Nâng Mũi Cấu Trúc Bằng Sụn Sườn
Trong số các loại sụn tự thân thì sụn sườn được coi là vật liệu “vàng”, nhất là trong các trường hợp cần chỉnh sửa mũi lần 2, khi sụn vách ngăn và sụn tai đã không còn nhiều và không thể sử dụng được nữa.
Trong nâng mũi sụn sườn, độ tuổi là yếu tố quan trọng nhất cần xét đến khi chạm khắc tạo hình sụn sườn. Vì sụn sườn ở các bệnh nhân trẻ tuổi và bệnh nhân lớn tuổi sẽ có nguy cơ gãy và cong vênh khác nhau.
Ngoài ra việc xác định vị trí lấy sụn sườn và kỹ thuật chạm khắc xử lý sụn sườn trước khi đưa vào nâng mũi cũng là những yếu tố cần đặc biệt lưu ý để có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng sụn sườn nâng mũi
Ưu điểm:
- Nguồn sụn dồi dào nhất trên cơ thể, nhiều hơn hẳn các loại sụn khác như sụn vách ngăn, sụn tai hay sụn cân cơ thái dương. Có thể cung cấp để làm tất cả các mảnh ghép cần thiết từ chỉ 1 vị trí cho sụn sườn duy nhất trên cơ thể bệnh nhân.
- Sụn sườn vốn cứng hơn, do đó, có thể được chạm khắc mỏng hơn, tránh tình trạng gồ to trong mũi.
- Sụn sườn hầu như không tiêu và có độ chắc khỏe, do đó giảm tỉ lệ bị tái hấp thu
- Thao tác cầm máu ở xương sườn không cần quá thận trọng như ở tai, nên vùng cho sụn cũng ít bị đau hơn
- Ít gây chảy máu trong vách mũi vì bác sĩ không cần lấy sụn vách ngăn trong khoang mũi. Điều này giúp quá trình hồi phục mũi nhanh chóng hơn, đồng thời giảm đáng kể biến chứng sau phẫu thuật.
- Là lựa chọn tuyệt vời cho nhưng bệnh nhân không muốn dùng sụn nhân tạo nhưng lại bị cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn
Nhược điểm
- Khó xác định độ cong vênh và gãy của miếng ghép bằng sụn sườn
- Thao tác xử lý miếng ghép sụn sườn phức tạp, khó khăn
- Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao
- Quá trình hồi phục lâu hơn do có thêm vùng phải rạch mổ để lấy sụn sườn
Quy trình thực hiện nâng mũi bằng sụn sườn
Nâng mũi bằng sụn sườn hay còn gọi là nâng mũi cấu trúc sụn sườn thường can thiệp chỉnh sửa cả phần sống mũi và đầu mũi, ngoài ra còn kết hợp cả thao tác rạch mổ để lấy sụn sườn, do đó quy trình thường bằng phương pháp mổ hở dưới hình thức gây mê toàn thân.
Sau khi gây mê bác sĩ rạch mở mũi qua đường trụ mũi và sụn cánh mũi, sau đó dùng dụng cụ bóc tách để tiếp cận phần khung mũi. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể mũi và đánh giá lại những miếng ghép dự kiến sẽ cần để gia cố lại mũi, nâng sống mũi và tinh chỉnh đầu mũi trước khi chuyển sang thao tác lấy sụn sườn ở ngực.
Thu lấy sụn sườn
Trước khi lấy sụn sườn, bác sĩ phải xét đến một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân bao gồm độ tuổi, giải phẫu vú và nguy cơ để lại sẹo quá xấu. Mặc dù giải phẫu mũi có sự khác biệt, nhưng đặc điểm giải phẫu sụn sườn nhìn chung khá giống nhau giữa nhiều dân tộc. Yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi bệnh nhân.
Ở các khách hàng trẻ tuổi miếng ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn, trong khi đó bệnh nhân lớn tuổi thì nguy cơ bị gãy trong khi thu lấy và ghép sụn sườn lại cao hơn. Các bệnh nhân ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ sụn sườn cong vênh thấp hơn, và nguy cơ gãy sụn có thể được ngăn chặn bằng cách xử lý cẩn thận các mảnh ghép.
Thông thường, bác sĩ sẽ rạch để lấy sụn sườn ở vị trí sụn của xương sườn số 6, 7, 8 bên ngực phải, tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân và đặc điểm mỗi ca phẫu thuật, tuy nhiên thường hạn chế lấy ở bên ngực trái vì gần cấu trúc Tim. Trong số sụn sườn số 6,7,8 thường được lấy thì thành phần sụn của xương sườn số 7 là có đường viền tốt nhất.
Vị trí rạch da và lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới vú (nếp chân vú) vì đây là vị trí dấu sẹo hoàn hảo nhất sau này. Độ dài đường rạch vào khoảng 1,5cm tới 3cm tuỳ theo khối lượng sụn sườn cần được lấy ra. Sụn sườn sẽ được lấy với các kích thước phù hợp để làm những mảnh ghép như đã định, thường thì từ 3 đến 4 cm. Quá trình lấy sụn sườn cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vị trí lấy sụn không bị tổn hại và tránh xâm phạm vào màng phổi.
>>> Tham khảo: Tổng Hợp Các Dáng Mũi Đẹp Hot Nhất Năm 2024
Sau khi thu lấy được sụn sườn, bác sĩ sẽ không vội khâu đóng đường rạch, thay vào đó để mở trong suốt thời gian tiến hành phẫu thuật nâng mũi để đề phòng trường hợp cần thêm vật liệu ghép hoặc màng sụn.
Chạm khắc và xử lý sụn sườn
Đây là thao tác vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ cần xác định các miếng ghép cần thiết để phân chia và chạm khắc miếng sụn. Bên cạnh đó để xử lý miếng ghép sụn sườn chính xác, bác sĩ cần lưu ý đến độ tuổi của bệnh nhân, qua đó có các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tỉ lệ cong vênh ở bệnh nhân trẻ tuổi và tỉ lệ gãy ở bệnh nhân lớn tuổi.
Thực hiện nâng sống mũi bằng sụn sườn
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà trước khi nâng sống mũi bác sĩ sẽ cần thực hiện các thao tác để xử lý khung xương chính mũi và nền mũi. Sau khi đã thiết lập một lớp nền vững chắc ở nền mũi, khung sụn giữa mũi và xương chính mũi, bác sĩ sẽ tiến hành đặt miếng sụn sườn để nâng cao sống mũi. Mặt cong của miếng sụn sẽ được đặt úp xuống cho tiếp xúc với sống mũi tự nhiên. Với việc cố định chắc, hướng đặt này sẽ hạn chế nguy cơ cong vênh sau phẫu thuật. (hình 3.10 – chạm khắc và ướm thử sụn sườn lên sống mũi, đặt úp mặt cong xuống phần sống mũi)
Tạo hình đầu mũi bằng sụn sườn:
Mũi người Đông Á thường sẽ cần nâng và thu hẹp đầu mũi để khắc phục các đặc điểm bản địa như đầu mũi to, thấp, sụn cánh mũi nhỏ, yếu… Theo đó, tùy đặc điểm đầu mũi ở từng người mà các bác sĩ có thể đặt các miếng ghép thanh chống trụ mũi, các miếng ghép hình khiên ở phía trước trụ mũi hay các miếng ghép ở sụn cánh mũi …để tinh chỉnh tổng thể phần đầu mũi.
Khâu đóng
Sau khi hoàn tất các thao tác đặt và cố định sụn, bác sĩ sẽ trải vạt da mũi ra và bắt đầu tỉ mỉ khâu đóng vết rạch ở trụ mũi và rìa sụn cánh mũi để đảm bảo không để lại sẹo lộ. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh cho vết khâu, băng và nẹp mũi. Cuối cùng khâu đóng vết rạch ở vị trí lấy sụn sườn.
Sau khi khâu đóng bác sĩ sẽ đánh giá lại tổng thể mũi, bao gồm phần sống mũi, đầu mũi và nền mũi. Vì quy trình nâng mũi cấu trúc sụn sườn can thiệp đến tổng thể mũi, nên có thể bệnh nhân sẽ cần chỉnh sửa cả phần nền mũi và phần gian mày (vùng giữa hai mắt) cho cân đối với chiều rộng và chiều cao sống mũi, đầu mũi mới được nâng. Phần nền mũi có thể được xử lý bằng cách rạch và khâu bằng chỉ, còn phần gian mày có thể được xử lý bằng cách đặt miếng độn.
>>> Xem thêm: Nâng mũi uy tín tại Hà Nội
Quá trình hậu phẫu
Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh mũi, bôi thuốc mỡ kháng sinh, uống thuốc kháng sinh và ngâm mũi với dung dịch kháng sinh. Băng và nẹp ngoài sẽ được tháo ra sau 7 ngày. Đây cũng là thời điểm cắt chỉ. Nếu có thu gọn nền mũi thì chỉ khâu vùng này sẽ được cắt sau 10 – 14 ngày.
Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau để đỡ khó chịu trong thời gian đầu. . Cần tránh dùng aspirin và các loại thuốc kháng viên không steroid sau phẫu thuật. Mặc dù không quá khó chịu nhưng các bệnh nhân thường cố gắng không hít thở sâu để không tác động đến vùng lấy sụn sườn. Sau 3 – 6 tháng có thể sẽ thấy được kết quả.
Vết khâu ở vùng lấy sụn sườn thường cũng lành lại tốt, không ảnh hưởng nhiều và sẹo được giấu kín dưới nếp gấp vú.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
- 1 trả lời
- 1948 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi luôn thắc mắc không biết sụn sườn có tồn tại vĩnh viễn trong mũi không? Liệu nhiều năm sau nó có bị teo ngót đi không. Bác sĩ đặt silicone và sụn sườn để nâng mũi cho tôi. Liệu như vậy có đảm bảo về lâu dài không? Tôi rất lo lắng.
- 4 trả lời
- 880 lượt xem
Chào bác sĩ, nếu cần loại bỏ sụn nâng mũi do biến chứng hoặc bất kỳ lý do nào đó thì silicone hay sụn sườn nâng sống mũi sẽ loại bỏ dễ hơn?
- 6 trả lời
- 1227 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?
- 4 trả lời
- 3561 lượt xem
Chào bác sĩ tôi muốn nâng mũi thật tự nhiên nhưng không biết nên dùng sụn tai hay sụn sườn. Ưu và nhược điểm của hai loại này như nào và loại nào có thể tồn tại suốt đời? Ảnh cuối là ảnh mũi mong muốn của tôi.
- 3 trả lời
- 2843 lượt xem
Mặc dù không phải từ chính cơ thể mình nhưng sụn sườn hiến tặng vẫn là lựa chọn tốt hơn so với silicone để nâng mũi phải không? Nhược điểm chính của sụn sườn hiến tặng khi nâng sống mũi là gì?
- 2 trả lời
- 2838 lượt xem
Cháo bác sĩ tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng sụn sườn, nhưng thực sự không hài lòng với dáng mũi hiện tại. Mũi trông rất kì dị, đầu mũi quá dài mặc dù tôi biết bác sĩ không làm gì ở đầu mũi. Liệu đây có phải là do sưng không, đầu mũi tôi có co ngắn bớt lại không?
- 3 trả lời
- 1259 lượt xem
Tôi đã tư vấn với hai bác sĩ. Một người thì yêu cầu tôi dùng sụn sườn của mình vì anh ấy nói sụn tự thân có nguy cơ thấp hơn so với sụn nhân tạo. Bác sĩ kia lại đề nghị tôi dùng cả sụn nhân tạo và sụn tai cho mũi, do sống mũi tôi phải cần miếng ghép dài, dày và thẳng thì mới vừa và sụn tai phù hợp cho việc kéo dài và tăng độ nhô đầu mũi. Điều tôi lo lắng là sụn sườn sẽ bị cong vênh theo thời gian, và sụn nhân tạo sẽ sớm bị nhiễm trùng.
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8323 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 1 trả lời
- 1420 lượt xem
Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8323 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 2838 lượt xem
Cháo bác sĩ tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng sụn sườn, nhưng thực sự không hài lòng với dáng mũi hiện tại. Mũi trông rất kì dị, đầu mũi quá dài mặc dù tôi biết bác sĩ không làm gì ở đầu mũi. Liệu đây có phải là do sưng không, đầu mũi tôi có co ngắn bớt lại không?
- 2 trả lời
- 3346 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 5019 lượt xem
Cho em hỏi là em nâng mũi cấu trúc được 4 tuần rồi, em đã ăn hải sản được chưa ạ? Em muốn hỏi thêm là tại sao phải kiêng ăn một số thứ thế ạ, có phải sợ nó gây sẹo lồi phải không ạ?