Rút sụn vách ngăn sau 7 tháng nâng mũi có được không?
Chào bạn, mũi của bạn sau nâng đã thay đổi nhiều, nhưng vì bạn không nâng sống, chỉ nâng đầu mũi nên sống mũi trông hơi thấp, nhất là 2/3 phần sống mũi ở trên, do đó đầu mũi bạn trông quá cao và hơi bị hếch (nhất là nhìn ở góc nghiêng). Vào khoảng 10 tháng sau nâng mũi, hầu hết sưng nề đã tiêu giảm nhưng vẫn còn, nếu bạn thực sự không hài lòng thì có thể chờ thêm vài tháng nữa để mũi ổn định thực sự rồi gặp trực tiếp bác sĩ để xem xét chỉnh sửa. Bạn có thể cân nhắc nâng sống mũi lên một chút và thu gọn cánh mũi. Chiều rộng cánh mũi của bạn không lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa hai góc mắt trong, nên chỉ cần thu gọn lại một chút. Đường rạch nên được đặt ở phía trong lỗ mũi và sẽ không để lộ sẹo. Về sụn vách ngăn, đây là sụn tự thân, nên tỉ lệ an toàn rất cao, nguy cơ tái hấp thụ hay co ngót cũng không đáng kể. Trong trường hợp bạn muốn tháo sụn, nếu quy trình trước đó bác sĩ chỉ dùng sụn vách ngăn để đẩy cao đầu mũi thì khi tháo sụn mũi bạn sẽ không thay đổi nhiều so với trước kia. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên cân nhắc chỉnh sửa thêm, thay vì tháo sụn.
Mới khoảng 10 tháng sau phẫu thuật, tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn chờ thêm vài tháng nữa. Đầu mũi luôn là phần rất lâu lành, do đó tốt nhất khi chưa có kết quả cuối cùng bạn không nên nghĩ đến việc chỉnh sửa. Nếu sau vài tháng bạn vẫn quyết định chỉnh sửa thì tốt nhất nên chỉnh sửa thêm các phần khác trên mũi như sống mũi và cánh mũi để các phần trên mũi được tỉ lệ, cân đối với nhau. Quy trình chỉnh sửa sẽ phức tạp hơn so với phẫu thuật ban đầu, do đó, tốt nhất bạn nên tư vấn với bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Tôi có thể nâng mũi mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không?
Chào bác sĩ, mũi tôi thấp và hơi rộng, đầu mũi cũng khá to. Tôi có thể nâng mũi để có được chiếc mũi như cô gái trong ảnh mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không? Tôi muốn sống mũi cao hơn và mỏng hơn một chút, phần đầu mũi thì thon gọn hơn giống như cô gái trong ảnh. Liệu mong muốn như thế có thực tế không?
- 2 trả lời
- 1543 lượt xem
Muốn tháo bỏ mảnh ghép mở rộng vách ngăn: liệu có rủi ro gì không?
Tôi mới phẫu thuật đầu mũi các đây 3 tháng và thực sự không thích cảm giác cứng cứng do đặt các mảnh ghép mở rộng đuôi vách ngăn. Và kết quả phẫu thuật cũng không thay đổi nhiều so với trước kia, do đó tôi đã thảo luận với bác sĩ về việc loại bỏ những mảnh ghép này. Anh ấy nói hoàn toàn có thể và mũi sẽ trở lại như trước. Nhưng anh ấy sẽ để lại thanh chống trụ mũi để hỗ trợ đầu mũi. Liệu thanh chống trụ mũi có thể thay thế tốt cho miếng ghép mở rộng vách ngăn không? Và việc tháo bỏ những miếng ghép này liệu có nguy cơ gì không?
- 2 trả lời
- 1189 lượt xem
Nên dùng sụn tai hay sụn vách ngăn để nâng mũi
Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn và sụn tai trong nâng mũi là gì? Thu lấy sụn vách ngăn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng mũi không? Có phải lấy sụn tai sẽ làm cho tai bạn khác đi không?
- 3 trả lời
- 1624 lượt xem
Mũi bị lệch vách ngăn xử lý ra sao?
Bác ơi em bị lệch vách ngăn như này thì nâng mũi xong có khắc phục được không ạ?
- 1 trả lời
- 40 lượt xem
Đầu mũi không hết cứng sau khi đã tháo hết sóng, trụ và miếng ghép mở rộng vách ngăn
Vì 1 số lý do, không phải do nhiễm trùng nên tôi đã tháo mũi sau khi làm 1 tháng. Nhưng hiện tại đã 1 tháng sau tháo hết sóng mũi, supor mở rộng vách ngăn mũi và sụn tai chồng tạo hình đầu mũi mà mũi vẫn cứng ạ. Bác sĩ cho tôi hỏi là tình trạng cứng đơ khi sờ hay ấn vào là do gì ạ? Liệu có phải do vật liệu dựng trụ mở rộng vách chưa đc lấy hết ra hay vì còn sụn tai trong mũi nên mũi mới không hết cứng k ạ? Với nếu đã lấy hết thì tình trạng cứng có hết theo thời gian không, và sau khoảng bao lâu sẽ hết ạ? Em cảm ơn ạ!
- 0 trả lời
- 1126 lượt xem
Sụn vách ngăn có thể nói là một loại sụn khá “đa năng” trong số các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi.
Một gương mặt thanh tú hài hòa không thể thiếu đi chiếc mũi cao thẳng và thon gọn. Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên ngay từ khi mới sinh ra.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Mũi ngắn là dáng mũi khá phổ biến ở người Châu Á, với chiều dài mũi không cân xứng với các đặc điểm khác trên khuôn mặt.