1

Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten

Chế độ ăn không có gluten được khuyến nghị cho những người mắc bệnh celiac, nhạy cảm với gluten hoặc viêm da do rối loạn. Ngoài ra, chế độ ăn không có gluten cũng có thể sẽ hữu ích cho một số người mắc hội chứng kích ruột kích thích, rối loạn thần kinh mất sự điều hoà gluten, bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh lý liên quan đến HIV. Vậy thực sự chế độ ăn không có gluten có tốt cho sức khoẻ hay không?

1. Gluten là gì?

Gluten là một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Một chế độ ăn không có gluten là bắt buộc cho khoảng 2% dân số được chẩn đoán mắc bệnh Celiac để tránh tình trạng viêm ruột nghiêm trong xảy ra. Một số người có tình trạng viêm ít hơn gọi là nhạy cảm với gluten không celiac và có thể cảm thấy tốt hơn trong chế độ ăn không gluten.

2. Thế nào là chế độ ăn không có gluten?

Chế độ ăn không có gluten hay chế độ ăn gluten free là chế độ ăn không bao gồm protein gluten. Chế độ ăn này cần thiết để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac (là một loại bệnh đường ruột do mẫn cảm với thành phần gluten và gây khó khăn cho việc tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng) và các tình trạng y tế khác có liên quan đến gluten.

Lợi ích từ chế độ này được chứng minh là cải thiện được sức khoẻ, giảm cân và tăng năng lượng. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng liên quan đến chế độ ăn không có gluten đã được thực hiện với những người mắc bệnh celiac. Do đó, rất có ít bằng chứng lâm sàng về lợi ích sức khoẻ của chế độ ăn này trong cộng đồng.

Loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn có thể thay đổi hàm lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, trong trường hợp phải tuân thủ chế độ ăn không có gluten thì điều quan trọng cần phải biết là chế độ ăn đó có thể hưởng đến toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Giữ chế độ ăn kiêng gluten nghiêm ngặt là một điều cần thiết suốt đời cho những người mắc bệnh celiac. Thực hiện ăn kiêng tốt và tránh lây nhiễm chéo có thể làm giảm triệu chứng và biến chứng của bệnh.

Đối với những người bị nhạy cảm với gluten không celiac, tình trạng này có thể không kéo dài suốt đời. Có thể ăn kiêng gluten trong một thời gian nhất định trong một hoặc hai năm, sau đó kiểm tra lại độ nhạy cảm với gluten. Tuy nhiên, với một số người khác nhạy cảm với gluten không celiac thì chế độ ăn kiêng có thể là một phương pháp điều trị suốt đời.

Một số nghiên cứu lâm sàng đã xem xét lợi ích của chế độ ăn kiêng tại cộng đồng-những người không mắc bệnh celiac hay những người nhạy cảm với gluten không celiac. Không có đủ bằng chứng lâm sàng để xác định chính xác những tuyên bố về kết quả: giảm cân, sức khoẻ tổng thể được cải thiện, cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá, cải thiện các thành tích trong luyện tập thể thao. Thêm vào đó, sẽ có một số rủi ro khi sử dụng chế độ ăn không có gluten như làm thay đổi lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten
Chế độ ăn không Gluten có thể giúp cải thiện sức khỏe, giảm cân và tăng năng lượng

3. Mục đích của chế độ ăn không có gluten

Chế độ ăn không có gluten là cần thiết cho việc quản lý các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh sau:

  • Bệnh celiac - bệnh không dung nạp gluten: Là tình trạng gluten kích hoạt hoạt động của hệ thống miễn dịch làm tổ thương niêm mạc ruột non. Theo thời gian, quá trình gây tổn thương này sẽ ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Bệnh celiac gây rối loạn tự miễn dịch.
  • Nhạy cảm với gluten không do celiac gây ra bởi dấu hiệu và triệu chứng có liên quan đến bệnh celiac bao gồm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, “não sương mù”, phát ban hoặc đau đầu. Mặc dù vậy không tìm thấy có tổn thương nào ở các mô của ruột non. Các nghiên cứu cho thấy, hệ thống miễn dịch đóng một vai trò nhất định, nhưng lại không được hiểu rõ trong trường quá trình này.
  • Sự mất điều hoà gluten, một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và gây ra các vấn đề với sự kiểm soát cơ và tự chuyển động của cơ bắp.
  • Dị ứng lúa mì giống như dị ứng thực phẩm khác, kết quả là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn gluten hoặc một số protein khác trong lúa mì là tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn. Hệ miễn dịch tạo ra một kháng thể đối với protein thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể dẫn tới tắc nghẽn, khó thở và các triệu chứng khác. Chế độ ăn không có gluten được tuyên bố có lợi sức khoẻ là động lực để tránh lúa mì và các loại ngũ cốc khác có gluten. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu lâm sàng đã thực hiện nghiên cứu về lợi ích của chế độ ăn này đối với những người không có dấu hiệu bệnh với gluten.

4. Xây dựng chế độ ăn không có gluten như thế nào?

Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten
Yến mạch là loại hạt cần tránh khi xây dựng chế độ ăn không có gluten

Chế độ ăn gluten free đòi hỏi phải chú ý cẩn thận đến cả thành phần thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng của chúng.

Những thực phẩm tươi được phép

Có nhiều loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh như: hoa, quả, đậu, các loại hạt.

Các dạng thực phẩm chưa qua chế biến: trứng, thịt nạc, thịt chưa qua chế biến, cá và gia cầm. Hầu hết các sản phẩm sữa ít béo.

Các loại ngũ cốc, tinh bột hoặc bột mịn có thể bao gồm trong chế độ ăn không có gluten như: rau dền, bột dong, ngô và bột ngô, bột không có gluten (gạo, đậu nành, ngô, khoai tây, đậu), cháo ngô, kê, quino, gạo, miến, đậu nành, bột sắn.

Các loại hạt không được phép

Tránh tất cả các loại thực phẩm và đồ uống từ lúa mì, lúa mạch, lúa đen, triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen), yến mạch. Yến mạch không có gluten tự nhiên, nhưng chúng lại có thể bị nhiễm vào trong quá trình sản xuất cùng với lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen.

Những lưu ý về lúa mì

Có nhiều loại lúa mì khác nhau, tất cả chúng đều chứa gluten như lúa mì cứng, Einkorn, Emmer, Kamut. Bột mì có tên khác nhau dựa vào cách xay lúa mì hoặc bột được chế biến.

Tất cả các loại bột sau đều chứa gluten: bột làm giàu có thêm vitamin và chất khoáng, tinh bột lúa mì xay thường được sử dụng trong ngũ cốc nóng, bột mì Farina-là loại bột mì nguyên chất, bột hòn là một phần của lúa mì được sử dụng trong mì ống và món ăn vùng Bắc Phi.

Nhãn thực phẩm không chứa gluten

Khi mua thực phẩm chế biến, cần đọc nhãn để xác định xem có chứa gluten hay không. Thực phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc triticale đều phải được dán nhãn tên của hạt trong danh sách nội dung của nhãn.

Thực phẩm được dán nhãn không chứa gluten phải tuân theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Những thực phẩm này sẽ có nhãn ghi như sau: Thực phẩm không chứa gluten tự nhiên, thực phẩm chế biến không có thành phần chứa gluten, thực phẩm không bị ô nhiễm chéo với các thành phần có chứa gluten trong quá trình sản xuất, thực phẩm có thành phần chứa gluten được loại bỏ trong quá trình chế biến.

Đồ uống có cồn làm từ các thành phần tự nhiên không chứa gluten chẳng hạn như quả nho, hoặc quả bách xù, có thể được dán nhãn là không chứa gluten. Đồ uống có cồn làm từ hạt có chứa gluten có thể ghi nhãn ghi rõ rõ đồ uống đã được chế biến, xử lý hoặc sử dụng kỹ thuật để loại bỏ gluten. Tuy nhiên, nhãn phải ghi rõ hàm lượng gluten.

5. Thực phẩm chế biến thường chứa gluten

Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten
Cần lưu ý rằng những thực phẩm không có gluten thường có giá cao hơn so với thực phẩm khác

Lúa mì, lúa mạch, hay lúa mạch đen là những thành phần tiêu chuẩn trong một số sản phẩm khác. Gluten của lúa mì hoặc lúa mạch được thêm vào như một chất làm đặc hoặc liên kết, hương liệu hoặc tạo màu. Điều quan trọng là phải đọc kỹ nhãn của thực phẩm để xác định nếu chúng chứa lúa mì cũng như lúa mạch hoặc lúa mạch đen hay không.

Nói chung, tránh các loại thực phẩm khi chúng được dán nhãn là không chứa gluten hoặc được làm bằng ngô, gạo, đậu nành hoặc các loại ngũ cốc không chứa gluten khác: bia, bia đen, bánh mì, bánh nướng, kẹo, ngũ cốc, bánh quy, khoai tây chiên,...

Thực phẩm không chứa gluten thường có giá cao hơn so với thực phẩm được thay thế. Chi phí tuân theo chế độ ăn kiêng không có gluten có thể là đáng kể, đặc biệt nếu chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm không có gluten tự nhiên.

Do đó, chế độ ăn không có gluten vẫn có thể là một cách ăn uống lành mạnh nhưng nó tùy thuộc vào loại thực phẩm không chứa gluten nào, mức độ thường xuyên ăn chúng và liệu các lựa chọn thực phẩm khác để thay thế có tốt cho sức khỏe hay không.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  687 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 1136 Lượt xem
Tin liên quan
Chế độ ăn kiêng giảm cân bằng cà phê có hiệu quả không?
Chế độ ăn kiêng giảm cân bằng cà phê có hiệu quả không?

Uống cà phê để giảm cân là một phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ uống vài cốc cà phê mỗi ngày và đồng thời hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.

Trị sẹo bằng vitamin E có hiệu quả không?
Trị sẹo bằng vitamin E có hiệu quả không?

Một trong những cách được nhiều người sử dụng để loại bỏ hoặc làm mờ sẹo, đặc biệt là sẹo do mụn trứng cá để lại là cắt viên nang vitamin E và lấy dầu bên trong thoa lên vết sẹo. Vitamin E cũng là một thành phần có trong nhiều sản phẩm bôi da trị sẹo. Vitamin E có thực sự có công dụng trị sẹo không và nếu có thì hiệu quả đến đâu?

Chế độ ăn kiêng bằng trứng Egg Fast có hiệu quả không?
Chế độ ăn kiêng bằng trứng Egg Fast có hiệu quả không?

Egg Fast là một chế độ ăn kiêng ngắn hạn, trong đó chủ yếu chỉ ăn trứng, phô mai và bơ. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích chính là để vượt qua giai đoạn chững cân trong quá trình giảm cân, đặc biệt là ở những người đang theo chế độ ăn kiêng Keto.

Những lợi ích không ngờ của quả khế đối với sức khỏe
Những lợi ích không ngờ của quả khế đối với sức khỏe

Khế là một loại quả không được phổ biến như táo, chuối, bưởi, cam, quýt… nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi ích.

Có nên uống cà phê trước khi ngủ trưa không?
Có nên uống cà phê trước khi ngủ trưa không?

Uống cà phê trước khi ngủ trưa giúp làm tăng mức năng lượng một cách hiệu quả hơn so với chỉ uống cà phê hoặc chỉ ngủ trưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây