1

Người bị tiểu đường có cần kiêng gluten không?

Gluten có trong nhiều loại thực phẩm giàu carbohydrate vì những loại thực phẩm này thường có nguồn gốc từ ngũ cốc. Ăn thực phẩm giàu carb có thể làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy thận trọng khi tiêu thụ những thực phẩm này. Nếu như còn phải kiêng gluten thì bạn cần phải đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn sản phẩm khi mua đồ ăn, thức uống.
Người bị tiểu đường có cần kiêng gluten không? Người bị tiểu đường có cần kiêng gluten không?

Gluten là gì?

Nếu để ý thì bạn sẽ thấy trên kệ thực phẩm trong siêu thị hay cửa hàng tạp hóa có những sản phẩm có ghi “không chứa gluten” hay “gluten-free”. Tại sao người ta lại sản xuất ra những sản phẩm này? Và người bị tiểu đường có cần phải kiêng gluten hay không?

Gluten là một loại protein có trong một số loại ngũ cốc, gồm có lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten có thể gây viêm ruột non ở những người mắc bệnh celiac. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Thiếu máu
  • Đau khớp và cơ
  • Vấn đề về da
  • Mệt mỏi

Do đó, những người mắc bệnh celiac phải theo chế độ ăn không có gluten suốt đời.

Nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac

Những người mắc chứng nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac (non-celiac gluten sensitivity) cũng có một số triệu chứng giống như bệnh celiac. Những người này không bị tổn thương và kích ứng ruột non nhưng tình trạng không dung nạp gluten vẫn có thể gây ra các vấn đề về thể chất và tinh thần. Tình trạng không dung nạp có thể xảy ra với các thành phần khác của thực phẩm chứa gluten, chẳng hạn như FODMAP - một nhóm carbohydrate có thể lên men. Tình trạng này cũng có thể gây ra các vấn đề về thể chất hoặc tinh thần. Nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và dẫn đến trầm cảm.

Mối liên hệ giữa gluten và bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cứ 100 người lại có 1 người mắc bệnh celiac nhưng khoảng 10% người mắc bệnh tiểu đường type 1 cũng bị bệnh celiac. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có mối liên hệ di truyền giữa bệnh celiac và bệnh tiểu đường type 1. Một số dấu ấn sinh học trong máu có liên quan đến bệnh celiac cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1. Cả bệnh celiac và tiểu đường type 1 đều có thành phần gây viêm, khiến hệ miễn dịch tấn công chính các mô hoặc cơ quan của cơ thể. Ở bệnh celiac, hệ miễn dịch tấn công ruột non trong khi ở bệnh tiểu đường type 1, cơ quan bị tấn công là tuyến tụy.

Dường như không có mối liên hệ nào giữa bệnh celiac và bệnh tiểu đường type 2.

Gluten và carbohydrate

Gluten có trong nhiều loại thực phẩm giàu carbohydrate vì những loại thực phẩm này thường có nguồn gốc từ ngũ cốc. Ăn thực phẩm giàu carb có thể làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy thận trọng khi tiêu thụ những thực phẩm này. Nếu như còn phải kiêng gluten thì bạn cần phải đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn sản phẩm khi mua đồ ăn, thức uống.

Hầu hết các loại bánh mì, mì, bánh quy, bia và những món làm từ ngũ cốc khác đều có chứa gluten, ngoại từ những sản phẩm có ghi “không chứa gluten”. Gạo và các sản phẩm từ gạo không chứa gluten. Ở những người mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten, chỉ cần một lượng gluten rất nhỏ thôi là đủ gây ra phản ứng.

Nếu bạn đang muốn tìm các loại thực phẩm chứa tinh bột thân thiện với người mắc bệnh tiểu đường và không có gluten thì có thể lựa chọn các loại thực phẩm sau đây:

  • Khoai tây và khoai lang
  • Gạo lứt
  • Ngô
  • Kiều mạch
  • Đậu nành
  • Diêm mạch (hạt quinoa)
  • Cao lương
  • Các loại đậu

Chuyển sang các nguồn carbohydrate không chứa gluten không có nghĩa là có thể ngừng tính toán lượng carb. Cho dù phải kiêng các sản phẩm ngũ cốc chứa gluten thì bạn vẫn có rất nhiều lựa chọn thay thế tốt cho sức khỏe.

Các sản phẩm không chứa gluten có thể chứa nhiều đường bổ sung hoặc natri hơn để làm tăng hương vị nên cần phải đọc kỹ thông tin dinh dưỡng của sản phẩm trước khi mua. Phiên bản không gluten của các loại thực phẩm chứa carb có thể có hàm lượng carb cao hơn so với phiên bản có gluten thông thường. Nhiều sản phẩm không chứa gluten có hàm lượng chất xơ ít hơn. Điều này khiến carbohydrate trong sản phẩm được hấp thụ nhanh hơn và làm tăng lượng đường trong máu đột ngột sau khi ăn.

Người bị tiểu đường có cần kiêng gluten không?

Nếu bạn không mắc bệnh celiac hay chứng nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac (NCGS) thì không cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng không có gluten. Chế độ ăn kiêng này là không cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Còn nếu bạn bị bệnh tiểu đường và bệnh celiac thì cần phải kiêng tất cả những thực phẩm chứa gluten. Đó là cách duy nhất để tránh gặp phải các triệu chứng khó chịu. Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn thực hiện chế độ ăn kiêng không có gluten đúng cách sao cho vừa có thể tránh tuyệt đối gluten và vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem thêm: Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây