Mô da nhân tạo Megaderm trong nâng mũi là gì?
Megaderm được bào chế từ mô da người nên khi đưa vào cơ thể nó có độ tương thích cao, nguy cơ bị đào thải rất thấp. Khi được đặt vào mũi trong quá trình nâng mũi nó đóng vai trò như một lớp đệm để che chắn miếng ghép nâng mũi và bảo vệ, tái tạo lớp da bên trên. Vật liệu này thường được chọn sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có da mũi mỏng, hoặc bệnh nhân muốn nâng mũi cao, chọn kích thước vật liệu dày để tránh nguy cơ lộ sống, bóng đỏ da về sau. Megaderm cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những ca chỉnh sửa mũi hỏng, sau khi da mũi đã bị tổn thương và bào mỏng đi đáng kể. Ngoài khả năng làm lớp đệm và tái tạo da thì megaderm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cố đinh, ổn định vật liệu độn nâng mũi, giúp cho vật liệu độn nằm đúng vị trí và hạn chế tối đa nguy cơ di lệch. Tuy nhiên việc xử lý và sử dụng megaderm không phải đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải có đủ kinh nghiệm để tránh tối đã nguy cơ nhiễm trùng vật liệu này.
Mô da nhân tạo Megaderm được các bác sĩ sử dụng để phủ lên bề mặt của các chất liệu nâng mũi. Ưu điểm nổi bật của Megaderm là nó tái tạo mô da ở vùng mũi, giúp ngăn ngừa sự mỏng da và khắc phục lại các vùng da đã mỏng do phẫu thuật trước kia. Megaderm gần như một lớp keo dính để dính chặt chất liệu với mô da mũi, làm cho chất liệu không bị xê dịch sau này.
Như vậy mô da nhân tạo megaderm ngoài tác dụng ngăn ngừa mỏng da, thì nó là cách tốt nhất để điều trị khắc phục mũi đã phẫu thuật lâu ngày và bây giờ đang bị lộ sống. Bằng cách phủ Megaderm làm tăng độ dày của da lên, giúp che giấu được vật liệu mũi bên trong.
Tuy nhiên để sử dụng Megaderm yêu cầu bác sĩ phải rất kinh nghiệm và quy trình vô trùng cần đảm bảo tuyệt đối. Bởi vì megaderm có tính chất xốp, nên sẽ là ổ chứa vi khuẩn nếu quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Ổ vi khuẩn sẽ phát tác sau phẫu thuật từ 3-6 tháng, gây ra biến chứng nghiêm trọng sau nâng mũi.
Tháo sụn nhân tạo nâng sống mũi, nhưng bác sĩ ko tháo bỏ megaderm ở đầu mũi
Em nâng mũi cách đây 2 năm. Mũi nâng thường, đặt sụn chữ L và bọc đầu mũi bằng megaderm. Tuy nâng tư nhiên, cao vừa phải nhưng do da sống mũi quá mỏng, nên sau 2 năm da mỏng hơn, mũi nhìn cứng nên em đã đến bệnh viện tháo bỏ sụn. Trước phẫu thuật em có chụp CT 32 lớp, có 1 hình chụp nghiêng mặt thì thấy nguyên dáng sụn chữ L, nhưng em ko nhìn rõ/ không thể nhận biết được miếng megaderm ở đầu mũi. Bác sĩ mổ kín để lấy sụn L ra, và cho em thấy sụn L. Em ko cấy trung bì. Sau 7 ngày mũi đã hết sưng hoàn toàn và bắt đầu gom vào và đầu mũi bắt đầu cứng lại. Hôm nay em thấy một phần đầu mũi nó trắng trắng, dường như có miêng độn trắng trong nằm sát da đầu mũi. Nhờ các bác sĩ cho biết, nếu như còn megaderm ở trong đầu mũi thì có gây biến chứng gi về lâu dài không ?
- 0 trả lời
- 517 lượt xem
Rút sụn có tháo sụn tai ra không hay chỉ tháo sụn nhân tạo?
Em chào các bác sĩ. Em nâng mũi bọc sụn tai được 3 tuần, mà nó căng cứng khó chịu quá. Mũi em nhìn nghiêng cao quá, trông như phù thủy, nhìn thẳng thì đỡ hơn. Em băn khoăn là không biết nên tháo ra luôn không, sợ để lâu sụn nó bám vào da tháo đau và làm chùng da. Và khi tháo bác sĩ có tháo sụn tai ra không, hay chỉ tháo sụn nhân tạo? Liệu có bị lộ cái sụn tai ra không? Em sợ sau này nó co mũi lại thấy cái sụn tai lộ ra. Hay là em cứ để vậy vài tháng nữa đi hạ thấp xuống? Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em thực sự stress khi ngày nào cũng nhìn vào mũi mình
- 2 trả lời
- 5751 lượt xem
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo lỗ mũi bị méo
Em nâng mũi bằng sụn nhân tạo nhưng giờ thấy 2 bên lỗ mũi không cân, một bên lỗ bị méo. Như này là sao ạ, có khắc phục được không ạ?
- 1 trả lời
- 2724 lượt xem
Tụt sụn đầu mũi chỉ cần tháo ra đệm megaderm hay phải làm lại sụn khác?
Cho em hỏi mũi em nâng 3 tháng bị tụt sụn đầu mũi nhọn bây giờ tháo ra đệm megaderm và dùng lại sụn cũ được không ạ, hay phải làm lại sụn khác ạ? Căn bản em không ưng chỗ làm cũ lắm, muốn sang làm chỗ mới. Nếu phải thay sụn mới thì có đắt lắm không ạ
- 2 trả lời
- 3785 lượt xem
Sống mũi thấp, có thể khắc phục mà không dùng sụn nhân tạo không?
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.
- 4 trả lời
- 1685 lượt xem
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Sụn nhân tạo với ưu điểm là số lượng sẵn có, không cần phẫu thuật ở nơi khác để lấy như sụn tự thân, do đó mà nhiều người vẫn muốn tận dụng triệt để loại sụn này.
Sự đa dạng của nhiều phương pháp nâng mũi ngày nay càng mang đến cho bệnh nhân nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Silicone được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật nâng mũi vì nhiều ưu điểm khác nhau, tuy nhiên tình trạng vôi hóa trên bề mặt vật liệu độn bằng silicone có thể xảy ra khi nó được đặt quá lâu ở mũi và càng đặt lâu thì nguy cơ vôi hóa sẽ càng cao.