1

Người bị tiểu đường có được ăn dâu tây không?

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe ai đó nói rằng người bệnh tiểu đường phải kiêng trái cây vì trái cây có chứa đường. Mặc dù đúng là người bệnh tiểu đường cần hạn chế một số loại thực phẩm nhất định nhưng trái cây không nằm trong số đó.
Người bị tiểu đường có được ăn dâu tây không? Người bị tiểu đường có được ăn dâu tây không?

Ăn thực phẩm có đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trái cây đến lượng đường trong máu không giống như các loại đồ ngọt như bánh ngọt hay kẹo. Ảnh hưởng của một loại thực phẩm đến đường huyết còn tùy thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng và thành phần có trong thực phẩm.

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây, bao gồm cả dâu tây hay các loại quả mọng khác. Các loại trái cây như dâu tây là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Dâu tây có lượng calo thấp và là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên, những người bị tiểu đường vẫn nên hiểu rõ tác động của dâu tây đến lượng đường trong máu để điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.

Người bị tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Những người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy, kẹo và kem nhưng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để tránh bị tăng đường trong máu đột ngột.

Dâu tây có trong nhiều loại đồ ngọt như kem, bánh ngọt, thạch, pudding. Sự xuất hiện của dâu tây khiến cho những món ăn này trông có vẻ “lành mạnh” hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các món ăn kể trên đều không thân thiện với người bệnh tiểu đường do có chứa hàm lượng đường cao và sẽ làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Ăn dâu tây tươi rất tốt cho sức khỏe vì loại quả này có hàm lượng calo thấp. Trung bình, một chén dâu tây tươi (khoảng 170 gram) chỉ có khoảng 46 calo.

Do đó, dâu tây rất phù hợp với những người đang phải kiểm soát cân nặng. Duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Chất xơ

Dâu tây là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một chén dâu tây tươi chứa khoảng 3 gram chất xơ, tương đương khoảng 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày.

Ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với người bị tiểu đường vì chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Chất xơ không chỉ giúp cải thiện lượng đường trong máu mà còn giúp duy trì cảm giác no lâu hơn sau bữa ăn. Điều này giúp hạn chế ăn vặt và góp phần kiểm soát cân nặng.

Vitamin và khoáng chất

Dâu tây có chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng, gồm có vitamin C và magiê.

Theo nghiên cứu, magiê giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng cường khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.

Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và giảm sự tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Vitamin C còn có đặc tính chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ xảy ra một số biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như cao huyết áp.

Chỉ số đường huyết của dâu tây

Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh tiểu đường lựa chọn loại trái cây phù hợp.

Chỉ số đường huyết cho biết tốc độ mà các loại thực phẩm chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Một chỉ số khác cũng quan trọng không kém khi lựa chọn thực phẩm là tải lượng đường huyết (glycemic load – GL). GL tính đến cả chỉ số đường huyết và hàm lượng carb có trong một khẩu phần nên sẽ giúp đánh giá chính xác hơn tác động của một loại thực phẩm đến đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn những loại thực phẩm có tải lượng đường huyết và chỉ số đường huyết thấp.

Dâu tây là một trong những loại thực phẩm như vậy, có nghĩa là lượng đường trong máu sẽ tăng chậm sau khi ăn dâu tây. Người bệnh có thể ăn dâu tây mà không lo đường huyết tăng vọt.

Biết được tải lượng đường huyết của các loại thực phẩm rất có ích cho việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày.

Các loại trái cây khác

Tải lượng đường huyết của các loại trái cây là không giống nhau nhưng nói chung, người bị tiểu đường có thể ăn được tất cả các loại trái cây, kể cả những loại có GL cao, miễn là ăn một cách vừa phải.

Lấy ví dụ như dưa hấu. Loại quả này có chỉ số đường huyết cao nhưng lượng carbohydrate có thể tiêu hóa lại ở mức thấp. Điều này có nghĩa là dưa hấu sẽ chỉ làm tăng lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều cùng lúc.

Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý là chỉ số đường huyết chỉ cho biết tốc độ mà một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu chứ không phản ánh thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Nhiều loại thực phẩm mặc dù có chỉ số đường huyết thấp nhưng lại chứa nhiều chất béo và những thực phẩm như vậy sẽ không phù hợp với những người đang phải kiểm soát cân nặng.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Ăn uống cân bằng, lành mạnh là điều rất quan trọng để duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát bệnh tiểu đường. Để có chế độ ăn uống cân bằng thì cần phải ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, gồm có:

Các nguồn protein nạc như thịt nạc, cá, ức gà, trứng, đậu phụ

  • Trái cây
  • Rau
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại đậu
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo

Ngoài ra cần hạn chế đồ uống và thực phẩm có chứa chất béo và đường bổ sung.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 45% tổng lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày nên đến từ carbohydrate. (1)

Theo quy ước, một phần carbohydrate là 15 gram. Phụ nữ có thể tiêu thụ 03 phần carbohydrate mỗi bữa trong khi nam giới có thể tiêu thụ tới 05 phần.

Lượng carb trong các bữa ăn phụ giữa buổi chỉ nên giới hạn ở mức khoảng 15 gram. Lượng carb trong một chén dâu tây tươi dao động ở mức này nên có thể chọn dâu tây cho bữa ăn nhẹ mà không lo ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường trong máu.

Cách kiểm soát đường huyết

Người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường huyết thường xuyên và dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định. Một số thay đổi về lối sống cũng sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống cân bằng

Nếu đường huyết thường xuyên nằm ngoài phạm vi khuyến nghị thì hãy báo cho bác sĩ. Có thể sẽ phải điều chỉnh thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

Tóm tắt bài viết

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn dâu tây và nhiều loại trái cây khác. Trái cây là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều quan trọng là phải ăn cả các loại thực phẩm khác như rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt để có chế độ ăn uống cân bằng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  107 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây