Goretex: Vật liệu hoàn hảo cho sống mũi?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Để đáp ứng nhu cầu nâng mũi làm đẹp ngày nay, ngoài phương pháp, kỹ thuật thực hiện thì chất liệu nâng mũi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn, tạo điều kiện cho chị em thoải mái lựa chọn. Trong đó phải kể đến Goretex, với độ mềm mại dễ tạo hình và độ bám dính khá cao, loại vật liệu này đang là lựa chọn của khá nhiều khách hàng nâng mũi.
Cũng giống như silicone, Goretex chỉ được sử dụng cho phần sống mũi, do đó sẽ phù hợp hơn với những khách hàng chỉ muốn chỉnh sửa, nâng cao phần sống mũi và đã có đầu mũi khá đẹp rồi, hoặc những người sẵn sàng kết hợp sử dụng thêm sụn tự thân đề chỉnh hình đầu mũi. Vậy đặc điểm cụ thể của Goretex là gì và liệu đây có phải là vật liệu hoàn hảo cho phần sống mũi không?
Goretex sử dụng trong nâng mũi là gì?
Goretex là chất liệu xốp và tương đối mềm hơn so với Silicone, tạo thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE), có cấu trúc vi mô siêu nhỏ với các lỗ nhỏ liti, và có độ dày từ 10 đến 30mm. Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô ở mũi của bệnh nhân có thể dễ dàng tương thích với miếng độn, cho phép mô mũi bám dính vào và miếng độn này sẽ trở thành một phần của cấu trúc mũi, qua đó giảm khả năng mũi bị di lệch.
Tuy nhiên, cũng do có độ xốp nên vật liệu này dễ uốn và dễ bị ảnh hưởng nếu bị chèn ép/nén trong thời gian dài, do đó dẫn đến giảm thể tích mô hoặc biến dạng miếng độn. Ngoài ra, bản chất xốp và không ướt của nó cũng khiến cho quá trình khử trùng bằng dung dịch sát trùng hoặc kháng sinh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó vì đặc tính bám dính tốt, nên với những trường hợp cần chỉnh sửa, sẽ khó khăn trong việc gỡ bỏ miếng độn vì có mô mềm bám dính xung quanh, nhất là khi miếng độn mỏng và thời gian đặt độn mũi đã lâu.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho thấy, dù Gore-Tex có xu hướng khó loại bỏ hơn, nhưng tỷ lệ biến chứng chung khi sử dụng Gore Tex lại thấp hơn so với silicone. Cũng theo các nghiên cứu, nâng sống mũi bằng Goretex có khả năng tạo đường viền sống mũi tự nhiên và chắc chắn do mô bám dính tốt vào miếng độn trong thời gian dài, chính vì thế không cần thiết phải thực hiện thao tác cố định miếng độn.
Ưu/nhược điểm của Goretex trong nâng mũi
Ưu điểm:
- Gore-Tex có lợi thế với kết cấu mềm mại, dễ uốn, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc hoặc bào mòn da trong thời gian dài
- Có độ bám dính tốt với mô, nên miếng độn khi đặt vào sẽ có độ ổn định tốt, tạo nên một chiếc mũi chắc chắn, không dễ bị lung lay, di lệch khỏi vị trí theo thời gian
- Nguy cơ lộ sống cũng thấp hơn so với các vật liệu nhân tạo khác vì mạch máu và tổ chức mô có thể bám vào bề mặt. Vì thế, ranh giới giữa chất liệu này với bề mặt mô da mũi rất mờ nên khi sờ vào sẽ không thấy gờ miếng độn
- Khả năng tương thích cao với cơ thể vì có khả năng phát triển mạnh máu tốt
- Nguy cơ hình thành bao xơ rất thấp, do đó tỉ lệ co thắt bao xơ thấp hơn rất nhiều so với silicone
- Ti lệ vôi hóa ít hơn đáng kể so với silicone
Nhược điểm:
- · Nhược điểm rõ rệt nhất là hơi khó loại bỏ hơn so với các vật liệu nâng mũi khác. Chính khả năng bám dính và sự thống nhất với mô sinh trưởng trong khoang mũi của Goretex gây khó khăn cho quá trình bóc tách, chỉnh sửa lại.
- Với kết cấu mềm xốp, Goretex không đảm bảo duy trì được kết quả bền vững lâu dài như những chất liệu nâng mũi khác mà sẽ dần thay đổi theo thời gian. Chiều cao sống mũi có thể giảm sau vài năm. Các nghiên cứu cho thấy, đặt miếng độn Goretex có liên quan đến tình trạng giảm 5% chiều cao sống mũi theo thời gian.
- Khó điêu khắc, gọt giũa
- Chi phí khá cao, cao hơn so với silicone
Quy trình nâng mũi bằng Goretex
Nhìn chung quy trình nâng mũi bằng Goretex cũng tương tự như nâng mũi bằng silicone hay các vật liệu nhân tạo khác. Đầu tiên, bác sĩ cũng cần đánh giá tình trạng mũi của bệnh nhân, bao gồm phần gốc mũi, sống mũi và đầu mũi, để có thể thiết kế miếng độn một cách chính xác và tìm phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Quy trình cũng có thể được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp mổ kín rạch qua niêm mạc tiền đình ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi) hoặc mổ hở (rạch qua trụ mũi và mép sụn cánh mũi) để tạo hình mũi. Ngoài việc sử dụng Goretex để nâng sống mũi, các bác sĩ cũng kết hợp sử dụng cả sụn tự thân để bọc đầu mũi nhằm hạn chế các biến chứng về sau.
Các biến chứng có thể gặp phải khi nâng mũi bằng Goretex
Nhìn chung tỷ lệ biến chứng khi sử dụng Goretex trong nâng mũi được đánh giá thấp hơn so với silicone, điển hình như các vấn đề đùn sụn, xê dịch miếng độn hay vôi hóa là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có thể gặp phải một số vấn đề như nhiễm trùng, biến dạng phần gốc mũi hay sống mũi quá cao, quá thấp…
Như vậy, mặc dù vẫn tồn tại những nhược điểm không thể tránh khỏi, nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội, Goretex xứng đáng là vật liệu thay thế hoàn hảo trong nâng mũi cho các vật liệu nhân tạo khác như silicone, xóa tan nỗi lo lắng của những bệnh nhân không muốn sử dụng sụn tự thân cũng như sợ xảy ra các biến chứng như đùn sụn, hay di lệch, vẹo sống vẫn thường gặp.
- 1 trả lời
- 1267 lượt xem
Bị sâu răng cần điều trị tủy răng nhưng lại không điều trị trước mà thực hiện nâng mũi bằng goretex trước sau đó mới điều trị tủy răng thì có nguy cơ răng bị sâu/nhiễm trùng ảnh hưởng đến vật liệu nâng mũi không?
- 3 trả lời
- 1407 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi khá nhỏ vì thế tôi muốn nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và thu gọn cánh mũi. Bác sĩ đã đặt goretex dài từ sống mũi đến đầu mũi cho tôi và thu gọn cánh mũi. Nhưng hôm kiểm tra lại bác sĩ thấy da tôi bị đỏ, và nghi ngờ đó là dấu hiệu đùn sụn hay lòi sụn. Bác sĩ quyết định tháo sụn ra và để mũi tôi lành lại đã. Tôi lo sau này chỉnh sửa lại sụn sẽ lại bị đùn lòi ra, nhưng ông ấy nói lần tới ông ấy sẽ đặt sụn tự thân ở đầu mũi. Liệu như vậy có an toàn không?
- 2 trả lời
- 5834 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi khá lo lắng, không biết khi nào có thể sờ nắn hay bóp mũi sau phẫu thuật. Tôi nâng mũi cách đây 10 ngày, bác sĩ đã đặt goretex để nâng sống mũi. Hiện tại tôi không hài lòng lắm với hình dạng đầu mũi nhưng bác sĩ nói rằng phải chờ 1 – 2 tháng nữa mới đánh giá được.
- 2 trả lời
- 1166 lượt xem
Chào bác sĩ, mới đây tôi đã đặt goretex để nâng cao sống mũi. Mặc dù điều này rất phổ biến ở nước mình và các nước châu Á nhưng rất nhiều bác sĩ phương Tây không hài lòng với việc tôi đặt vật liệu độn này. Do đó ngày nào tôi cũng lo lắng về nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Có bất cứ cách nào tôi có thể làm để giảm nguy cơ nhiễm trùng không?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi bệnh nhân muốn nâng mũi bằng sụn nhân tạo đó là: liệu silicone có tốt hơn goretex hay không và ngược lại?
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Một gương mặt thanh tú hài hòa không thể thiếu đi chiếc mũi cao thẳng và thon gọn. Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên ngay từ khi mới sinh ra.
- 1 trả lời
- 1267 lượt xem
Bị sâu răng cần điều trị tủy răng nhưng lại không điều trị trước mà thực hiện nâng mũi bằng goretex trước sau đó mới điều trị tủy răng thì có nguy cơ răng bị sâu/nhiễm trùng ảnh hưởng đến vật liệu nâng mũi không?
- 3 trả lời
- 1407 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi khá nhỏ vì thế tôi muốn nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và thu gọn cánh mũi. Bác sĩ đã đặt goretex dài từ sống mũi đến đầu mũi cho tôi và thu gọn cánh mũi. Nhưng hôm kiểm tra lại bác sĩ thấy da tôi bị đỏ, và nghi ngờ đó là dấu hiệu đùn sụn hay lòi sụn. Bác sĩ quyết định tháo sụn ra và để mũi tôi lành lại đã. Tôi lo sau này chỉnh sửa lại sụn sẽ lại bị đùn lòi ra, nhưng ông ấy nói lần tới ông ấy sẽ đặt sụn tự thân ở đầu mũi. Liệu như vậy có an toàn không?
- 2 trả lời
- 1659 lượt xem
Chào bác sĩ, đây là lần nâng mũi thứ 2 bằng phương pháp mổ kín của tôi. Tôi đặt miếng độn hình chữ L và bọc sụn tai chóp mũi. Sống mũi của tôi như này khi nhìn nghiêng liệu có quá cao không? Trông nó có vẻ không được tự nhiên so với mặt. Nó quá cao so với mong muốn của tôi. Liệu có thể tháo sụn nâng mũi ra sau 1 tháng không? Hoặc có thể thay đổi bằng sụn nhỏ hơn không?
- 3 trả lời
- 2111 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.
- 0 trả lời
- 1859 lượt xem
em nâng mũi sụn tai lần 2 được hơn 3 tháng rồi . Lúc nâng xong khoảng 2-3 tuần mũi em bắt đầu bị đỏ sóng đến h hơn 3th em thấy vẫn vậy . Bình thường đỏ ít nhưng đeo khẩu trang hay ra nắng là đỏ ửng lên trông mất thẩm mỹ lắm ! em có phải tháo mũi ra , để như vậy có khi nào bị sụn bào mòn da lủng mũi không ?