Nên dùng sụn sườn của chính mình hay sụn sườn hiến tặng để nâng mũi?
Chào bạn, có hai loại sụn sườn đó là sụn sườn tự thân và hiến tặng. Sụn sườn tự thân là mô của chính bạn, có khả năng tương thích hoàn toàn, nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng rất thấp và là vật liệu tốt nhất, bền vững nhất. Tuy nhiên dùng sụn sườn tự thân thì quy trình phẫu thuật sẽ phức tạp hơn, thời gian phẫu thuật cũng dài hơn, bệnh nhân sẽ phải chịu thêm đường rạch ở vùng ngực. Ngoài ra nếu kỹ thuật không tốt thì sụn sườn có thể bị cong vênh hoặc bị tràn khí màng phổi do thao tác rạch lấy sụn.
Sụn sườn hiến tặng là loại đã được chiếu xạ để đảm bảo không có bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào. Ưu điểm của sụn sườn hiến tặng là giúp tiết kiệm thời gian phẫu thuật cũng như lành thương do bệnh nhân không cần rạch để lấy vật liệu độn. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất với vật liệu này đó là không thể dự đoán trước được tình trạng tái hấp thụ. Vì nó không phải là một phần của cơ thể bạn nên có thể bị hấp thụ dẫn đến thay đổi hình dạng về sau này. Vì vậy khi cân nhắc dùng sụn sườn hiến tặng, có lẽ tốt nhất nên sử dụng kết hợp nó với một phần sụn tự thân lấy từ tai hoặc vách ngăn để đảm bảo kết quả.
Tất nhiên cả hai loại sụn sườn này đều là lựa chọn tốt hơn so với vật liệu tổng hợp như silicone. Mặc dù silicone cũng cho hiệu quả nâng mũi nhưng vì nó là vật liệu bên ngoài nên sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, lòi sụn cao hơn đáng kể so với sụn sườn.
Nếu phải so sánh 2 loại này tôi luôn muốn dùng sụn tự thân hơn. Sụn sườn hiến tặng chỉ là một cái “khung”, tất cả các tế bào sụn (sụn bào) đều đã chết. Nguy cơ tái hấp thụ hoàn toàn không thể dự đoán trước được, có thể chỉ bị hấp thụ ít nhưng cũng có thể bị hấp thụ nhiều. Vì bạn không thể biết được nguồn gốc, chất lượng sụn ban đầu của sụn hiến tặng nên sẽ không thể dự đoán được mức độ tái hấp thụ. Ngoài ra, khi dùng loại sụn này cũng sẽ cần dùng miếng dày hơn so với sụn sườn tự thân nếu bạn muốn dùng miếng ghép đó với mục đích nẹp hoặc hỗ trợ cấu trúc mũi nào đó, điều này sẽ khiến cho đầu mũi hoặc trụ mũi trở nên dày hơn khi bạn dùng để tạo hình đầu mũi. Tất nhiên sụn sườn hiến tặng có thể tốt hơn silicone, nhưng sẽ không thể bằng sụn tự thân của chính bạn, và nếu thực sự muốn tránh dùng vật liệu nhân tạo thì tốt nhất bạn nên chọn sụn tự thân.
Sụn sườn hiến tặng là một lựa chọn tốt cho những người không muốn vết rạch ở ngực và cũng không muốn dùng sụn nhân tạo. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của loại sụn này là nguy cơ bị hấp thụ, do đó mũi có thể bị thay đổi hình dạng, biến dạng trong tương lai. Trong khi đó silicone lại thường có nguy có nhiễm trùng hoặc di lệch, lòi sụn về sau. Cá nhân tôi thích dùng mô của chính bệnh nhân để nâng mũi nhưng hiếm khi cần phải lấy xương sườn, tôi thấy chỉ cần dùng sụn tai và sụn vách ngăn là đủ.
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 8366 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7400 lượt xem
Nên dùng sụn tai hay sụn sườn để nâng mũi?
Chào bác sĩ tôi muốn nâng mũi thật tự nhiên nhưng không biết nên dùng sụn tai hay sụn sườn. Ưu và nhược điểm của hai loại này như nào và loại nào có thể tồn tại suốt đời? Ảnh cuối là ảnh mũi mong muốn của tôi.
- 4 trả lời
- 3592 lượt xem
Trường hợp của tôi nên dùng sụn sườn hay sụn nhân tạo?
Tôi đã tư vấn với hai bác sĩ. Một người thì yêu cầu tôi dùng sụn sườn của mình vì anh ấy nói sụn tự thân có nguy cơ thấp hơn so với sụn nhân tạo. Bác sĩ kia lại đề nghị tôi dùng cả sụn nhân tạo và sụn tai cho mũi, do sống mũi tôi phải cần miếng ghép dài, dày và thẳng thì mới vừa và sụn tai phù hợp cho việc kéo dài và tăng độ nhô đầu mũi. Điều tôi lo lắng là sụn sườn sẽ bị cong vênh theo thời gian, và sụn nhân tạo sẽ sớm bị nhiễm trùng.
- 3 trả lời
- 1277 lượt xem
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 2667 lượt xem
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Sụn nhân tạo với ưu điểm là số lượng sẵn có, không cần phẫu thuật ở nơi khác để lấy như sụn tự thân, do đó mà nhiều người vẫn muốn tận dụng triệt để loại sụn này.
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.