Sụn sườn và silicone, loại nào dễ loại bỏ hơn sau khi nâng mũi?
Nếu cần phải loại bỏ thì silicone dễ dàng loại bỏ hơn so với sụn sườn, vì silicone được bao xơ bao quanh, và nó không “ăn” vào mô mũi. Quy trình loại bỏ có khi chỉ cần thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ và ở ngay tại phòng khám. Tuy nhiên sụn sườn khi đặt vào mũi là mô sống, nó sẽ bám vào các cấu trúc mũi, do đó khi loại bỏ sẽ cần bóc tách nhiều hơn và quy trình loại bỏ sụn sườn thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân.
Theo tôi, khi nâng mũi, mục tiêu là làm chính xác ngay từ lần đầu tiên, đặt vật liệu phù hợp để có được kết quả tự nhiên, lâu dài, như mong muốn và không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn. Bạn không nên tìm kiếm một vật liệu độn dựa trên việc nó dễ dàng loại bỏ sau này. Nói chung với silicone, chúng không bao giờ được tích hợp hoàn toàn vào mũi của bạn, do đó tôi đã thấy rất nhiều biến chứng xảy ra sau này, chúng có thể gây nhiễm trùng, lệch sống và bị đào thải. Ngược lại sụn sườn hay sụn tai là mô tự thân của chính bạn nên độ tương thích rất cao, qua đó có thể giảm được đáng kể biến chứng về sau.
Là một bác sĩ phẫu thuật làm và chỉnh sửa rất nhiều mũi Châu Á, tôi có quan điểm rất rõ ràng về việc dùng sụn sườn hay silicone. Tôi đã thấy rất nhiều vấn đề với vật liệu nhân tạo, nhất là silicone và nhiễm trùng, lòi sụn là những biến chứng nặng nề nhất. Ngay cả khi những vấn đề này không xảy ra tôi vẫn tin rằng một miếng ghép từ sụn nhân tạo sẽ không bao giờ tốt như một miếng ghép được thiết kế phù hợp từ sụn tự thân. Lý do chính là vì sụn nhân tạo sẽ vẫn dị chuyển trên sống mũi và khi bao xơ bao quanh nó, nó có thể dịch chuyển hoặc được nhìn thấy qua da (lộ sống). Một miếng ghép từ sụn tự thân nếu được thiết kế và đặt chính xác (nếu cần nhiều hơn 2 -3mm thì sụn sườn là lựa chọn tốt nhất) sẽ giúp tạo độ nâng ổn định và mềm mại cho sống mũi với nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn nhiều. Mặc dù với sống mũi, ngoài sụn sườn, người ta có thể lựa chọn sụn tai, tuy nhiên vì đặc tính cong tự nhiên của loại sụn này nên đây không phải là lựa chọn tối ưu để nâng sống mũi.
Tôi đã gặp một số trường hợp phản ứng nghiêm trọng với silicone khi dùng vật liệu này để nâng mũi, bao gồm nhiễm trùng, dịch chuyển và lòi sụn (nhất là trường hợp dùng miếng ghép hình chữ L). Ưu điểm của silicone là dễ đặt vào và rất dễ tháo ra, nhưng nếu có vấn đề gì xảy ra với chúng thì chúng có thể gây nên những biến chứng rất nặng nề, gây tổn hại vĩnh viễn cho mũi. Điều này có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật vài tháng đến vài năm. Do đó, cá nhân tôi nếu chọn thì sẽ dùng sụn sườn hoặc sụn tai để nâng mũi. Bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ ưu và điểm của từng loại vật liệu.
Chào bạn, bạn có thể sử dụng cả hai loại vật liệu này, nhưng còn tùy vào mục tiêu cũng như mong muốn của mình. Nếu bạn muốn mũi có được một sự thay đổi lớn mà quyết định sử dụng một miếng ghép silicone lớn, như miếng ghép hình chữ L thì đây rõ ràng là một lựa chọn không tốt. Bạn chỉ có thể dùng vật liệu nhân tạo cho phần sống mũi thôi, tức là miếng ghép hình chữ I, chúng sẽ cho hiệu quả nâng mũi rất tốt. Miếng ghép hình chữ L bao gồm cả đầu mũi nên sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Tuy nhiên vật liệu nhân tạo là vật liệu bên ngoài nên có thể sẽ bị nhiễm trùng và cần loại bỏ. Quy trình loại bỏ sẽ đơn giản hơn so với sụn tự thân. Chính vì sụn nhân tạo có nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nên vật liệu ưa thích để nâng sống mũi của tôi luôn là sụn tự thân của chính bệnh nhân. Mặc dù sụn tự thân vẫn có nhược điểm là nguy cơ tái hấp thụ, có thể gây tình trạng bất đối xứng nhẹ sau khi được đặt vào mũi, ngay cả ở những trường hợp trông mũi cân đối hoàn hảo trong tháng đầu sau nâng, nhưng vật liệu này lại không có nguy cơ nhiễm trùng.
Cười có khiến silicone nâng mũi bị lệch không?
Chào bác sĩ, 4 tuần trước tôi đã thực hiện nâng mũi (sau 1 tuần thì được cắt chỉ). Bác sĩ có dặn tôi không được biểu cảm các nhóm cơ mũi – miệng quá mức trong 4 – 5 năm tuần sau do sợ làm lệch vật liệu độn. Nhưng thi thoảng tôi có buồn cười và cười không kiểm soát được và mới đây phát hiện mũi có vẻ hơi lệch về hướng trước kia nó từng bị lệch. Liệu có phải là do tôi cười không? Tôi đặt goretex, silicone ở sống mũi và sụn tự thân ở đầu mũi.
- 3 trả lời
- 8117 lượt xem
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 8323 lượt xem
1 năm sau phẫu thuật nâng mũi: đây là mụn trứng cá hay silicone nâng mũi bị nhiễm trùng?
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 4 trả lời
- 6712 lượt xem
Có phải sụn silicone đang lòi qua da?
Chào bác sĩ, suốt thời gian qua tôi rất lo, mũi tôi thi thoảng bị đỏ, rồi đau, đặc biệt là cảm giác rất nóng rát mặc dù đỏ và đau thì chỉ ở mức nhẹ thôi. Đây đây có phải là triệu chứng tụt sụn hay lòi sụn không? Thường thì những vấn đề này sẽ có triệu chứng gì? Liệu mũi có thể trở lại hình dạng như bình thường nếu đã xảy ra tình trạng này không?
- 2 trả lời
- 1977 lượt xem
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi bệnh nhân muốn nâng mũi bằng sụn nhân tạo đó là: liệu silicone có tốt hơn goretex hay không và ngược lại?
Silicone được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật nâng mũi vì nhiều ưu điểm khác nhau, tuy nhiên tình trạng vôi hóa trên bề mặt vật liệu độn bằng silicone có thể xảy ra khi nó được đặt quá lâu ở mũi và càng đặt lâu thì nguy cơ vôi hóa sẽ càng cao.