Có phải chỉ đặt silicone mới nâng và tạo đầu mũi sắc nét được?
Điều này cũng còn tùy thuộc vào tình trạng mũi của từng người, nhất là với da mũi. Da mũi càng dày thì việc tạo đường nét đầu mũi càng khó khăn hơn, trong khi đó da mũi càng mỏng thì đầu mũi lại càng dễ tạo hình như mong muốn hơn, nhưng đổi lại nguy cơ lộ sụn bên dưới cũng cao hơn. Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân Châu Á đều có cấu trúc da mũi khá dày với độ săn chắc của mô mềm khiến cho việc tạo hình đầu mũi sắc nét dù là bằng sụn nhân tạo hay sụn tự thân đều rất khó khăn. Cá nhân tôi luôn tránh sử dụng sụn silicone hình chữ L cho bệnh nhân nếu có thể, vì sụn nâng mũi hình dạng này sẽ gây áp lực lớn lên đầu mũi và nguy cơ lòi sụn đầu mũi là rất cao. Trên thực tế, bạn toàn toàn có thể tạo hình đầu mũi sắc nét như mong muốn bằng sụn tự thân, bác sĩ có thể dùng sụn sườn, sụn tai hay sụn vách ngăn đều được. Sụn tự thân không chỉ mang lại kết quả bền vững mà còn giúp tránh tối đa các biến chứng, nhất là trong trường hợp muốn tạo hình đầu mũi thật sắc nét như bạn.
Silicone không phải vật liệu duy nhất giúp tạo hình mũi như bạn mong muốn. Do nguy cơ biến chứng liên quan đến vật liệu nhân tạo nên tôi thường khuyến khích bệnh nhân dùng dùng sụn sườn tự thân. Đúng là một số bệnh nhân không có đủ sụn vách ngăn do đặc điểm cấu trúc mũi tự nhiên hoặc do quy trình phẫu thuật trước đó đã sử dụng hết sụn vách ngăn, nhưng tất cả mọi người đều có đủ sụn sườn.
Một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo hình đầu mũi sắc nét đó là phải kiểm soát mô mềm. Da mũi người Châu Á thường dày hơn do đó đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải lưu ý hơn. Da dày sẽ khó khăn hơn trong việc tạo đầu mũi rõ nét.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho quá trình hồi phục có thể kéo dài đến 1 -2 năm vì da càng dày sẽ càng lâu hồi phục hơn.
Silicone cũng cho hiệu quả nâng sống mũi và đầu mũi tốt nếu nó được chạm khắc phù hợp, tuy nhiên đây không phải vật liệu duy nhất cho trường hợp của bạn. Ngoài silicone bạn có thể dùng sụn tự thân như sụn sườn, nếu lo lắng sụn tai và sụn vách ngăn không đủ. Ngoài ra ngoài đặt miếng ghép nâng sống bạn cũng nên đặt miếng ghép dựng trụ mũi, miếng ghép hình khiên dựng trước trụ mũi (nếu cần) và cân nhắc loại bỏ bớt mỡ đầu mũi. Tất cả những thao tác này sẽ cải thiện cơ hội tạo hình đầu mũi sắc nét như bạn mong muốn. Nếu dùng silicone, bạn cần hết sức cẩn thận, vì nếu không được đặt chính xác, sẽ có nguy cơ bị lòi sụn qua da.
Kích cỡ silicone không nhất thiết phải lớn thì mới đạt được hiệu quả tạo hình đầu mũi sắc nét. Bạn cần được xem xét các yếu tố dưới đây:
1 – Độ dày da/lớp mô dưới da ở vùng đầu mũi
- Da dày hơn sẽ cần đẩy cao đầu mũi hơn để có thể tạo hình đầu mũi sắc nét đúng như mong muốn, da mỏng hơn sẽ dễ dàng tạo hình mũi hơn nhưng lại dễ bị lộ hình dạng của miếng độn được đặt ở bên dưới.
2 – Chạm khắc và đặt miếng độn
- Cần chạm khắc, thiết kế vật liệu độn cho phù hợp, dùng miếng độn to hoặc dài có thể dẫn tới tình trạng lòi sụn về sau
- Một miếng độn có độ dày vừa phải nhưng được chạm khắc phù hợp và đặt góc chuẩn xác thì sẽ giúp tạo đầu mũi sắc nét hơn.
Mũi bị lệch bẩm sinh phải nâng cấu trúc hay chỉ cần nâng thường?
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 3341 lượt xem
Tụt sụn đầu mũi chỉ cần tháo ra đệm megaderm hay phải làm lại sụn khác?
Cho em hỏi mũi em nâng 3 tháng bị tụt sụn đầu mũi nhọn bây giờ tháo ra đệm megaderm và dùng lại sụn cũ được không ạ, hay phải làm lại sụn khác ạ? Căn bản em không ưng chỗ làm cũ lắm, muốn sang làm chỗ mới. Nếu phải thay sụn mới thì có đắt lắm không ạ
- 2 trả lời
- 3779 lượt xem
Có phải mũi tôi bị nhiễm trùng không? Nó bị sưng, đỏ, chỗ vết khâu thì nổi cục lên
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật nâng mũi đặt silicone cách đây 3 năm. Khoảng 6 tháng trước mũi tôi bị sưng và chỗ vết khâu bị sưng cục lên. Tôi đến khám bác sĩ thì ông ấy tiêm kháng sinh và hút dịch ra. Vài tháng sau tôi lại bị như vậy. Và cách đây vài ngày khi thức dậy tôi thấy mũi mình bị đỏ, đầu mũi đỏ hơn và sưng và có một ít dịch rỉ ra trông cứ như là có vết thương ở chỗ cục chỗ vết khâu. Tôi phải làm gì bây giờ?
- 3 trả lời
- 7567 lượt xem
Ngứa và nóng rát mũi 2 tuần sau phẫu thuật: có phải nhiễm trùng không?
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 5284 lượt xem
Mũi có mùi hôi, có phải là nhiễm trùng không?
3 tuần trước tôi phẫu thuật nâng mũi nhưng vài ngày qua thấy mũi có mùi hôi, liệu đó có phải dấu hiệu nhiễm trùng không? Tôi vẫn còn chỉ khâu tự tiêu ở trong mũi, liệu đó có phải mùi đó là từ chỉ khâu không? Mùi hôi như vậy có bình thường không? Có liên quan gì đến việc hút thuốc lá không? Tôi vẫn nghĩ đó chỉ là mùi của chỉ khâu, tôi có thể cảm nhận được chúng khi đưa tay vào mũi.
- 4 trả lời
- 5628 lượt xem
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Hoạt động thể thao mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp chúng ta có được thân hình cân đối, tăng cường sức khỏe mà còn giúp thư giãn, cải thiện về mặt tinh thần.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.