Các biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi bằng silicone
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Biến chứng sau nâng mũi bằng silicone có thể được nhóm lại thành 2 loại, đó là những biến chứng gây ra bởi đặc tính vốn có của silicone, và những biến chứng gây ra do sai xót kỹ thuật hoặc phán đoán của bác sĩ. Để có được kết quả phẫu thuật thành công, cần phải giảm thiểu các vấn đề không thể tránh khỏi gây ra do các đặc tính vật lý vốn có của vật liệu, đồng thời nỗ lực giảm thiểu các sai xót trong kỹ thuật cũng như phán đoán của bác sĩ.
Các biến chứng do đặc tính vốn có của silicone sau nâng mũi
Co thắt bao xơ gây co rút mũi
Thông thường khi đặt vật liệu lạ vào cơ thể, cơ thể sẽ hình thành bao xơ bao quanh vật liệu đó. Và miếng độn silicone cũng vậy. Trong các trường hợp bình thường, bao xơ sẽ ngăn không cho miếng độn liên kết với da, ngăn ngừa tổn thương da và duy trì độ dày của da và mô mềm. Nhưng trong những trường hợp bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mô quá mức, bao xơ có thể phát triển quá dày, quá rộng và bị co thắt, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như co rút mũi. Do đó, để tránh phát triển bao xơ quá nhiều cũng như tránh các biến chứng kéo theo đó, bác sĩ phải cẩn thận ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra trong hoặc sau phẫu thuật, đồng thời giảm thiểu tổn thương mô và chảy máu khi tiến hành phẫu thuật.
Tổn thương da và niêm mạc
Miệng độn silicone quá cứng có thể làm ảnh hưởng đến màng nhày niêm mạc, gây kích ứng, tổn thương da và niêm mạc về lâu dài, nhất là ở những trường hợp nâng mũi quá cao, da mũi mỏng. Để giảm thiểu những tổn hại này cần thiết kết miếng độn có chiều dài và chiều rộng phù hợp. Đảm bảo không dịch chuyển trong khoang chứa. Ngoài ra, có thể khâu một lớp trung bì vào mặt ngoài của miếng độn để giảm thiểu kích ứng ở những bệnh nhân có da mũi mỏng.
Miếng độn bị vôi hóa
Miếng độn silicone đặt trong mũi lâu có thể bị vôi hóa, nguyên nhân là do những kích thích cơ học và tổn thương mô. Miếng độn bị vôi hóa sẽ hình thành bề mặt cứng hơn, ghồ ghề hơn, tăng kích thích cho bề mặt da và hằn lộ bề mặt ghồ ghề không trơn mịn này qua da. Tình trạng vôi hóa có thể nặng hơn theo thời gian
Các biến chứng do sai sót trong kỹ thuật và phán đoán của bác sĩ
Đùn sụn và bào mỏng da đầu mũi
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là sử dụng miếng độn quá dày và dài, dẫn đến vùng da đầu mũi bị kéo căng quá mức, nhất là khi dùng miếng độn silicone hình chữ L với đoạn trụ mũi dài thì nguy cơ gây tổn thương da và đùn sụn càng cao. Một miếng độn quá dài theo thời gian có thể làm bào mỏng lớp da vùng đầu mũi hoặc phần gốc mũi, cuối cùng dẫn đến đùn lộ sụn ra. Ngoài ra viêm mạn tính và nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân phổ biến khác gây đùn sụn. Tuy nhiên đùn sụn là một biến chứng hoàn toàn có thể tránh được bằng cách sử dụng miếng độn có kích cỡ phù hợp, ghép chóp mũi bằng sụn tự thân và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Lệch sống, miếng độn bị lệch và dịch chuyển
Miếng độn nằm lệch vị trí là một vấn đề khá phổ biến gây ra tình trạng lệch sống sau nâng mũi. Nguyên nhân là do bác sĩ bóc tách khoang chứa không chính xác, quá rộng hoặc dài so với miếng độn. Silicone thường có nguy cơ dịch chuyển cao hơn so với các vật liệu có nhiều lỗ li ti khác như Gore-Tex. Do đó, điều quan trọng là phải cố định sụn silicon trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật bằng cách dùng nẹp mũi. Miếng độn nằm sai vị trí, dịch chuyển liên tục có thể là một nguyên nhân gây kích ứng da, viêm da mạn tính và lâu dần gây mất dáng mũi.
Nhiễm trùng
Vật liệu nhân tạo thường dễ bị nhiễm trùng và một khi đã bị nhiễm trùng thì thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như ban đỏ, sưng và tiết dịch mủ. Do đó, khử trùng triệt để vùng phẫu thuật là thao tác cần thiết để giảm nhiễm trùng, nhất là ở vùng tiền đình mũi và lối vào khoang mũi. Trong quá trình phẫu thuật, quan trọng là không làm phá vỡ các rào cản tự nhiên như lớp màng nhầy. Thời gian phẫu thuật kéo dài cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tóm lại, để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc sau nâng mũi, bệnh nhân ngay từ đầu cần tìm cho mình một bác sĩ giàu chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm để có thể đánh giá tình trạng mũi, thiết kế miếng độn và thao tác phẫu thuật chuẩn xác.
- 2 trả lời
- 1384 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi nâng mũi 9 tháng trước, tôi làm tự nhiên nên mũi không quá cao, tự nhiên kiểu Châu Á. Nhưng da mũi tôi lại rất mỏng nên dù thấp thế nào trông mũi cũng luôn bị bóng, có thể nhìn thấy rõ miếng silicone bên dưới da ở sống mũi. Có lẽ cách duy nhất để khắc phục vấn đề này bây giờ là thay bằng miếng độn thấp hơn, mặc dù tôi không hề muốn vì mũi bây giờ đã đủ thấp rồi. Liệu có cách nào khác để da mũi bớt bóng và che phủ miếng độn tốt hơn không?
- 3 trả lời
- 1367 lượt xem
1 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi và được đặt silicone hình chữ L. Nhưng vài ngày trước khi nhìn qua da mũi tôi lại có thể thấy rõ miếng ghép silicone bên dưới. Như thế thì có bình thường không? Tôi thực sự rất lo lắng. Nếu rút sụn này ra thì có thể thay thế cái gì đó luôn vào được không?
- 4 trả lời
- 3565 lượt xem
Tôi nâng mũi cách đây 4 tháng, tôi biết là nếu bây giờ chỉnh sửa thì vẫn còn quá sớm. Tuy nhiên sau khi giảm sưng, khoảng 2 tháng sau phẫu thuật, tôi thấy silicone nâng sống mũi lộ rõ qua da. Da mũi dường như ngày càng mỏng hơn, có thể nhìn thấy rõ hình dạng, đường viền cũng như cạnh của miếng độn. Mũi tôi trông lại có màu trong trong khi rọi ánh sáng vào. Chờ thêm vài tháng rồi mới phẫu thuật lại có được không?
- 3 trả lời
- 2578 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi bằng silicone 1 năm trước. Nhưng trông mũi khá lệch, có vẻ miếng độn bị dịch chuyển sang bên trái. Cảm giác ở bên trái mũi rất căng chặt và nghẹt, khiến tôi khó thở ở bên này. Tôi muốn hỏi phương pháp chỉnh sửa tốt nhất cho mình bây giờ là gì? Liệu khi chỉnh sửa tôi có thể tiếp tục nâng sống mũi lên không?
- 3 trả lời
- 4208 lượt xem
1,5 tháng trước tôi nâng sống mũi đặt silicone và đặt sụn tự thân ở đầu mũi. 7 – 10 ngày sau phẫu thuật mũi trông rất đẹp, chỉ là còn sưng. Nhưng sau 1 tháng đầu mũi bắt đầu bị dịch chuyển và hếch ngược lên trên, hai bên lỗ mũi trông cũng không đều. Tôi có matxa liên tục nhưng mũi vẫn dịch chuyển lên trên như vậy. Tại sao lại thế? Tôi nói với bác sĩ nhưng cô ấy cũng không hiểu tại sao. Cô ấy nói phải chỉnh sửa trong tháng tới, tức là 2 tháng sau phẫu thuật, nếu không thấy cải thiện. Liệu chỉnh sửa như vậy có quá sớm không?
- 3 trả lời
- 1551 lượt xem
Chào bác sĩ, 1 tháng trước tôi nâng mũi đặt sụn silicone hình chữ I, dày 1mm nâng sống và bọc đầu mũi bằng sụn tự thân. Gần đây tôi thấy có vẻ như sống mũi bên phải thì thẳng nhưng sống mũi bên trái lại khác khác. Trông sống mũi có vẻ cong hơn khi tôi chạm vào bên trái, và cảm giác bên này không thẳng như bên phải, gần như có một khoảng trống ở đó. Liệu miếng độn có thể bị dịch chuyển sang bên phải không? Khi tôi chạm vào lỗ mũi bên phải thì có cảm giác như có cái gì đó ở đó.
- 2 trả lời
- 1327 lượt xem
5 tháng trước tôi sửa mũi, bác sĩ đặt silicone vào để nâng sống mũi. Kể từ đó miếng silicone nằm rất lỏng lẻo trong mũi, tôi có thể đẩy nó từ bên này sang bên kia, và thậm chí là đẩy dịch chuyển nhiều chứ không phải ít. Bây giờ nó đã bắt đầu dịch chuyển sang bên trái và dịch cao lên ở bên phải. Da mũi tôi cũng bị đổi màu (xuất hiện các mạch máu nhỏ màu đỏ). Cảm giác mũi rất căng chặt mặc dù miếng độn vẫn có thể dịch chuyển. Chuyện gì đang xảy ra, tôi có thể làm gì? Liệu tôi có thể loại bỏ và thay thế silicone bằng vật liệu gì khác?
- 3 trả lời
- 2259 lượt xem
Chào bác sĩ tôi nâng mũi bằng silicone và sụn tự thân. Trông thì giống như một cái mụn nhưng bác sĩ chăm sóc da mặt cho tôi nói có thể sụn nâng mũi đang bị lòi ra. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được, tôi nên làm gì bây giờ? Lỗi là do tôi hay do bác sĩ? Có phải bây giờ vẫn còn quá sớm để chỉnh sửa lại?
- 4 trả lời
- 3535 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 3 trả lời
- 2280 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi cách đây 1 tháng. Bác sĩ dùng thanh silicone hình chữ I để đặt sống mũi. Nhưng bây giờ khi tôi sờ vào chóp mũi lại có cảm giác có cái gì nhọn nhọn ở đó. Liệu cảm nhận thấy vật liệu độn có phải là bình thường không? Có phải như vậy có nghĩa là silicone sẽ bị đùn lòi ra không? Khả năng tôi không phải phẫu thuật chỉnh sửa là bao nhiêu phần trăm?
- 5 trả lời
- 3524 lượt xem
1 năm trước tôi nâng mũi đặt silicone hình chữ L và sụn tai. Tuy nhiên hiện tại: 1 – mũi tôi bị vẹo, lỗ mũi bị méo, biến dạng (như hình). Tình trạng này có bình thường không/có chấp nhận được không? Hay có tiềm ẩn biến chứng nào không? 2 – Tôi thấy có một vết sưng hơi đỏ đỏ ở đầu mũi, nhưng không thấy đau hay có cảm giác gì cả. Liệu đây có phải dấu hiệu tụt sụn hay lòi sụn? Liệu vết sưng này có rõ hơn theo thời gian? Tôi muốn tháo silicone ra, vậy sau khi tháo ra thì có cần phải đặt sụn tự thân vào để đảm bảo đầu mũi không bị chảy xệ không?
- 2 trả lời
- 2294 lượt xem
Chào bác sĩ, đầu năm ngoái tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi với phương pháp mổ kín, 1 vết mổ duy nhất ở phía trong lỗ mũi bên phải. Bây giờ bên lỗ mũi phải của tôi nổi lên một cục cứng nhỏ khoảng 1mm, bên lỗ mũi trái thì khoảng 2mm. Liệu sụn silicone hơi đùn ra ở cả hai bên lỗ mũi như thế có phải là hiện tượng bình thường không? Tôi thấy mấy cục cứng này từ cách đây 1 năm nhưng không để ý chúng có to lên hay không.
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 2 trả lời
- 1976 lượt xem
Chào bác sĩ, suốt thời gian qua tôi rất lo, mũi tôi thi thoảng bị đỏ, rồi đau, đặc biệt là cảm giác rất nóng rát mặc dù đỏ và đau thì chỉ ở mức nhẹ thôi. Đây đây có phải là triệu chứng tụt sụn hay lòi sụn không? Thường thì những vấn đề này sẽ có triệu chứng gì? Liệu mũi có thể trở lại hình dạng như bình thường nếu đã xảy ra tình trạng này không?
- 3 trả lời
- 1857 lượt xem
Tôi đã nâng mũi đặt silicone được 10 năm nhưng từ 2 tháng trước đến giờ tôi bị mọc một cục mụn to có chảy dịch vàng ở trên sống mũi, trông như bị áp xe. Không thấy đau mà chỉ ngứa. Bác sĩ nói đó không phải là silicone đùn lòi ra, ông ấy cho tôi uống và bôi kháng sinh trong suốt 2 tháng qua nhưng không đỡ. Vậy liệu có phải silicone tôi đặt bị nhiễm trùng không? Nếu tháo nó ra thì bao lâu tôi có thể đặt sụn mới?
- 4 trả lời
- 6712 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
Chiếc mũi cao, thon gọn và thanh tú hài hòa với khuôn mặt từ lâu vốn đã niềm mơ ước của rất nhiều người, giúp họ trở nên tự tin hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn trong cả công việc.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Sống mũi của người Châu Á khá thấp và rộng, trong khi một sống mũi cao với đường nét rõ ràng, thanh tú lại là hình dạng rất được ưa chuộng trong các nền văn hóa Châu Á.
Phẫu thuật tạo hình đầu mũi nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì có thể mang lại kết quả tuyệt vời với đầu mũi thon gọn, thanh tú. Nhưng nếu phán đoán và thao tác không chính xác thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi các biến chứng.
- 4 trả lời
- 3535 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 3 trả lời
- 1253 lượt xem
Silicone nâng mũi của tôi bị đùn ra ở phía trong lỗ mũi, nên tháng tới tôi sẽ phẫu thuật để loại bỏ nó. Bác sĩ khuyên sau khi tháo nên chờ vài tháng trước khi chỉnh sửa. Vấn đề là tôi vẫn không tìm được bác sĩ dùng sụn tự thân để chỉnh sửa lại mũi, ở đây chỉ toàn các bác sĩ khuyên tiếp tục dùng sụn silicone. Tôi chỉ muốn dùng sụn tự thân trong ca chỉnh sửa này. Vậy liệu tiếp tục thay thế bằng silicone thì có được không?
- 2 trả lời
- 3325 lượt xem
Chào các bác sĩ ạ. Em là Việt Kiều, đang ở Mỹ. Cuối năm nay ( tết Tây) em quyết định về Việt Nam nâng mũi. Em đọc nhiều bình luận trên mạng, thấy hơi hoang mang, vì nếu có biến chứng như sưng hay viêm thì rất phiền cho thời gian đó. Thông thường sau nâng mũi thì mất bao lâu để bình phục ạ? Vì em chỉ có thể ở Việt Nam tới cuối tháng 2 là phải đi rồi, và kiêng tới 6 tháng hay chỉ cần 1 tháng. Em sợ nhất là sang Mỹ rồi biến chứng thì không biết phải làm thế nào.
- 4 trả lời
- 2437 lượt xem
Chào bác sĩ, 3 tuần trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi tại Việt Nam, nâng sống bằng sụn nhân tạo và bọc sụn tai đầu mũi. Mọi thứ khá ổn, chỉ có vấn đề là tôi đang rất hối hận vì đã phẫu thuật thẩm mỹ. Ý nghĩ về nguy cơ đùn sụn, lòi sụn và sụn cong vênh, biến dạng làm tôi rất mệt mỏi. Liệu có thể lấy sụn nhân tạo và sụn tai ra không? Tôi chỉ chỉnh sửa mũi rất nhẹ nhàng, chỉ là thay đổi nhỏ. Và nếu có thể tháo sụn thì bao giờ có thể làm được. Tôi đọc thấy người ta nói là càng đợi lâu thì khả năng đảo ngược lấy lại mũi cũ lại càng thấp.
- 4 trả lời
- 872 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đang băn khoăn, không biết có phải chỉ sử dụng silicone mới đủ để tạo đầu mũi cao và sắc nét được, vì sụn vách ngăn không đủ và rất yếu. Trong ảnh là mong muốn cải thiện mũi của tôi, liệu những loại sụn tự thân/sụn nhân tạo hay hình dạng sụn nâng mũi như nào tôi sẽ cần để đạt được dáng mũi như hình? Dùng miếng silicone lớn hình chữ L liệu có được không?