1

Nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai

Ngoài sụn sườn và sụn vách ngăn, sụn tai là loại sụn tự thân được sử dụng phổ biến trong các quy trình nâng mũi cấu trúc và không thể thiếu trong thao tác bọc đầu mũi, giúp tạo một đầu mũi linh hoạt tự nhiên.
Nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai Nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Trong quá trình nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai, bác sĩ vẫn sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, hoặc dùng sụn vách ngăn để dựng trụ mũi, đồng thời kết hợp với sụn tai của chính bệnh nhân để bọc đầu mũi, bởi cấu tạo của loại sụn này có độ phù hợp cao với phần đầu mũi. Lý do không sử dụng toàn bộ sụn tai để nâng mũi là do đặc tính của nó không phù hợp với toàn bộ các vị trí cần đặt sụn nâng mũi. Ngoài ra, sụn tai dù có nhiều nhưng cũng không thể lấy hết để nâng mũi vì loại sụn này nếu lấy đi sẽ không thể tái tạo lại và nếu lấy nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của tai bệnh nhân.

Hầu hết các quy trình phẫu thuật tạo hình mũi ở người Đông Nam Á đều cần sụn tai để ghép tạo hình đầu mũi vì sụn thu được từ vách ngăn rất hạn chế. Về mặt mô học, sụn vách ngăn là sụn trong suốt và cứng hơn, do đó nó được dùng như một mảnh ghép hỗ trợ. Sụn tai là sụn dẻo, mềm hơn và thường được sử dụng chủ yếu để tạo đường viền và làm các miếng ghép cho vùng đầu mũi.

Ưu và nhược điểm của nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai

Ưu điểm

Sụn tai có dạng cong vòm rất phù hợp với việc bọc đầu mũi và dựng nền mũi, giúp bảo vệ đầu mũi an toàn tuyệt đối. Vì có đặc tính dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ không gây bào mòn đầu mũi… Khi dựng nền mũi sẽ đảm bảo yếu tố mềm dẻo, vì vậy nếu có những tác động như nhéo mũi, thì mũi vẫn có thể chuyển động nhịp nhàng, không hề làm ảnh hưởng đến kết cấu chung.

Ngoài ra, sụn được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nên có độ tương thích tuyệt đối, không xảy ra phản ứng dị ứng, không đào thải. Sau khi được đưa vào tạo hình mũi vật liệu sụn tai dễ dàng tương thích và được các các mạch máu nuôi dưỡng do đó sẽ tiếp tục tồn tại mà không hề bị teo đi. Đây là loại sụn có sự “sống” nên khi đưa vào mũi sẽ có sự liên kết vững chắc với các mô xung quanh ở mũi. Đầu mũi được bọc sụn tai sẽ có độ mềm mại và chuyển động linh hoạt, tự nhiên.

Nhược điểm

  • Sụn tai chỉ có thể được sử dụng để bọc phần đầu mũi, do đó bệnh nhân vẫn sẽ cần đến sụn nhân tạo hoặc sụn sườn để nâng cao sống mũi và nếu cần dựng trụ mũi thì vẫn cần đến cả sụn vách ngăn. Do đó quá trình phẫu thuật thường sẽ phức tạp vì có liên quan đến nhiều vật liệu sử dụng để nâng mũi.
  • Sụn tai sau khi lấy đi sẽ không thể tái tạo lại được, vì thế với những trường hợp không may cần chỉnh sửa lại có thể sẽ không đủ sụn tai để bọc đầu mũi và trong trường hợp này bắt buộc sẽ phải lựa chọn một loại sụn khác.
  • Sụn tai có thể bị co rút và teo đi theo thời gian, do đó hình dạng đầu mũi về lâu dài có thể bị thay đổi, thấp hơn so với sau khi mới nâng.
     

Quy trình thực hiện nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai

Quy trình nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai cũng được tiến hành như các quy trình nâng mũi cấu trúc thông thường với các thao tác nâng cao sống mũi và tinh chỉnh đầu mũi. Đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê, sau đó tiến hành mở mũi với đường rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi.

Sau đó tiến hành bóc tách đánh giá phần sống mũi và đầu mũi, xác định lượng sụn nhân tạo cần dùng cho sống mũi cũng như lượng sụn tai cần thiết cho phần đầu mũi. Nếu cần dựng trụ mũi, bác sĩ cũng sẽ cần xác định và thu lấy lượng sụn vách ngăn.

Thu lấy sụn tai

Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ ở vùng tai, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tai. Nếu chỉ cần lấy một lượng nhỏ thì sụn tai sẽ được lấy ở mắt trước, tại vị trí xoăn trên tai và xoăn dưới tại. Nếu cần lấy một lượng lớn thì sụn tai sẽ được lấy ở mặt sau tai. Sụn tai được thu lấy nên bao gồm cả màng sụn ở hai mặt để bảo tồn độ chắc mạnh của nó. Lưu ý khi lấy sụn tai cần để lại một dải sụn ở giữa xoăn trên tai và xoăn dưới tai để tránh tình trạng vùng lấy sụn bị co lại, khiến tai bị sụp và co rút, gây mất thẩm mỹ. Sụn sau khi lấy cần được ngâm vào dung dịch nước muối bình thường liên tục trước khi được chạm khắc để làm các miếng ghép.

vị trí lấy sụn tai
Vị trí lấy sụn tai

 

đường rạch thu lấy sụn tai
Đường màu đỏ là vị trí đường rạch lấy sụn tai
thu lấy sụn tai
Quy trình lấy sụn tai
bệnh nhân trước và sau khi lấy sụn tai
Tai bệnh nhân trước và sau khi lấy sụn tai

Sụn tai thường được sử dụng làm các miếng ghép xếp chồng ở đầu mũi để có thể nâng đầu mũi lên nhiều hơn. Thường sẽ phải xếp chồng 2 hoặc 3 lớp sụn tai lên nhau, mặc dù số lớp ở mỗi bệnh nhân mỗi khác. Sụn đã được xếp chồng có thể được khâu lại với nhau. 3 lớp sụn tai xếp chồng lên nhau sẽ có độ dày khoảng 5mm. Miếng ghép này cần đủ dài để có thể đặt lên trên vòm của các sụn cánh mũi. Cắt tỉa tỉ mỉ rìa của miếng ghép này để không để lại bất kỳ cạnh sắc nào.

sụn tai làm miếng ghép xếp chồng và miếng ghép cánh
Sụn tai làm miếng ghép xếp chồng và miếng ghép cánh

Vì bản chất cong tự nhiên nên sụn tai cũng là loại phù hợp nhất để làm miếng ghép cánh (xem hình trên). Những miếng ghép cánh sẽ được chạm khắc tạo hình sao cho phù hợp với mép của hai bên sụn cánh mũi, đồng thời có độ cong tương ứng với vòm mũi. Các miếng ghép cánh sẽ được đặt vào hai bên của miếng ghép xếp chồng

Ngoài ra với độ mềm dẻo tự nhiên, sụn tai cùng thường được dùng làm miếng ghép vành sụn cánh mũi để bọc và gia cố sụn cánh mũi, tạo cánh mũi vững chắc hơn.

miếng ghép vành sụn cánh mũi
Sụn tai được dùng làm miếng ghép vành sụn cánh mũi

Thực hiện nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai:

Nâng sống mũi: Sau khi xử lý miếng sụn nâng sống mũi sẽ được đặt vào và căn chỉnh sao cho đạt độ nâng phù hợp

Tạo hình đầu mũi: hình dạng đầu mũi sẽ được tạo hình dựa vào chiều cao và chiều rộng sống mũi đã được nâng. Nếu cần dựng trụ mũi thì bác sĩ sẽ xử lý sụn vách ngăn để đặt chắc chắc vào vùng trụ mũi. Sau đó sẽ thao tác để cố định miếng ghép xếp chồng và miếng ghép cánh bằng sụn tai để tạo hình đầu mũi vững chắc. Nếu cánh mũi yếu bác sĩ có thể dùng sụn tại để làm miếng ghép bọc vành sụn cánh mũi. Cuối cùng đánh giá lại tổng thể, rồi khâu đóng, băng, nẹp mũi.

Với đặc tính mềm dẻo, dễ uốn nắn, sụn tai có thể nói là thành phần không thể thiếu trong tạo hình đầu mũi ở người Châu Á. Việc sử dụng loại sụn này để bọc đầu mũi có thể duy trì được chuyển động nhịp nhàng, tự nhiên ở đầu mũi cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị bào mỏng, bóng đỏ da đầu mũi hay lộ sụn mũi về lâu dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Tôi có thể nâng mũi mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không?
Tôi có thể nâng mũi mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1540 lượt xem

Chào bác sĩ, mũi tôi thấp và hơi rộng, đầu mũi cũng khá to. Tôi có thể nâng mũi để có được chiếc mũi như cô gái trong ảnh mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không? Tôi muốn sống mũi cao hơn và mỏng hơn một chút, phần đầu mũi thì thon gọn hơn giống như cô gái trong ảnh. Liệu mong muốn như thế có thực tế không?

GẤP – liệu sụn tai có đùn hay lòi ra ở đầu mũi không?
GẤP – liệu sụn tai có đùn hay lòi ra ở đầu mũi không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1831 lượt xem

Chào bác sĩ, hơn 2 năm trước tôi đã phẫu thuật mũi để làm tròn và đẩy cao đầu mũi, chỉnh sửa đầu mũi hơi khoằm, chỉnh sửa lệch vách ngăn, qua vết mổ duy nhất ở lỗ mũi bên PHẢI. Tôi có đặt sụn tai và đặt alloderm ở đầu mũi (không chắc lắm, có thể là sụn vách ngăn). Tuy nhiên tôi không hài lòng lắm với kết quả vì đầu mũi bây giờ nhỏ hơn, nhọn hơn và hếch hơn. Bác sĩ nói họ chỉ đặt thêm vào mũi chứ không loại bỏ bất kỳ thứ gì. Hôm nay tôi lại thấy lỗ mũi bên TRÁI của mình bị chảy dịch ra và phát hiện một vết rách da đỏ đỏ ở đó. Liệu có thể bị lòi sụn sau hơn 2 năm không? Tôi có cần can thiệp xử lý gấp không hay là nên đợi đến khi nó lành lại rồi mới phẫu thuật chỉnh sửa?

Đầu mũi sưng u lên: liệu sụn tai có bị đùn lòi ra không?
Đầu mũi sưng u lên: liệu sụn tai có bị đùn lòi ra không?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1784 lượt xem

Chào bác sĩ cách đây 1 năm tôi lần đầu tiên thực hiện nâng mũi và đặt sụn tai ở chóp mũi để ngăn không xảy ra tình trạng đùn, lòi sụn vì da mũi tôi rất mỏng. Nhưng bây giờ chóp mũi lại bị sưng u lên, tôi thậm chí còn có thể cảm nhận được cạnh sắc của miếng sụn tai. Liệu theo thời gian, sụn tai có bị đùn lòi ra không? Nếu tôi cứ kệ không can thiệp gì thì có được không? Và liệu cạnh sắc ở miếng sụn tai có mềm đi theo thời gian không?

Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2080 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.

Chỉnh sửa trụ mũi co rút và đầu mũi thấp
Chỉnh sửa trụ mũi co rút và đầu mũi thấp
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1493 lượt xem

Chào bác sĩ, trụ mũi của tôi rất ngắn và có vẻ như đang bị kéo vào bên trong, do đó nhìn đầu mũi cũng thấp. Phải làm gì để mũi nhô cao và rõ nét hơn. Ảnh chụp là khi mũi tôi đã tiêm một chút filler juvederm vào vùng gốc mũi, nên nó trông cao hơn bình thường. Bây giờ tôi 18 tuổi rồi, khi nào thì mũi ngừng phát triển và có thể phẫu thuật nâng mũi.

Nên dùng sụn tai hay sụn sườn để nâng mũi?
Nên dùng sụn tai hay sụn sườn để nâng mũi?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3559 lượt xem

Chào bác sĩ tôi muốn nâng mũi thật tự nhiên nhưng không biết nên dùng sụn tai hay sụn sườn. Ưu và nhược điểm của hai loại này như nào và loại nào có thể tồn tại suốt đời? Ảnh cuối là ảnh mũi mong muốn của tôi.

Chỉ dùng sụn tai có đủ mạnh để kéo dài đầu mũi, khắc phục mũi ngắn hếch không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1023 lượt xem

Chào bác sĩ, da của tôi khá dày nên tôi đang băn khoăn không biết chỉ dùng sụn tại có đủ mạnh để kéo dài đầu mũi và đẩy đầu mũi hếch xuống không. Tôi nghĩ mũi mình cần kéo dài phải 10mm nữa để có thể xoay đầu mũi hếch xuống vị trí phù hợp.

Sụn tai nâng mũi sẽ bị hấp thụ đi bao nhiêu?
Sụn tai nâng mũi sẽ bị hấp thụ đi bao nhiêu?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1172 lượt xem

Chào bác sĩ, đây là mũi của tôi 2 tuần sau nâng mũi. Nhưng phần sống chỗ giữa hai mắt vẫn thẳng, tôi mong nó sẽ cong hơn theo thời gian (tôi đặt sụn tai cho sống mũi). Tôi không rõ về tình trạng sụn bị hấp thụ đi sau khi đặt vào mũi, liệu theo thời gian mũi tôi có cong hơn nhiều ở chỗ gốc mũi không? Tôi dự định nếu nó không cong xuống thì tôi sẽ cạo bớt đi. Liệu có biến chứng gì nếu cạo mỏng phần sụn đó đi không?

Ưu điểm của sụn tai trong nâng sống mũi ở người Châu Á?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  873 lượt xem

Lợi thế của sụn tai khi được sử dụng để xây xưng sống mũi ở người châu Á là gì?

Mũi sẽ như nào nếu loại bỏ miếng ghép sụn tai từ quy trình phẫu thuật nâng mũi trước đó?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2075 lượt xem

Chào bác sĩ tôi đã đặt các miếng ghép từ sụn tai để mở rộng và tạo đường nét mũi. Bây giờ đã gần 5 năm từ khi nâng mũi và sau vài lần chỉnh sửa, mũi tôi trông vẫn giả giả, không tự nhiên. Nó gần như là tâm điểm chú ý trên mặt tôi mỗi khi đi đâu đó. Nếu tôi lấy các miếng ghép sụn tai ra thì mũi sẽ như nào, liệu trông nó có kỳ dị hay xấu hơn không?

Nên dùng sụn tai hay sụn vách ngăn để nâng mũi
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1620 lượt xem

Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn và sụn tai trong nâng mũi là gì? Thu lấy sụn vách ngăn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng mũi không? Có phải lấy sụn tai sẽ làm cho tai bạn khác đi không?

Mũi sửa lại nhưng thấy xấu hơn
Mũi sửa lại nhưng thấy xấu hơn
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  2192 lượt xem

Em chào các bác sĩ ạ. Mũi cũ e làm cách đây 8 năm . Em mới làm lại lại được 11 ngày cứ nghĩ làm cấu trúc đầu mũi sụn tại . E làm cấu trúc mà bác sĩ chỉ gây tê rồi nằm trên bàn mổ 4 tiếng liền chịu bao nhiu đau khổ không biết tiêm bao nhiu lần thuốc tê . Tới lúc tan hết thuốc tê lại chịu khâu sống. Bác sĩ thì luôn nói cố gắng làm đẹp cho e . Chứ mổ thêm lần nữa chắc e chết thôi . E muốn làm mũi vĩnh viễn ạ . Bác sĩ bảo mũi e sẽ cao hơn . Đẹp hơn mũi cũ . Làm xong vì mặt e sưng húp nên bác sĩ không cho xem mũi nẹp luôn ạ . E lại chịu đau . Em không ăn được gì. Ói cả tuần trời . Đau hết người . Mãi mới chờ đc ngày tháo nẹp . Và đây là mũi e vừa tháo . Mũi thấp hơn mũi cũ , võng ngay giữa mũi . Tháo ra tới giờ e thật sự ko biết phải làm gì luôn. Chỉ muốn khóc thôi ... bác sĩ xem hộ e mũi đang còn sưng mà đã thế này. Giờ em phải làm sao ạ?

Nâng mũi bọc sụn tai 1.5 tháng vẫn chưa thấy gom lại
Nâng mũi bọc sụn tai 1.5 tháng vẫn chưa thấy gom lại
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  11532 lượt xem

Em nâng mũi bọc sụn tai được 1 tháng rưỡi rồi mà chưa thấy gom được bao nhiêu. Mũi trước đây của em là mũi lân to cho em hỏi nâng bọc sụn tai mai mốt đầu mũi có gom lại nhỏ không ạ ? Chứ đầu mũi em thấy vẫn còn to lắm.. góc nghiêng thì e thấy vậy ok rồi mốt nó hạ xuống là vừa vì em không muốn cao lắm

Rút sụn có tháo sụn tai ra không hay chỉ tháo sụn nhân tạo?
Rút sụn có tháo sụn tai ra không hay chỉ tháo sụn nhân tạo?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  5735 lượt xem

Em chào các bác sĩ. Em nâng mũi bọc sụn tai được 3 tuần, mà nó căng cứng khó chịu quá. Mũi em nhìn nghiêng cao quá, trông như phù thủy, nhìn thẳng thì đỡ hơn. Em băn khoăn là không biết nên tháo ra luôn không, sợ để lâu sụn nó bám vào da tháo đau và làm chùng da. Và khi tháo bác sĩ có tháo sụn tai ra không, hay chỉ tháo sụn nhân tạo? Liệu có bị lộ cái sụn tai ra không? Em sợ sau này nó co mũi lại thấy cái sụn tai lộ ra. Hay là em cứ để vậy vài tháng nữa đi hạ thấp xuống? Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em thực sự stress khi ngày nào cũng nhìn vào mũi mình

Nâng mũi bọc sụn tai theo thời gian có bị co rút lại không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  14824 lượt xem

Em đọc trên mạng thấy nói tỉ lệ teo của bọc sụn tai là 15%. Cứ 100 người thì 15 người bị teo. Như thế có đúng không ạ. Và còn bọc megaderm gì đó hỗ trợ, em không hiểu lắm. Mong các bác sĩ tư vấn

Tin liên quan
Nâng mũi bán cấu trúc là gì?
Nâng mũi bán cấu trúc là gì?

Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.

Tìm hiểu về quy trình nâng mũi cấu trúc Pureform
Tìm hiểu về quy trình nâng mũi cấu trúc Pureform

Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.

Nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm là gì?
Nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm là gì?

Cùng với sự phát triển không ngừng của y học, sau nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm chỉnh sửa ca bệnh thực tế, các chuyên gia thẩm mỹ đã ra mắt công nghệ nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm.

Hiểu rõ về kỹ thuật nâng mũi cấu trúc
Hiểu rõ về kỹ thuật nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc với nhiều ưu điểm vượt trội đã tạo nên những khác biệt ấn tượng và trở thành phương pháp thẩm mỹ làm đẹp được nhiều khách hàng đặc biệt ưa chuộng trong nhiều năm qua.

Tìm hiểu kỹ về phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn
Tìm hiểu kỹ về phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn

Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  2635 lượt xem

Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?

Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
  •  5 năm trước
  •  2 trả lời
  •  8318 lượt xem

Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?

Mũi bị lệch bẩm sinh phải nâng cấu trúc hay chỉ cần nâng thường?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3341 lượt xem

Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ

Nâng mũi cấu trúc được 4 tuần đã ăn hải sản được chưa?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  5016 lượt xem

Cho em hỏi là em nâng mũi cấu trúc được 4 tuần rồi, em đã ăn hải sản được chưa ạ? Em muốn hỏi thêm là tại sao phải kiêng ăn một số thứ thế ạ, có phải sợ nó gây sẹo lồi phải không ạ?

Mũi em nên cắt cánh và nâng bán cấu trúc hay nâng mũi cấu trúc?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2442 lượt xem

Các bác sĩ cho e hỏi là mũi e như này thì em tính cắt cánh và làm bán cấu trúc thì có ổn không hay phải làm cấu trúc mới cải thiện được ạ? Em chuẩn bị làm rồi mà còn phân vân quá.

Video có thể bạn quan tâm
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT 00:55
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT
? NÂNG MŨI S-LINE BỌC SỤN TẠI EMCAS khắc phục triệt để sống mũi ngắn, thấp, đầu mũi xấu. Đồng thời, điều chỉnh lại hình dạng hoặc kích...
 4 năm trước
 10398 Lượt xem
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG 14:18
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG
Chỉ 20 phút, bạn đã được sở hữu chiếc mũi cao tự nhiên, hài hòa với gương mặt.- Không đau- Rất ít sưng, bầm- Thời gian lành thương nhanh- Chi phí...
 3 năm trước
 9956 Lượt xem
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI 01:20
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI
Bạn nào đang có ý định hoặc chuẩn bị nâng mũi thì xem ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật của mình nhé!-------✫-------Thẩm Mỹ Viện...
 5 năm trước
 9924 Lượt xem
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) 06:50
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3)
Bạn nào mới nâng mũi xong và chuẩn bị đi nâng mũi thì vào xem video nhé
 6 năm trước
 8652 Lượt xem
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC 04:14
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC
- Tình trạng mũi trước PT: Sống mũi thấp; đầu mũi ngắn, hếch, không cân xứng với tổng thể gương mặt.Trong các phẫu thuật này, bác sĩ sẽ áp dụng phương...
 3 năm trước
 7281 Lượt xem
MŨI BỊ BAO XƠ THÌ CÓ TIÊM CHO NÓ TAN ĐƯỢC KHÔNG BÁC SĨ? MŨI BỊ BAO XƠ THÌ CÓ TIÊM CHO NÓ TAN ĐƯỢC KHÔNG BÁC SĨ? 01:09
MŨI BỊ BAO XƠ THÌ CÓ TIÊM CHO NÓ TAN ĐƯỢC KHÔNG BÁC SĨ?
Thắc mắc trên sẽ được bác sĩ Hoạt giải đáp trong clip dưới đây!. Xem thêm nâng mũi Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy comment bên dưới hoặc để lại SĐT,...
 3 năm trước
 6709 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây