Silicone và Goretex, nên chọn loại vật liệu nào để nâng mũi?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, nhưng khi bệnh nhân không có đủ sụn tự thân nữa, đặc biệt là khi cần thay đổi đáng kể dáng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng các loại vật liệu độn tổng hợp như Silicone hoặc Goretex để giúp đạt được kết quả đúng như mong muốn. Đây đều là hai loại sụn nhân tạo phổ biến trong nâng mũi, nhưng liệu chúng có hoàn toàn giống nhau hay còn có những khác biệt nào khác?
Silicone là gì?
Silicone trong nâng mũi là vật liệu độn tổng hợp đã ra đời và được sử dụng trong nhiều thập niên, đồng thời cũng qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm. Đây là loại vật liệu không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua nó sau khi đặt vào mũi. Do đặc tính không xốp này nên silicone không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Vật liệu này khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm.
Hình dáng phổ biến nhất của silicone trong nâng mũi là hình chữ L và chữ I. Dáng chữ L làm tăng độ cao của sống mũi và giúp tạo độ thon dài cho đầu mũi, trong khi đó hình chữ I chỉ giúp làm cao phần sống mũi.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, dễ gọt giũa tạo dáng, dễ gỡ bỏ nếu muốn
- Giá cả phải chăng
- Tỷ lệ biến chứng vẫn ở mức chấp nhận được. Những biến chứng này chủ yếu do sai xót trong kỹ thuật và phán đoán của bác sĩ thực hiện chứ không phải do các đặc tính vốn có của chính vật liệu silicone.
Nhược điểm:
- Silicone so với một số vật liệu khác, như goretex, thì có đặc tính cứng hơn, có thể khiến dáng mũi cao nhưng không tự nhiên, theo thời gian sẽ tạo áp lực làm bào mỏng da khiến dễ bị lộ sống.
- Nếu gọt giũa không chính xác, silicone có thể bị trồi lên do miếng độn quá to và không vừa với vị trí đặt.
- Không thể sử dụng để nâng đầu mũi vì không giống như sống mũi tương đối cố định, đầu mũi thường dịch chuyển nhiều, do đó bắt buộc chỉ được dùng sụn tự thân cho phần đầu mũi
Goretex là gì?
Goretex trong nâng mũi ra đời muộn hơn, là vật liệu xốp và tương đối mềm hơn so với silicone, cấu thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô của bệnh nhân có thể tương thích với nó dễ dàng hơn, cho phép sụn cấy ghép kết dính, hòa hợp và trở thành một phần của cấu trúc mũi, giúp giảm khả năng mũi bị lệch hơn so với sụn cấy ghép bằng silicone và cho phép tạo dáng mũi cao tự nhiên hơn.
Ưu điểm:
- Gore-Tex có lợi thế với kết cấu mềm mại, dễ uốn, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc hoặc bào mòn da trong thời gian dài
- Có độ bám dính tốt với mô, nên miếng độn khi đặt vào sẽ có độ ổn định tốt, tạo nên một chiếc mũi chắc chắn, không dễ bị lung lay, di lệch khỏi vị trí theo thời gian
- Nguy cơ lộ sống cũng thấp hơn so với các vật liệu nhân tạo khác vì mạch máu và tổ chức mô có thể bám vào bề mặt. Vì thế, ranh giới giữa chất liệu này với bề mặt mô da mũi rất mờ nên khi sờ vào sẽ không thấy gờ miếng độn
- Khả năng tương thích cao với cơ thể vì có khả năng phát triển mạnh máu tốt
- Nguy cơ hình thành bao xơ rất thấp, do đó tỉ lệ co thắt bao xơ thấp hơn rất nhiều so với silicone
- Ti lệ vôi hóa ít hơn đáng kể so với silicone
Nhược điểm:
- Nhược điểm rõ rệt nhất là hơi khó loại bỏ hơn so với các vật liệu nâng mũi khác. Chính khả năng bám dính và sự thống nhất với mô sinh trưởng trong khoang mũi của Goretex gây khó khăn cho quá trình bóc tách, chỉnh sửa lại.
- Với kết cấu mềm xốp, Goretex không đảm bảo duy trì được kết quả bền vững lâu dài như những chất liệu nâng mũi khác mà sẽ dần thay đổi theo thời gian. Chiều cao sống mũi có thể giảm sau vài năm. Các nghiên cứu cho thấy, đặt miếng độn Goretex có liên quan đến tình trạng giảm 5% chiều cao sống mũi theo thời gian.
- Khó điêu khắc, gọt giũa
- Chi phí khá cao, cao hơn so với silicone
Bảng so sánh silicone và goretex
Silicone | Goretex |
Cứng hơn, dễ điêu khắc, gọt dũa |
Mềm hơn, khó điêu khắc, gọt dũa để đạt được hình dạng mong muốn |
Mô không thể mọc xuyên qua và được bao bọc bởi bao xơ -> dễ bị dịch chuyển hơn, dáng mũi kém tự nhiên hơn |
Mô có thể mọc xuyên qua, khả năng bám dính tốt với mô và rất hiếm khi hình thành bao xơ -> có độ ổn định tốt hơn, hạn chế bị dịch chuyển, dáng mũi tự nhiên, vững chắc hơn |
Dễ gỡ bỏ trong trường hợp cần chỉnh sửa | Khó gỡ bỏ trong trường hợp chỉnh sửa vì có mô mũi bám dính xung quanh |
Không co ngót theo thời gian | Bị co ngót, nên mũi có nguy cơ thấp hơn theo thời gian |
Giá thành phải chăng, rẻ hơn goretex | Giá thành cao, đắt hơn |
Có khả năng chịu được nhiệt độ thấp hơn |
Có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn |
Nguy cơ bị đào thải miếng độn cao hơn |
Nguy cơ bị đào thải miếng độn thấp hơn |
Có nguy cơ bị vôi hóa |
Tỉ lệ vôi hóa ít hơn đáng kể so với silicone |
Có nguy cơ bị co thắt bao xơ | Hiếm khi hình thành bao xơ xung quanh nên tỉ lệ co thắt bao xơ rất thấp |
Nguy cơ lệch sống, đùn sụn, bào mòn da cao hơn | Nguy cơ lệch sống, đùn sụn và bào mòn da thấp hơn vì mô bám dính, hòa hợp chắc chắn vào miếng độn |
Như vậy, nhìn chung cả hai đều có các ưu điểm riêng, tuy nhiên hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng vật liệu nhân tạo khi nâng hoặc chỉnh sửa mũi. Và mặc dù vẫn còn có các nhược điểm không thể tránh khỏi nhưng nếu chọn bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thì hầu như có thể khắc phục triệt để những nhược điểm này và các biến chứng rất hiếm khi xảy ra.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Với độ mềm mại dễ tạo hình và độ bám dính khá cao, Goretex đang là lựa chọn của khá nhiều khách hàng nâng mũi.
Sống mũi của người Châu Á khá thấp và rộng, trong khi một sống mũi cao với đường nét rõ ràng, thanh tú lại là hình dạng rất được ưa chuộng trong các nền văn hóa Châu Á.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.
- 1 trả lời
- 1273 lượt xem
Bị sâu răng cần điều trị tủy răng nhưng lại không điều trị trước mà thực hiện nâng mũi bằng goretex trước sau đó mới điều trị tủy răng thì có nguy cơ răng bị sâu/nhiễm trùng ảnh hưởng đến vật liệu nâng mũi không?
- 3 trả lời
- 1477 lượt xem
Chào bác sĩ, cách đây 12 năm tôi đã phẫu thuật đặt silicone để nâng cao sống mũi. Tuy nhiên 4 -5 tháng trước tôi thấy một vết sưng nhỏ trên sống mũi, lúc đó nó đỏ nhưng không đau và cũng không thấy bị chảy dịch. Bây giờ đỡ đỏ hơn rồi và vẫn không đau. Tôi đã làm xét nghiệm máu, và mọi thứ bình thường, không nhiễm trùng. Liệu có phải loại bỏ silicone nâng mũi không? Nếu không thì vết sưng là do đâu? Nếu loại bỏ thì liệu da mũi tôi có nhăn nheo chảy xệ không, hay sẽ giống mũi cũ 12 năm trước?
- 4 trả lời
- 900 lượt xem
Chào bác sĩ, nếu cần loại bỏ sụn nâng mũi do biến chứng hoặc bất kỳ lý do nào đó thì silicone hay sụn sườn nâng sống mũi sẽ loại bỏ dễ hơn?
- 3 trả lời
- 2119 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.
- 3 trả lời
- 8171 lượt xem
Chào bác sĩ, 4 tuần trước tôi đã thực hiện nâng mũi (sau 1 tuần thì được cắt chỉ). Bác sĩ có dặn tôi không được biểu cảm các nhóm cơ mũi – miệng quá mức trong 4 – 5 năm tuần sau do sợ làm lệch vật liệu độn. Nhưng thi thoảng tôi có buồn cười và cười không kiểm soát được và mới đây phát hiện mũi có vẻ hơi lệch về hướng trước kia nó từng bị lệch. Liệu có phải là do tôi cười không? Tôi đặt goretex, silicone ở sống mũi và sụn tự thân ở đầu mũi.