Nên nâng mũi bằng sụn tự thân hay nhân tạo?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nên chọn nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ, thậm chí là cả cánh mày râu hiện nay.
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là gì?
Trước đây phương pháp này chỉ sử dụng vật liệu đơn giản là thanh silicone cứng, được đẽo gọt cho phù hợp với dáng mũi và giúp nâng cao sóng mũi, nhưng do phải gọt dũa nên thường khiến dáng mũi biến dạng, gồ ghề, không hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Sau này, vật liệu sụn nhân tạo đã được cải tiến trở nên mềm dẻo hơn và được đúc với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, khắc phục được những nhược điểm trước kia.
Đây là phương pháp thẩm mỹ sử dụng 100% sụn nhân tạo như silicone, goretex, medpor…. Những thanh chất dẻo này có màu nâu hoặc trắng, sẽ được đặt trên xương mũi để tạo sống mũi S-line thật tự nhiên. Đây gần như là phương pháp nâng mũi đầu tiên xuất hiện và thường được áp dụng cho những bệnh nhân có mũi tẹt, thấp, không có sống mũi.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, diễn ra trong khoảng 45 phút, chỉ can thiệp đặt sóng mũi nên tiết kiệm chi phí hơn so với chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi.
Tuy nhiên nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ dừng lại ở mức làm cao sóng mũi, không dựng trụ mũi hay can thiệp chỉnh hình đầu mũi cũng như thu nhỏ cánh và lỗ mũi nên chủ yếu áp dụng cho những người có cánh mũi đẹp, đủ dài, da mũi dày và chỉ cần nâng cao hơn một chút.
Ngoài ra, do sử dụng sụn nhân tạo nên độ tương thích với cơ thể sẽ kém hơn, dễ gây ra các phản ứng đào thải, dị ứng, lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.... Trường hợp da mũi mỏng nhưng cố làm mũi quá cao thì lớp da bên trên sẽ nhanh chóng bị mỏng dần, không thể che phủ, làm lộ rõ vật liệu độn dưới da, nhất là ở vùng đầu mũi, nếu sử dụng thanh độn kém chất lượng thậm chí còn làm da bị thủng.
Nâng mũi bằng sụn tự thân là gì?
Đây cũng là phương pháp phẫu thuật nâng mũi để chỉnh sửa mũi, nhưng với kỹ thuật này bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân từ chính cơ thể bệnh nhân như sụn tai, sụn vách ngăn, hoặc sụn sườn,…Bác sĩ sẽ chọn sử dụng loại sụn phù hợp với từng vùng mũi để đạt hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn cao nhất.
Sụn vành tai có đặc tính mềm nên thường được dùng để bọc đầu mũi, có thể ôm trọn vùng đầu mũi, tạo đầu mũi tròn, thon gọn và tự nhiên.
Sụn vách ngăn có đặc tính cứng nên thường được dùng để dựng trụ mũi, giúp tái cấu trúc dáng mũi từ trong ra ngoài, xử lý hoàn toàn mọi bệnh lý về vách ngăn mũi.
Trong khi đó, với số lượng lớn, sụn sườn lấy từ xương sườn số 6, 7, thường được dùng để nâng cao sống mũi, loại sụn này vốn linh hoạt có thể tạo hình và định hình sống mũi nhanh chóng, tạo dáng mũi hài hòa với khuôn mặt.
Sụn tự thân được lấy 100% từ cơ thể của chính bệnh nhân nên ưu điểm là có độ tương thích hoàn toàn, không gây ra các phản ứng đào thải hay dị ứng giúp duy trì hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, nâng mũi bằng sụn tự thân cũng khắc phục được tất cả các khuyết điểm thường gặp ở sụn nhân tạo như lộ sóng mũi, bỏng đỏ đầu mũi, sưng, viêm...Về tính thẩm mỹ, sụn tự thân ngoài có thể được dùng để nâng sống mũi, còn được dùng để bọc đầu mũi nên sẽ tạo đầu mũi mềm mại, rất tự nhiên.
Mặc dù vậy nâng mũi bằng sụn tự thân có chi phí cao hơn, phẫu thuật phức tạp hơn nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn. Ngoài vết thương ở mũi, khách hàng sẽ phải chịu thêm vết thương ở vị trí lấy sụn nên quá trình hồi phục sẽ lâu hơn.
Bên cạnh đó, với phương pháp này, bác sĩ cũng cần hạn chế lạm dụng sụn tự thân quá mức hoặc không đúng cách, không đúng chức năng của từng loại sụn. Ví dụ nhiều trường hợp có thể bị biến dạng dáng mũi về sau khi dùng sụn tai quá nhiều vì bản chất loại sụn này là sụn cong, có tính chất co rút nên nếu lạm dụng đặt cả ở sóng mũi thì qua thời gian sẽ gây nhăn nhúm, co rút dáng mũi.
Như vậy, với những ưu và nhược điểm của từng phương pháp ở trên, bệnh nhân trước khi làm cần cân nhắc thật kỹ, lựa chọn phương pháp phù hợp với mình cũng như lựa chọn dáng mũi phù hợp với tổng thể khuôn mặt và cấu trúc ban đầu của mũi.
Sống mũi của người Châu Á khá thấp và rộng, trong khi một sống mũi cao với đường nét rõ ràng, thanh tú lại là hình dạng rất được ưa chuộng trong các nền văn hóa Châu Á.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
- 1 trả lời
- 2708 lượt xem
Em nâng mũi bằng sụn nhân tạo nhưng giờ thấy 2 bên lỗ mũi không cân, một bên lỗ bị méo. Như này là sao ạ, có khắc phục được không ạ?
- 2 trả lời
- 3220 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 2 trả lời
- 1452 lượt xem
Đây là cái mũi xấu xí của em. Em muốn nâng kiểu mũi như của thần tượng ạ! Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ
- 4 trả lời
- 3517 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 4 trả lời
- 1068 lượt xem
Chào bác sĩ, nếu dùng sụn của chính mình để nâng sống mũi hoặc đầu mũi thì có đảm bảo chúng sẽ không bị đùn hoặc lòi ra không? Còn nguy cơ nhiễm trùng thì sao?