1

Tổng hợp các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi

Mặc dù sụn tự thân vẫn được xem là vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi, tuy nhiên ngoài sụn sườn, lượng sụn tự thân thường khá hạn chế, không đủ dùng cho những trường hợp cần số lượng lớn. Do đó, sụn nhân tạo từ lâu đã được ứng dụng rất phổ biến.
Tổng hợp các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi Tổng hợp các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Với ưu điểm dễ sử dụng, dễ chạm khắc tạo hình, đa dạng về kích cỡ, vượt trội về mặt thẩm mỹ, không bị tái hấp thu hay cong vênh, ngày nay có khá nhiều các vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi và mang lại kết quả duy trì lâu dài.

Người ta vẫn thường cho rằng vật liệu nhân tạo vốn luôn có nguy cơ nhiễm khuẩn, đào thải, di lệch hoặc xảy ra các vấn đề khác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là những quan điểm phóng đại quá mức. Trên thực tế, các biến chứng từ vật liệu nhân tạo trong nâng mũi có thể giảm theo mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, tức là bác sĩ càng có trình độ và kinh nghiệm thì nguy cơ biến chứng càng thấp và có khi bằng 0. Và một thực tế nữa là, nếu các vật liệu này được sử dụng một cách cẩn thận, với các biện phòng ngừa đầy đủ thì chúng sẽ được sử dụng an toàn với tỉ lệ biến chứng hoàn toàn có chấp nhận được về mặt y tế.

Xét trên nhiều khía cạnh, vật liệu nhân tạo cũng có nhiều điểm vượt trội hơn hẳn so với vật liệu tự thân như:

  • Không bị hấp thụ theo thời gian
  • Bề mặt nhẵn, dễ điêu khắc, gọt dũa
  • Không bị biến dạng nghiêm trọng hoặc cong vênh
  • Không hạn chế về số lượng
  • Giá cả giải chăng và luôn có sẵn
  • Không có thêm vết mổ để lấy sụn như khi dùng sụn tự thân, qua đó thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.

Dưới đây là một số vật liệu nhân tạo được dùng phổ biến nhất trong nâng mũi bao gồm: silicone, Goretex, Medpor.

Silicone

 

silicone
Miếng độn nâng mũi bằng Silicone
silicone 2
Miếng độn silicone hình dạng chữ L và chữ I

Đây là vật liệu được sử dụng nhiều nhất ở các nước Châu Á, nó là loại không xốp, khác với 2 loại còn lại, không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua sau khi đặt vào. Do đặc tính không xốp này nên sụn silicon không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Chi phí khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm.

Hình dáng phổ biến nhất của Silicone là hình chữ L và chữ I. Dáng chữ L làm tăng độ cao của sống mũi và giúp tạo độ thon dài cho đầu mũi, trong khi đó hình chữ I chỉ giúp làm cao phần sống mũi. Tùy tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn hình dạng miếng độn silicone phù hợp. Do đặc điểm sống mũi mỗi người khác nhau, nên sau khi lựa chọn hình dạng miếng độn, bác sĩ hoàn toàn có thể đẽo gọt, thiết kế miếng silicone cho phù hợp với dáng mũi ở mỗi bệnh nhân.

Trong các trường hợp xử lý miếng độn không cẩn thận và thao tác kỹ thuật không tốt thì nâng mũi bằng silicone có thể gặp phải một số biến chứng phổ biến như di lệch sụn, nhiễm trùng, đùn sụn hoặc các vấn đề liên quan đến bao xơ bao quanh miếng độn như co thắt bao xơ hay co rút mũi.

Goretex

 

goretex 0
Goretex với các hình dạng khác nhau
goretex 2
Goretex
goretex
Miếng độn mũi goretex

Goretex là chất liệu xốp và tương đối mềm hơn so với Silicone, tạo thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE), có cấu trúc vi mô siêu nhỏ với các lỗ nhỏ liti, và có độ dày từ 10 đến 30mm. Ban đầu vật liệu này được sử dụng làm vật liệu nối ghép mạch máu, sau đó mới được ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi. Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô ở mũi của bệnh nhân có thể dễ dàng tương thích với miếng độn, cho phép mô mũi bám dính vào và miếng độn này sẽ trở thành một phần của cấu trúc mũi, qua đó giảm khả năng mũi bị di lệch.

Tuy nhiên, cũng do có độ xốp nên vật liệu này dễ uốn và dễ bị ảnh hưởng nếu bị chèn ép/nén trong thời gian dài, do đó dẫn đến giảm thể tích mô hoặc biến dạng miếng độn. Ngoài ra, bản chất xốp và không ướt của nó cũng khiến cho quá trình khử trùng bằng dung dịch sát trùng hoặc kháng sinh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó vì đặc tính bám dính tốt, nên với những trường hợp cần chỉnh sửa, sẽ khó khăn trong việc gỡ bỏ miếng độn goretex vì có mô mềm bám dính xung quanh, nhất là khi miếng độn mỏng và thời gian đặt độn mũi đã dài.

Mặc dù vậy, theo các nghiên cứu cho thấy, dù Gore-Tex có xu hướng khó loại bỏ hơn, nhưng tỷ lệ biến chứng chung khi sử dụng Gore Tex lại thấp hơn so với silicone.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, nâng sống mũi bằng Goretex tạo đường đường viền sống mũi tự nhiên và chắc chắn do mô có thể bám dính tốt vào miếng độn trong thời gian dài, chính vì thế không cần thiết phải thực hiện thao tác cố định miếng độn. Tuy nhiên, với bất kỳ vật liệu cấy ghép nào thì việc đặt dưới da cũng luôn có nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường ở mô, tình trạng tiếp xúc miếng độn hoặc nhiễm trùng, do đó điều quan trọng là phải đặt miếng độn dưới màng xương bằng kỹ thuật vô trùng.

Các báo cáo về việc sử dụng goretex để nâng sống mũi cho biết, viêm và nhiễm trùng là những vấn đề phổ biến nhất khi dùng vật liệu này. Các biến chứng như đùn sụn thường không phổ biến, điều này phù hợp với đặc tính bám dính tốt với mô mũi, giúp miếng độn ổn định sớm và tiếp tục ổn định theo thời gian.

Mặc dù nhu cầu loại bỏ miếng độn goretex hầu hết liên quan đến vấn đề viêm nhiễm, nhưng đôi khi bệnh nhân cũng cần chỉnh sửa vì các vấn đề như nâng mũi cao quá mức, biến dạng miếng độn gây biến dạng mũi và hình thành sẹo xấu.

Medpor

medpor dạng khối 3
Medpor dạng khối
medpor dạng hình tấm 2
Medpor dạng tấm
medpor dạng hình cầu 1
Medpor dạng hình cầu

Được sản xuất từ xốp polyethylene, bao gồm một loạt các lỗ liên tiếp nhau, ban đầu được sử dụng trong tái tạo xương sọ, về sau mới dùng trong thẩm mỹ mũi. Sau khi đặt vào mũi, mô và mạch máu sẽ mọc trồi lên xuyên qua miếng độn tạo sự tích hợp, ổn định cho mô cấy và giảm tỉ lệ nhiễm trùng. Mặc dù nhiều vật liệu nhân tạo được cho là làm tổn thương mạch máu trong mô nhưng khả năng phát triển mạch máu đáng kể ở miếng độn medpor lại có thể giảm thiểu được vấn đề này. Ngoài ra, những mạch máu mới phát triển cũng giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng miếng độn.

Khác hẳn với ePTFE, vật liệu này có độ bền rất cao, và độ ổn định tốt, qua đó có khả năng chống biến dạng do tác động từ mô xung quanh. Ngoài ra chỉ có phản ứng mô tối thiểu ở vị trí đặt miếng độn và không bị teo ngót hoặc hấp thụ. Do đặc tính cứng nên đòi hỏi cần hết sức thận trọng khi sử dụng vật liệu này cho những vị trí hay chuyển động như đầu mũi. Vật liệu này không gây dị ứng, dễ uốn và có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm dạng khối, dạng hình cầu hoặc dạng tấm.

Do tính ổn định của medpor, nên các biến chứng như xê dịch hay lệch miếng độn không phải là các vấn đề phổ biến. Tuy nhiên cũng giống như goretex, medpor rất khó gỡ bỏ trong trường hợp cần chỉnh sửa vì có mô bám dính và cũng chính vì bám dính tốt nên nguy cơ lộ sống được xác định là khá cao ở loại vật liệu này.

Không giống như silicone và goretex chỉ được sử dụng cho phần sống mũi, medpor vừa có thể dùng cho phần sống vừa có thể dùng cho phần trụ mũi và cánh mũi. Tuy nhiên với phần trụ và cánh mũi thường có tỉ lệ biến chứng nhiều hơn, vì thế cũng hiếm khi được khuyên dùng.

Một số nghiên cứu cũng kết luận, medpor có nguy cơ làm bào mỏng da và mặc dù miếng độn trở nên dày hơn vì có mô mềm bao xung quanh nhưng nó không có sự liên kết chắc chắn với xương hoặc sụn bên dưới do đó thường sẽ cần dùng một ốc vít để cố định nó vào xương. Nếu không cố định thì nguy cơ dịch chuyển và đùn sụn sẽ cao hơn.

Ngoài các vật liệu nhân tạo phổ biến trên thì các bác sĩ cũng thường ứng dụng một số loại vật liệu nhân tạo khác trong nâng mũi như như Proplast, lưới Mersilene, Alloderm hay titan

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
1 bình luận
Nguyễn Văn Đạt

Nguyễn Văn Đạt Hiện nay trên thị trường có vật liệu mới là Osteopore. Quan điểm của Bs về vật liệu này là như thế nào ạ?

Thích Trả lời 10 tháng trước
Hỏi đáp liên quan
Mũi sau khi đã nâng có thể rút sụn và về lại như cũ không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3337 lượt xem

Chào bác sĩ, mũi của tôi rất thấp, tẹt. Tôi đã muốn nâng mũi từ lâu nhưng vẫn lo lắng không biết có nên hay không. Lý do chính còn chần chừ là vì tôi sợ phải hạn chế hoạt động sau khi làm, thậm chí có thể muốn xoa mũi cũng không được. Tôi cũng sợ sau khi làm mình sẽ không thích kết quả. Vậy liệu mũi sau khi làm có thể rút sụn và về lại như cũ không?

Có thể làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng sụn nâng mũi Goretex không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1060 lượt xem

Chào bác sĩ, mới đây tôi đã đặt goretex để nâng cao sống mũi. Mặc dù điều này rất phổ biến ở nước mình và các nước châu Á nhưng rất nhiều bác sĩ phương Tây không hài lòng với việc tôi đặt vật liệu độn này. Do đó ngày nào tôi cũng lo lắng về nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Có bất cứ cách nào tôi có thể làm để giảm nguy cơ nhiễm trùng không?

Khi nào chúng ta có thể sờ nắn hay bóp mũi sau khi nâng mũi bằng Goretex?
Khi nào chúng ta có thể sờ nắn hay bóp mũi sau khi nâng mũi bằng Goretex?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  5562 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi khá lo lắng, không biết khi nào có thể sờ nắn hay bóp mũi sau phẫu thuật. Tôi nâng mũi cách đây 10 ngày, bác sĩ đã đặt goretex để nâng sống mũi. Hiện tại tôi không hài lòng lắm với hình dạng đầu mũi nhưng bác sĩ nói rằng phải chờ 1 – 2 tháng nữa mới đánh giá được.

Liệu điều trị sâu răng/nhiễm trùng nha khoa có thể gây nhiễm trùng cho goretex nâng mũi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1123 lượt xem

Bị sâu răng cần điều trị tủy răng nhưng lại không điều trị trước mà thực hiện nâng mũi bằng goretex trước sau đó mới điều trị tủy răng thì có nguy cơ răng bị sâu/nhiễm trùng ảnh hưởng đến vật liệu nâng mũi không?

Nâng mũi bằng silicone siêu mềm thì có nguy cơ lòi sụn hay biến chứng trong tương lai không?
Nâng mũi bằng silicone siêu mềm thì có nguy cơ lòi sụn hay biến chứng trong tương lai không?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3326 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?

Sờ thấy silicone ở chóp mũi liệu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2137 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi cách đây 1 tháng. Bác sĩ dùng thanh silicone hình chữ I để đặt sống mũi. Nhưng bây giờ khi tôi sờ vào chóp mũi lại có cảm giác có cái gì nhọn nhọn ở đó. Liệu cảm nhận thấy vật liệu độn có phải là bình thường không? Có phải như vậy có nghĩa là silicone sẽ bị đùn lòi ra không? Khả năng tôi không phải phẫu thuật chỉnh sửa là bao nhiêu phần trăm?

Sụn surgiform so với softxil thì sụn nào tốt hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4480 lượt xem

Mũi em tẹt và đang muốn nâng mũi để làm cao mũi. Thấy trên mạng có nhiều sụn khác nhau, cho em hỏi là giữa sụn surgiform và softxil thì sụn nào tốt hơn ạ?

Tin liên quan
Tổng hợp các loại sụn tự thân trong nâng mũi
Tổng hợp các loại sụn tự thân trong nâng mũi

Qua nhiều năm ứng dụng, sụn tự thân cho thấy rất nhiều các ưu điểm vượt trội, là loại vật liệu an toàn và thường không thể thiếu trong các quy trình nâng mũi, đặc biệt là trong thao tác tạo hình đầu mũi.

Cách khắc phục dáng mũi tẹt, đầu mũi to trong nâng mũi?
Cách khắc phục dáng mũi tẹt, đầu mũi to trong nâng mũi?

Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.

Đi tìm nguyên nhân mũi bị xơ cứng, biến dạng sau nâng
Đi tìm nguyên nhân mũi bị xơ cứng, biến dạng sau nâng

Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.

Sụn nhân tạo: sử dụng sao cho đúng?
Sụn nhân tạo: sử dụng sao cho đúng?

Sụn nhân tạo với ưu điểm là số lượng sẵn có, không cần phẫu thuật ở nơi khác để lấy như sụn tự thân, do đó mà nhiều người vẫn muốn tận dụng triệt để loại sụn này.

Tìm hiểu về các đường mổ trong nâng mũi, mổ kín hay mổ hở?
Tìm hiểu về các đường mổ trong nâng mũi, mổ kín hay mổ hở?

Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  8003 lượt xem

Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?

Mô da nhân tạo Megaderm trong nâng mũi là gì?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3034 lượt xem

Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?

Khác biệt giữa việc sử dụng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và miếng sụn rắn trong nâng sống mũi?
  •  3 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1115 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?

Mặt có dấu hiệu tích nước thì có phải là một trong những triệu chứng sẽ gặp khi dùng thuốc sau khi nâng mũi không ạ ?
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  963 lượt xem

Mặt có dấu hiệu tích nước thì có phải là một trong những triệu chứng sẽ gặp khi dùng thuốc sau khi nâng mũi không ạ ?

Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  2455 lượt xem

Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?

Video có thể bạn quan tâm
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT 00:55
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT
? NÂNG MŨI S-LINE BỌC SỤN TẠI EMCAS khắc phục triệt để sống mũi ngắn, thấp, đầu mũi xấu. Đồng thời, điều chỉnh lại hình dạng hoặc kích...
 3 năm trước
 9425 Lượt xem
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI 01:20
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI
Bạn nào đang có ý định hoặc chuẩn bị nâng mũi thì xem ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật của mình nhé!-------✫-------Thẩm Mỹ Viện...
 4 năm trước
 8799 Lượt xem
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG 14:18
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG
Chỉ 20 phút, bạn đã được sở hữu chiếc mũi cao tự nhiên, hài hòa với gương mặt.- Không đau- Rất ít sưng, bầm- Thời gian lành thương nhanh- Chi phí...
 3 năm trước
 8002 Lượt xem
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) 06:50
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3)
Bạn nào mới nâng mũi xong và chuẩn bị đi nâng mũi thì vào xem video nhé
 5 năm trước
 7002 Lượt xem
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC 04:14
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC
- Tình trạng mũi trước PT: Sống mũi thấp; đầu mũi ngắn, hếch, không cân xứng với tổng thể gương mặt.Trong các phẫu thuật này, bác sĩ sẽ áp dụng phương...
 3 năm trước
 6032 Lượt xem
DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC 00:34
DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC
? Cô nàng hoàn toàn hài lòng với dáng mũi mới, dáng mũi cao tây và thanh tú giúp cô có được gương mặt sang, đẹp mọi góc nhìn!? Nâng mũi vô...
 3 năm trước
 5691 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây