Nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn vách ngăn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nếu như sụn sườn được sử dụng phổ biến cho phần sống mũi, sụn tai chuyên được sử dụng để bọc đầu mũi, thì sụn vách ngăn lại vừa có thể dùng để gia cố phần nền mũi vừa có thể dùng để tinh chỉnh đầu mũi và gia cố trụ mũi.
Tất nhiên trong quy trình nâng mũi dùng sụn vách ngăn, bệnh nhân thường sẽ vẫn cần đến sụn nhân tạo để nâng đầu mũi, nhưng sẽ không cần rạch thêm đường mổ để lấy sụn như khi sử dụng sụn sườn hay sụn tai.
Sụn vách ngăn là sụn ở đâu?
Sụn vách ngăn chính là lớp sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi, tạo độ mềm, dẻo dai, và sức bền cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi. Nâng mũi bằng sụn vách ngăn là ca phẫu thuật trong đó bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng sụn tai có đặc tính cong và mềm dẻo tự nhiên để bọc đầu mũi, và dùng sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để nâng cao và tạo hình sống mũi.
Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn
Ưu điểm
- Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng
- Khác với sụn tai, sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm dẻo nhất định, do đó việc sử dụng sụn vách ngăn ở đầu mũi vẫn có thể đảm bảo độ mềm mại tự nhiên, bệnh nhân có thể vặn lắc đầu mũi như bình thường
- Vừa có thể dùng để mở rộng, gia cố vách ngăn mũi tạo nền mũi vững chắc, vừa có thể dùng để dựng trụ mũi, khắc phục tình trạng trụ mũi bị lệch vẹo hay hai lỗ mũi bất cân xứng, vừa có thể sử dụng cho phần đầu mũi, nâng cao vào tạo độ thon gọn cho đầu mũi.
- Có thể dùng được cho cả phần sống mũi hoặc vùng gian mày (giữa hai mắt), mặc dù khá hiếm
- Lấy sụn vách ngăn thông qua đường rạch nâng mũi luôn, do đó không cần thêm đường rạch ở vị trí khác, do đó bệnh nhân ít đau hơn và quá trình hồi phục đơn giản, nhanh hơn.
- Có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng lệch vách ngăn
- Là vật liệu tự thân nên có độ tương thích hoàn toàn, không có nguy cơ dị ứng hay đào thải sụn
Nhược điểm
- Số lượng hạn chế. Sụn vách ngăn ở người châu Á thường nhỏ và yếu, do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều, vì vậy trong một số trường hợp vẫn cần dùng đến một loại sụn tự thân khác như sụn tai cho phần đầu mũi
- Mặc dù nguy cơ cong vênh thấp, nhưng sụn vách ngăn lại thường yếu hơn, do đó trong nhiều trường hợp không tiềm năng như sụn sườn.
- Đòi hỏi kỹ thuật lấy sụn vách ngăn tốt, để đảm bảo vách ngăn còn lại vẫn giữ được sự ổn định, chắc chắn
- Vách ngăn sau khi thu lấy sụn có thể trở nên yếu và khó duy trì ổn định lâu dài
Quy trình nâng mũi cấu trúc dùng sụn vách ngăn
Quy trình nâng mũi cấu trúc dùng sụn vách ngăn cũng được tiến hành như các quy trình nâng mũi cấu trúc thông thường với các thao tác nâng cao sống mũi và tinh chỉnh đầu mũi. Đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê, sau đó tiến hành mở mũi với đường rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi.
Sau đó tiến hành bọc tách đánh giá phần sống mũi và đầu mũi, xác định lượng sụn nhân tạo cần dùng cho sống mũi cũng như lượng sụn vách ngăn cần thiết cho phần đầu mũi và nền mũi hoặc trụ mũi nếu cần. Trường hợp không đủ sụn vách ngăn cho những mục đích này bác sĩ có thể sẽ lấy cả sụn tai.
Thu lấy sụn vách ngăn
Qua đường mổ, bác sĩ sẽ bóc tách và bộc lộ phần rìa đuôi của vách ngăn mũi, tiến hành lấy sụn vách ngăn và để lại thanh chống sụn hình chữ L. Ở người Châu Á sụn vách ngăn thường yếu và nhỏ. Do đó ở những bệnh nhân có vách ngăn yếu, khi thu lấy sụn cần để lại một thanh chống hình chữ L rộng ít nhất 1cm cho phần sống và đuôi sụn vách ngăn để duy trì ổn định cấu trúc mũi (xem hình dưới). Sụn vách ngăn sau khi thu lấy sẽ được đem đi xử lý và chạm khắc thành các miếng ghép phù hợp.
Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài chiều dài của mũi hoặc tăng cao độ nhô đầu mũi và dựng trụ mũi, do đó nó có thể được sử dụng để làm miếng ghép mở rộng vách ngăn. Đây là loại miếng ghép được ưa chuộng sử dụng trong phẫu thuật tạo hình đầu mũi ở người Châu Á, giúp kiểm soát tốt độ nhô và độ hếch của đầu mũi.
Có 2 loại miếng ghép mở rộng vách ngăn: loại xếp chồng và loại nối hình chữ T.
Bên cạnh đó, sụn vách ngăn cũng có thể được sử dụng để làm thanh chống trụ mũi, có tác dụng đẩy cao chóp mũi, tạo trụ mũi vững chắc; hay làm miếng ghép hình khiên, đặt ở phần trước dưới của đầu mũi; hoặc làm miếng ghép xếp chồng ở chóp mũi…
Quá trình thu lấy sụn vách ngăn có thể được kết hợp để chỉnh sửa tình trạng vách ngăn bị lệch.
Thực hiện:
Nâng sống mũi: Sau khi xử lý, miếng sụn nâng sống mũi sẽ được đặt vào và căn chỉnh sao cho đạt độ nâng phù hợp
Tạo hình đầu mũi: hình dạng đầu mũi sẽ được tạo hình dựa vào chiều cao và chiều rộng sống mũi đã được nâng. Tùy từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các thao tác phù hợp. Nếu cần mở rộng vách ngăn và dựng trụ mũi thì bác sĩ sẽ lần lượt đặt miếng ghép mở rộng vách ngăn và miếng ghép trụ mũi. Sau đó sẽ thao tác để cố định miếng ghép xếp chồng và miếng ghép cánh nếu cần nâng cao và tạo hình đầu mũi vững chắc. Cuối cùng đánh giá lại tổng thể, rồi khâu đóng, băng, nẹp mũi.
Quá trình hậu phẫu
Sau khi thực hiện bệnh nhân cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi mỗi ngày, không để mũi bị va chạm mạnh, chú ý kiêng khem và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Sau một thời gian chiếc mũi sẽ cao thẳng tự nhiên và hài hòa với khuôn mặt.
- 2 trả lời
- 1543 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi thấp và hơi rộng, đầu mũi cũng khá to. Tôi có thể nâng mũi để có được chiếc mũi như cô gái trong ảnh mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không? Tôi muốn sống mũi cao hơn và mỏng hơn một chút, phần đầu mũi thì thon gọn hơn giống như cô gái trong ảnh. Liệu mong muốn như thế có thực tế không?
- 2 trả lời
- 3138 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 10 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi với sụn vách ngăn để làm cho đầu mũi cao hơn, nhưng tôi thực sự không thích mũi hiện tại, có vẻ nó quá cao so với tôi. Sụn vách ngăn có tồn tại vĩnh viễn không? Có cách nào để thu giảm sụn cho mũi thấp xuống không? Hoặc tôi có thể rút nó ra không, liệu mũi tôi có trở lại như trước không? Tôi có cần cắt cánh mũi không, tôi sợ sẽ để lại sẹo sau thủ thuật này.
- 3 trả lời
- 1624 lượt xem
Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn và sụn tai trong nâng mũi là gì? Thu lấy sụn vách ngăn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng mũi không? Có phải lấy sụn tai sẽ làm cho tai bạn khác đi không?
Một gương mặt thanh tú hài hòa không thể thiếu đi chiếc mũi cao thẳng và thon gọn. Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên ngay từ khi mới sinh ra.
Mũi ngắn là dáng mũi khá phổ biến ở người Châu Á, với chiều dài mũi không cân xứng với các đặc điểm khác trên khuôn mặt.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Cùng với sự phát triển không ngừng của y học, sau nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm chỉnh sửa ca bệnh thực tế, các chuyên gia thẩm mỹ đã ra mắt công nghệ nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm.
- 2 trả lời
- 1543 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi thấp và hơi rộng, đầu mũi cũng khá to. Tôi có thể nâng mũi để có được chiếc mũi như cô gái trong ảnh mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không? Tôi muốn sống mũi cao hơn và mỏng hơn một chút, phần đầu mũi thì thon gọn hơn giống như cô gái trong ảnh. Liệu mong muốn như thế có thực tế không?
- 3 trả lời
- 1624 lượt xem
Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn và sụn tai trong nâng mũi là gì? Thu lấy sụn vách ngăn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng mũi không? Có phải lấy sụn tai sẽ làm cho tai bạn khác đi không?
- 0 trả lời
- 724 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ
- 0 trả lời
- 606 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone và đặt trung bì ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ
- 2 trả lời
- 8333 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?