Tìm hiểu về các đường mổ trong nâng mũi, mổ kín hay mổ hở?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mọi người khi tìm hiểu về nâng mũi thẩm mỹ chủ yếu chỉ tìm kiếm những thông tin về dáng mũi S line hay L line, kỹ thuật nâng mũi và kết quả hoặc những biến chứng có thể xảy ra, mà thường ít khi quan tâm đến các kỹ thuật đường mổ trong nâng mũi. Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thao tác không thể thiếu trong nâng mũi nhưng lại hiếm khi được quan tâm này nhé.
Hiện tại có hai cách mổ chính đang được áp dụng đó là mổ kín và mổ hở.
Kỹ thuật mổ kín
Mổ qua đường tiền đình mũi
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch qua niêm mạc tiền đình ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi, nhưng không rạch qua đường trụ mũi để thao tác bóc tách tạo khoang chứa hoặc chỉnh sửa đầu mũi. Kỹ thuật này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp chỉnh hình sống mũi đơn giản, chỉ cần nâng sóng mũi bằng sụn tự thân chứ không cần nâng phần đầu mũi và quá trình thực hiện chỉ cần gây tê tại chỗ. Tuy nhiên nhiều bác sĩ cũng có thể dùng đường mổ kín này để tiến hành nâng mũi bằng sụn tự thân, tạo hình đầu mũi mặc dù kỹ thuật thực hiện khó hơn nhiều và đòi hỏi tay nghề cao.
Kỹ thuật này thường chỉ mất khoảng từ 15 đến 20 phút, ca nào phức tạp hơn thì lâu hơn một chút nhưng nhìn chung thời gian thực hiện đều ngắn, thao tác đơn giản. Khi tiến hành, bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 1cm ở phía trên bên trong lỗ mũi (một hoặc 2 bên), sau đó tiến hành bóc tách da mũi ra khỏi khung xương và sụn mũi, rồi đặt sụn nhân tạo vào và tạo hình dáng mũi như mong muốn. Kỹ thuật này về bản chất là đơn giản, không can thiệp quá nhiều tới cấu trúc mũi và tùy vào mũi nguyên bản trước khi nâng của bạn cũng như trình độ, con mắt thẩm mỹ của bác sĩ mà dáng mũi thu được sẽ đẹp như nào.
Mổ qua đường miệng
Ngoài ra, phương pháp mổ kín cũng còn kỹ thuật mổ qua đường miệng để đặt chất liệu độn vào nâng mũi. Đường mổ này đặc biệt có thể dùng trong trường hợp đã phẫu thuật nâng mũi trước đó và sẹo mổ ở vùng mũi bị co thắt. Ưu điểm là không nhìn thấy sẹo từ bên ngoài, không rạch lại vào vết mổ cũ đã bị sẹo co rút nên không làm tình trạng co rút sẹo nặng thêm. Tuy nhiên kỹ thuật này ít được áp dụng hơn vì thao tác khó, và rủi ro cao.
Kỹ thuật mổ hở
Đường mổ ngang qua trụ mũi
Với phương pháp này, đường mổ sẽ nằm ở phần thấp của trụ mũi nhằm để sẹo ít bị chú ý tới. Vết sẹo thường được rạch theo hình bậc thang hoặc chữ V ngược hoặc dấu mũi tên đi lên giúp tăng diện tích tiếp xúc, cho phép bác sĩ dễ dàng thao tác, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa sẹo co rút và sẹo mau lành, mờ đi theo thời gian vì chịu lực căng ít.
Đường mổ này sẽ được kéo dài qua hai bên và đi vào trong lỗ mũi, qua đó tiến hành thao tác tạo hình đầu mũi, sửa chữa biến dạng để lại từ quy trình nâng mũi trước cũng như thực hiện các kỹ thuật khó như kéo dài đầu mũi hay thu ngắn đầu mũi đã bị kéo quá dài trước đó.
Phương pháp mổ hở thường áp dụng với các trường hợp nâng mũi phức tạp hơn, cần chỉnh sửa phần đầu mũi hoặc gia cố trụ mũi. Ngoài ra cũng hay được thực hiện ở những trường hợp bệnh nhân có lỗ mũi nhỏ.
Như vậy, mỗi kiểu đường mổ đều có thể áp dụng cho quy trình nâng mũi, tùy theo tình trạng mũi hiện tại của bạn và sở trường của bác sĩ ra sao mà sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp với bạn, đảm bảo an toàn và tác động nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương nhiều nhất.
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Bạn có biết, ngoài đường mổ kín, mổ hở trực tiếp ở trên mũi, để nâng mũi các bác sĩ còn có thể nâng qua đường miệng.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
- 0 trả lời
- 1220 lượt xem
Mặt có dấu hiệu tích nước thì có phải là một trong những triệu chứng sẽ gặp khi dùng thuốc sau khi nâng mũi không ạ ?
- 2 trả lời
- 2664 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8356 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 3250 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 3 trả lời
- 47388 lượt xem
Cho em hỏi là sau nâng mũi trong mũi em có lồi ra 1 cục nhỏ. Em sợ sụn giả lồi rồi đâm thủng niêm mạc mũi chui ra (giống như trong ảnh ạ). Như thế có phải là biến chứng không ạ?