Nên dùng sụn tai hay sụn sườn để nâng mũi?
Nếu bạn muốn đạt được kết quả như ảnh cuối cùng thì sụn tai chắc chắn không phải là lựa chọn tốt. Sụn tai có đặc tính cong, nhỏ và yếu, do đó chỉ thích hợp cho việc tinh chỉnh nhẹ ở đầu mũi trong hầu hết các trường hợp. Hình ảnh của bạn cho thấy mũi bị ngắn và cũng hơi hếch lên. Để hạ thấp đầu mũi cùng với tăng độ nhô đầu mũi thì sụn sườn là phù hợp hơn cả cho mục tiêu này. Ngoài ra bạn cũng cần nâng cao sống mũi một chút và với mục đích này thì sụn sườn là lựa chọn duy nhất nếu bạn không muốn dùng đến vật liệu nhân tạo.
Sụn tai chỉ đủ trong những trường hợp cần nâng và thay đổi mũi ở mức ít đến trung bình. Còn những trường hợp cần thay đổi nhiều ở cả sống mũi và đầu mũi như của bạn, đặc biệt ở đầu mũi cần các mảnh ghép để hỗ trợ cấu trúc sụn đầu mũi, thay đổi hình dạng đầu mũi thì thường cần đến loại sụn chắc, mạnh hơn, đó là sụn sườn. Việc thu lấy sụn sườn nếu được thực hiện bởi một chuyên gia thì hoàn toàn có thể thực hiện qua một vết mổ nhỏ (<1cm) và sẽ để lại một vết sẹo nhỏ, che giấu tốt và gần như không làm kéo dài thêm quá trình hồi phục.
Quyết định dùng loại sụn nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng mũi mong muốn sau nâng của bạn. Từ hình ảnh mũi mong muốn và ảnh mũi thực tế cho thấy, chỉ dùng sụn tai sẽ không thể đủ để mang lại kết quả đó. Nếu bạn đặt một mảnh ghép từ vật liệu nhân tạo cho sống mũi, và dùng sụn tai kết hợp với sụn vách ngăn cho đầu mũi thì có thể đủ. Còn nếu không muốn dùng sụn nhân tạo thì chỉ sụn sườn mới đủ để mang lại cho bạn hình dạng mũi như mong muốn.
Thông thường sụn tai sẽ được sử dụng để tăng độ nhô và tinh chỉnh đầu mũi cho dù bạn có dùng sụn nhân tạo hay sụn/mô tự thân khác để nâng sống mũi. Nếu chỉ cần nâng sống mũi lên một chút thì cũng có thể dùng sụn tai kết hợp với cân cơ thái dương cho sống mũi. Tuy nhiên nhìn những hình ảnh của bạn, có lẽ sẽ cần đến nhiều sụn tự thân hơn là chỉ sụn tai để đạt được chiều cao sống mũi và gốc mũi như mong muốn. Do đó, có lẽ sụn tai sẽ không thể đủ, chưa kể còn cần tinh chỉnh mũi ngắn, hếch. Về tuổi thọ, cả hai loại sụn sườn và sụn tai đều có nguy cơ bị hấp thụ một chút theo thời gian.
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 8318 lượt xem
Nâng mũi 15 ngày tháo nẹp hơi lệch, dùng ngón tay cái ấn đẩy sang bên có hết không?
Em mới nâng mũi được 15 ngày tháo nẹp ra hơi lệch sang 1 xíu, bác sĩ bảo về lấy 2 ngón cái ấn và đẩy mũi sang sẽ hết lệch? Liệu làm như thế mũi có vào form không ạ, hay cần phải nẹp thêm gì không ạ? Em mới nâng mũi lần đầu nên sợ sau phải tháo ra sửa lại lắm
- 2 trả lời
- 9527 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7351 lượt xem
Dùng sụn tự thân nâng mũi thì có nguy cơ bị đùn sụn, lòi sụn không?
Chào bác sĩ, nếu dùng sụn của chính mình để nâng sống mũi hoặc đầu mũi thì có đảm bảo chúng sẽ không bị đùn hoặc lòi ra không? Còn nguy cơ nhiễm trùng thì sao?
- 4 trả lời
- 1075 lượt xem
Tại sao sụn tự thân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và lòi sụn nhưng các bác sĩ lại thường khuyến khích sử dụng nhiều hơn?
Nếu các miếng ghép từ sụn tự thân như sụn sườn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và đùn sụn, lòi sụn, vậy thì tại sao các bác sĩ lại thích dùng chúng hơn silicone hay goretex. Liệu vật liệu tự thân có mang lại hiệu quả nâng mũi cao như silicone không. Da mũi tôi khá dày, do đó tôi sợ dùng sụn của mình để nâng sống sẽ chẳng mang lại khác biệt gì.
- 5 trả lời
- 1326 lượt xem
Sụn nhân tạo với ưu điểm là số lượng sẵn có, không cần phẫu thuật ở nơi khác để lấy như sụn tự thân, do đó mà nhiều người vẫn muốn tận dụng triệt để loại sụn này.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Sụn vách ngăn có thể nói là một loại sụn khá “đa năng” trong số các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi.
Mặc dù sụn tự thân vẫn được xem là vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi, tuy nhiên ngoài sụn sườn, lượng sụn tự thân thường khá hạn chế, không đủ dùng cho những trường hợp cần số lượng lớn. Do đó, sụn nhân tạo từ lâu đã được ứng dụng rất phổ biến.