • Giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, viêm da cơ địa (chàm), hen suyễn và bệnh hô hấp

Lợi ích đối với người mẹ:

  • Phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, bao gồm cả giảm cân nhanh hơn
  • Giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, gồm có viêm khớp, loãng xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng và cao huyết áp
  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai

Sử dụng insulin và thuốc điều trị tiểu đường khi cho con bú có an toàn không?

Các loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin và insulin đều an toàn cho phụ nữ cho con bú.

Theo La Leche League International - tổ chức lâu đời nhất thế giới ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ, các phân tử insulin có kích thước lớn nên không thể đi qua sữa mẹ vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, người mẹ vẫn nên trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều dùng thuốc sau khi sinh và trong thời gian cho con bú.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 thế hệ mới có thể không an toàn hoặc chưa có đủ bằng chứng chứng minh tính an toàn khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

  • Thuốc ức chế SGLT-2: Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 hay thuốc ức chế SGLT-2 làm tăng sự bài tiết glucose hay đường trong máu vào nước tiểu. Nhóm thuốc này gồm có canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin và ertugliflozin. Thuốc ức chế SGLT-2 không có thông tin về việc sử dụng trong thời gian cho con bú và không được FDA khuyến nghị sử dụng trong thời gian này vì về mặt lý thuyết, thuốc ức chế SGLT-2 có thể gây tổn thương cho thận đang phát triển của trẻ sơ sinh.
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Thuốc đồng vận thụ thể glucagon giống peptide-1 hay thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 là một nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2, gồm có dulaglutide, exenatide, liraglutide, lixisenatide và semaglutide. Những loại thuốc này được tiêm hàng ngày hoặc hàng tuần. FDA khuyến cáo không dùng bất kỳ loại thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 nào cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc ức chế DPP-4: Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 hay thuốc ức chế DPP-4 là nhóm thuốc kê đơn được sử dụng kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2. Các loại thuốc trong nhóm này gồm có alogliptin, linagliptin, saxagliptin và sitagliptin. Hiện chưa có thông tin về sự bài tiết các loại thuốc ức chế DPP-4 vào sữa mẹ và về việc sử dụng trong thời gian cho con bú nhưng theo một nghiên cứu, nếu cần sử dụng thuốc ức chế DPP-4 khi cho con bú thì saxagliptin và linagliptin sẽ an toàn hơn so với các loại thuốc khác cùng nhóm.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường nhưng ít phổ biến hơn, gồm có colesevelam, meglitinide, pramlintide và thiazolidinedione.

Việc cho con bú có thể khiến cho lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn nên không được tự ý ngừng thuốc trong khoảng thời gian này. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng nếu cần thiết và phải theo dõi đường huyết thường xuyên.

Cho con bú ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường thai kỳ?

Có tới 9% phụ nữ gặp tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai hay còn được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. (2) Tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 cao hơn trong tương lai.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách tăng cường độ nhạy insulin cũng như là sự chuyển hóa glucose. Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng dài thì nguy cơ sẽ càng giảm. Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 2 tháng có thể giảm khoảng một nửa nguy cơ tiểu đường type 2 cho người mẹ và nếu nuôi con bằng sữa mẹ từ 5 tháng trở lên thì nguy cơ sẽ giảm hơn một nửa.

Mức đường huyết cần duy trì khi cho con bú

Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên duy trì đường huyết trong khoảng từ 90 đến 180 mg/dL. Đường huyết thấp hơn mức này có thể dẫn đến hạ đường huyết nguy hiểm.

Ở một số phụ nữ, lượng đường trong máu giảm từ 54 đến 90 mg/dL trong thời gian cho con bú. Đó là vì cơ thể sử dụng glucose trong máu để tạo ra sữa mẹ.

Phải luôn chuẩn bị sẵn các phương pháp điều trị hạ đường huyết để có thể sử dụng ngay khi cần. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều insulin và thuốc hoặc các phương pháp điều trị tiểu đường khác để kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong thời gian cho con bú.

Bệnh tiểu đường có thể làm giảm lượng sữa mẹ

Một nghiên cứu trường hợp (case study) vào năm 2016 đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rất nhiều phụ nữ bị ít sữa sau sinh mắc một trong những loại bệnh tiểu đường này.

Ngoài ra, cũng theo các nhà nghiên cứu, tình trạng kháng insulin và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao – một vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường - cũng có thể là nguyên nhân làm giảm lượng sữa mẹ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra mối liên hệ cụ thể giữa bệnh tiểu đường và tình trạng ít sữa mẹ sau sinh.

Sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ không?

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được xác định rõ nhưng số ca mắc bệnh lý này ở trẻ nhỏ đã tăng lên trong 50 năm qua. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố môi trường như người mẹ hút thuốc khi mang thai, phương pháp sinh và chế độ ăn của trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 1 ở trẻ.

Tuy rằng các nghiên cứu về việc cho con bú chưa đưa ra bằng chứng rõ ràng rằng cho con bú có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 1 nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy kết quả rất tích cực.

Ví dụ, một nghiên cứu ở Scandinavi tiết lộ rằng những trẻ không được bú sữa mẹ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao hơn gấp hai lần so với những trẻ bú mẹ.

Nghiên cứu này còn chỉ ra thêm rằng nuôi con bằng sữa mẹ, bất kể trong thời gian bao lâu đều sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 1 ở trẻ. Những trẻ bú sữa mẹ không hoàn toàn, có nghĩa là vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức hoặc các loại chất lỏng khác cũng có nguy cơ tiểu đường type 1 thấp hơn so với những trẻ chỉ được nuôi bằng sữa công thức.

Lưu ý khi cho con bú

Cho con bú có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ bằng cách điều chỉnh thời gian cho con bú, đồng thời điều chỉnh liều insulin và thuốc trong khoảng thời gian này.

Người mẹ nên ăn trước khi cho con bú hoặc chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ nếu cho con bú khi ra ngoài và khó duy trì ổn định lượng đường trong máu.

Người mẹ cần nạp nhiều calo hơn mỗi ngày để sản xuất đủ sữa. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) khuyến nghị phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nuôi con bằng sữa mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về lượng calo cụ thể cần ăn và loại thực phẩm phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nuôi con bằng sữa mẹ còn có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida ở bầu vú và núm vú, những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Các triệu chứng nhiễm nấm Candida gồm có:

  • Đau hoặc ngứa ở núm vú
  • Tiết dịch núm vú bất thường
  • Thay đổi màu sắc núm vú

Nếu nhận thấy những triệu chứng này, hãy đi khám để được hướng dẫn cách điều trị và điều chỉnh việc con con bú.

Tóm tắt bài viết

Người mẹ mắc bệnh tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể cho con bú và nên cho con bú. Đa số các loại thuốc điều trị tiểu đường đều an toàn trong thời gian cho con bú. Việc cho con bú thậm chí còn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác cho cả mẹ và con.

Nếu có thắc mắc về các vấn đề khác, chẳng hạn như điều chỉnh liều dùng thuốc, phòng ngừa hạ đường huyết hay điều trị nhiễm nấm, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị tiểu đường có được uống nước dừa không?
Bị tiểu đường có được uống nước dừa không?

Nước dừa là chất lỏng trong suốt bên trong quả dừa. Đây là một loại nước uống được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi có vị ngọt tự nhiên mà còn chứa nhiều chất điện giải và có tác dụng bù nước rất tốt. Không giống như cùi dừa chứa nhiều chất béo, nước dừa gồm chủ yếu là carb. Vì lý do này nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết uống nước dừa có làm tăng lượng đường trong máu hay không.

Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?
Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu đột nhiên tăng so với bình thường thì hãy cẩn thận vì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần và trong đó có một số nguyên nhân vô hại. Điều quan trọng là phải hiểu tác động của bệnh tiểu đường đến chức năng bàng quang, cũng như là các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Bị tiểu đường có được uống nước mía không?
Bị tiểu đường có được uống nước mía không?

Nước mía không chỉ có vị thơm ngọt hấp dẫn và là một loại nước giải khát phổ biến vào mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía có tác dụng điều trị bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Tuy nhiên, nước mía có chứa rất nhiều đường, vậy người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước mía hay không?

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  92 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây