1

Lợi ich của quế đối với bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp phòng ngừa các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Lợi ich của quế đối với bệnh tiểu đường Lợi ich của quế đối với bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính có đặc trưng là lượng đường trong máu cao bất thường. Nếu kiểm soát kém, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh thận và tổn thương thần kinh.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thường là dùng thuốc và tiêm insulin, bên cạnh đó người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Có một số loại thực phẩm giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Quế là một trong số đó. Quế không chỉ là một vị thuốc mà còn là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn mặn và ngọt trên khắp thế giới.

Quế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Quế là gì?

Quế là một loại gia vị và vị thuốc có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, cay và là phần vỏ của một số loài cây thuộc chi Quế (Cinnamomum).

Quế đã được sử dụng trong y học cổ truyền và bảo quản thực phẩm từ hàng ngàn năm trước.

Để thu được quế, người ta loại bỏ đi lớp bên trong của vỏ cây quế.

Sau đó, vỏ cây được sấy khô. Quá trình này khiến cho quế cuộn lại và tạo ra quế thanh. Quế thanh có thể được nghiền nhỏ và tạo thành bột quế.

Trên thế giới có hai loại quế chính là:

  • Quế ceylon hay quế thật: đây là loại quế đắt nhất.
  • Quế cassia hay quế đơn: có giá thành thấp hơn quế ceylon và là loại quế được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm.

Mặc dù cả hai đều là quế nhưng quế ceylon và quế cassia có một vài điểm khác biệt.

Tóm tắt: Quế là phần vỏ được sấy khô của một số loài cây thuộc chi Quế và được chia thành hai loại chính là quế ceylon và quế cassia.

Quế chứa chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nếu chỉ nhìn sơ qua thông tin dinh dưỡng của quế thì nhiều người sẽ không tin rằng quế là một loại siêu thực phẩm.

Mặc dù không chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng quế lại chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa – các chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một nhóm các nhà khoa học đã so sánh hàm lượng chất chống oxy hóa của 26 loại thảo mộc và gia vị khác nhau và kết luận rằng quế có lượng chất chống oxy hóa cao thứ hai trong số đó (chỉ sau đinh hương). (1)

Chất chống oxy hóa rất quan trọng vì các chất này giúp các tế bào cơ thể chống lại stress oxy hóa - một dạng tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.

Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 500mg chiết xuất quế mỗi ngày trong 12 tuần giúp làm giảm 14% các dấu hiệu stress oxy hóa ở những người trưởng thành bị tiền tiểu đường.

Điều này rất quan trọng vì stress oxy hóa có liên quan đến hầu hết các bệnh mãn tính, trong đó có cả bệnh tiểu đường type 2.

Tóm tắt: Quế không chứa nhiều vitamin hay khoáng chất nhưng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm stress oxy hóa. Điều này có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Quế có tác dụng giống insulin và giúp làm tăng độ nhạy insulin

Ở những người bị tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không phản ứng nhạy với insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Quế có tác dụng tương tự như insulin, đó là giúp vận chuyển đường (glucose) trong máu vào tế bào, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Quế còn giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, có nghĩa là làm cho insulin vận chuyển glucose trong máu vào tế bào hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 7 nam giới cho thấy quế làm tăng độ nhạy insulin ngay sau khi tiêu thụ và tác dụng kéo dài ít nhất 12 tiếng.

Trong một nghiên cứu khác, 8 nam giới cũng đã tăng độ nhạy insulin sau 2 tuần sử dụng thực phẩm chức năng chứa quế.

Tóm tắt: Quế giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ cơ chế hoạt động tương tự như insulin và tác dụng cải thiện độ nhạy insulin.

Quế làm giảm đường huyết lúc đói và chỉ số A1c

Một số nghiên cứu đối chứng đã chứng minh rằng quế giúp làm giảm lượng đường trong máu lúc đói rất hiệu quả.

Một tổng quan nghiên cứu gồm 543 người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy quế có thể làm giảm đường huyết trung bình 24 mg/dL (1,33 mmol/L) hoặc thậm chí nhiều hơn. (2)

Mặc dù những kết quả nghiên cứu này khá rõ ràng nhưng các nghiên cứu về tác động của quế đến HbA1c (A1c) - một chỉ số cho biết khả năng kiểm soát đường huyết về lâu dài – lại đưa ra những kết quả trái ngược nhau.

Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số A1c giảm đáng kể khi dùng quế trong khi một số nghiên cứu khác lại không phát hiện quế có bất kỳ tác động nào đến chỉ số A1c.

Lý do dẫn đến các kết quả mâu thuẫn có thể một phần là bởi sự khác biệt về lượng quế được sử dụng và khả năng kiểm soát đường huyết trước đó của những người tham gia.

Tóm tắt: Quế cho thấy tiềm năng trong việc giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, tác động của quế đến chỉ số HbA1c lại chưa rõ ràng.

Quế làm giảm đường huyết sau ăn

Tùy thuộc vào loại, lượng thực phẩm cũng như là tổng hàm lượng carb mà lượng đường trong máu có thể tăng lên đáng kể sau bữa ăn.

Sự dao động đường huyết này có thể làm tăng mức độ stress oxy hóa và phản ứng viêm, điều này gây ra nhiều tổn hại đến các tế bào của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Quế có thể giúp ngăn ngừa sự tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Theo một số nhà nghiên cứu, điều này là do quế có tác dụng làm chậm tốc độ thức ăn di chuyển qua dạ dày.

Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn 1,2 muỗng cà phê (khoảng 6 gram) quế với một khẩu phần bánh gạo làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và giảm mức tăng đường huyết so với khi ăn bánh gạo không.

Các nghiên cứu khác cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách ngăn cản các enzym tiêu hóa phân hủy carb trong ruột non.

Tóm tắt: Quế có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, điều này có thể là do quế làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và ngăn cản hoạt động của các enzym tiêu hóa.

Quế làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Quế không chỉ làm giảm đường huyết lúc đói và ngăn ngừa sự tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng thông thường của bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với những người không bị tiểu đường. (3) Quế có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách cải thiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Một tổng quan nghiên cứu gồm các nghiên cứu đối chứng được thực hiện trên những người bị tiểu đường type 2 cho thấy rằng quế có thể giúp làm giảm trung bình 9,4 mg/dL (0,24 mmol/L) LDL cholesterol hay cholesterol xấu và giảm 29,6 mg/dL (0,33 mmol/L) triglyceride.

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng quế giúp làm tăng mức HDL cholesterol hay cholesterol tốt lên trung bình 1,7 mg/dL (0,044 mmol/L).

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bổ sung 02 gram quế trong 12 tuần giúp làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác. Vì thế nên hiện nay, bệnh Alzheimer còn được gọi là “bệnh tiểu đường type 3”.

Các nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất quế có thể làm giảm nguy cơ hình thành mảng và đám rối từ hai loại protein là beta-amyloid và tau – những tác nhân có liên quan đến sự phát triển bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trong ống nghiệm và trên động vật. Cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn trên người để xác nhận những phát hiện này.

Tóm tắt: Quế có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer.

Quế ceylon và quế cassia: Loại nào tốt hơn?

Quế được chia thành hai loại chính là quế ceylon và quế cassia.

Quế cassia có nguồn gốc từ một số loài cây quế khác nhau và giá thành thường không đắt. Quế trong các loại thực phẩm chủ yếu là quế cassia.

Quế ceylon có nguồn gốc từ cây quế quan (Cinnamomum verum). Loại quế này có giá đắt hơn và ít phổ biến hơn quế cassia nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế ceylon chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.

Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn nên có thể quế ceylon sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.

Mặc dù một số nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã chỉ ra lợi ích của quế ceylon nhưng hầu hết các nghiên cứu về lợi ích của quế được thực hiện trên người lại sử dụng quế cassia.

Tóm tắt: Cả hai loại quế đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường nhưng cần có thêm nghiên cứu trên người để chứng minh quế ceylon mang lại nhiều lợi ích hơn quế cassia.

Những ai không nên dùng quế?

So với quế ceylon, quế cassia không chỉ có hàm lượng chất chống oxy hóa thấp hơn mà còn chứa nhiều coumarin hơn. Coumarin là một chất hữu cơ có trong nhiều loài thực vật và có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy coumarin có thể gây nhiễm độc gan. Điều này dẫn đến lo ngại rằng chất này cũng có thể gây hại đến gan của con người.

Do đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority) đã đưa ra mức giới hạn tiêu thụ coumarin hàng ngày là 0,1 mg trên mỗi kg cân nặng (0,045 mg/pound).

Hàm lượng coumarin trong 1 gram quế cassia là 3 mg. Như vậy, một người nặng 75kg có thể tiêu thụ khoảng nửa thìa cà phê (2,5 gram) quế cassia mỗi ngày.

Quế cassia đặc biệt chứa nhiều coumarin nên sẽ rất dễ tiêu thụ lượng coumarin vượt quá mức giới hạn trên nếu như dùng thực phẩm chức năng quế cassia hoặc ăn một lượng lớn thực phẩm có chứa loại quế này.

Tuy nhiên, quế ceylon có lượng coumarin thấp hơn nhiều và nếu dùng loại quế này thì sẽ khó mà tiêu thụ lượng coumarin vượt quá mức khuyến nghị.

Ngoài ra, những bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc hoặc insulin cần cẩn thận khi sử dụng quế.

Việc sử dụng quế trong những trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm quế vào kế hoạch điều trị.

Trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có tiền sử bệnh tật cũng phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quế

Tóm tắt: Quế cassia chứa nhiều coumarin – một chất có thể gây tổn thương gan. Ngoài ra, việc sử dụng một lượng lớn quế có thể gây hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người đang dùng thuốc hoặc insulin.

Nên dùng bao nhiêu quế?

Lợi ích của quế trong việc giảm lượng đường trong máu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa cho kết quả thống nhất về lượng quế nên sử dụng để có được các lợi ích mà không gặp phải tác dụng phụ.

Các nghiên cứu thường sử dụng 1 – 6 gram quế mỗi ngày ở dạng thực phẩm chức năng hoặc thêm bột quế vào thực phẩm.

Trong một nghiên cứu, những người dùng 1,3g và 6g quế mỗi ngày đều có mức giảm đường huyết tương đương nhau.

Vì liều thấp nhất và liều cao nhất đều lại lợi ích ngang nhau nên không cần thiết phải dùng liều cao.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng coumarin trong quế cassia có thể thay đổi. Do đó, không nên sử dụng quá 0,5 – 1 gram quế mỗi ngày để tránh vượt quá mức giới hạn coumarin.

Nếu là quế ceylon thì có thể sử dụng thoải mái hơn. Lượng tiêu thụ có thể lên đến 1,2 muỗng cà phê (6 gram) mỗi ngày.

Tóm tắt: Không nên sử dụng quá 0,5 - 1 gram quế cassia mỗi ngày. Đối với quế ceylon thì có thể sử dụng nhiều hơn nhưng điều này đa phần là không cần thiết.

Tóm tắt bài viết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp phòng ngừa các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Nếu muốn sử dụng quế để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thì nên chọn quế ceylon thay vì quế cassia.

Quế ceylon mặc dù có giá cao hơn nhưng hàm lượng chất chống oxy hóa lại nhiều hơn và chứa ít coumarin hơn so với quế cassia.

Tốt nhất không sử dụng quá 0,5 – 1 gram quế cassia mỗi ngày nhưng có thể dùng tới 1,2 thìa cà phê (6 gram) quế ceylon.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây