Nâng mũi cấu trúc khắc phục mũi ngắn, hếch
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mũi ngắn cũng thường đi kèm với tình trạng đầu mũi bị hếch cao hoặc co rút không che hết được lỗ mũi, góc từ đầu mũi đến môi vượt quá 110 độ khiến lỗ mũi bị lộ ra nhiều làm mất đi nét duyên dáng, nữ tính.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi ngắn thường là do bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp là do tai nạn hoặc phẫu thuật nâng mũi không thành dẫn đến đầu mũi bị co rút lên. Mũi ngắn, co rút sau phẫu thuật có thể là do phẫu thuật mũi lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng từ sụn nhân tạo hoặc bị tổn thương, hoại tử da, mô mềm, sụn cánh mũi dẫn đến tình trạng co rút sẹo. Tình trạng này khá phổ biến ở những bệnh nhân có sụn cánh mũi dưới yếu trong khi lại phẫu thuật tạo hình mũi nhiều lần với sụn nhân tạo.
Chỉnh sửa mũi ngắn ở người Châu Á là một quy trình đầy thách thức, thậm chí còn khó khăn hơn nhiều so với ở người phương Tây do lớp mô mềm ở mũi dày hơn và khung sụn mũi yếu hơn. Ngoài ra, các bệnh nhân châu Á không chỉ cần xử lý chiều dài mũi mà còn phải tăng cả chiều cao mũi, nên quy trình sẽ càng phức tạp hơn. Trong các ca chỉnh sửa mũi ngắn, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng sụn nhân tạo vì khả năng cao sẽ gặp phải các tác dụng phụ như bào mỏng da, bóng đỏ da hoặc co rút. Do đó, vật liệu tốt nhất thường dùng là sụn tự thân như sụn vách ngăn, sụn sườn và sụn tai. Tuy nhiên việc thu lấy sụn vách ngăn đòi hỏi phải có chuyên môn cao vì cần đảm bảo thu lấy số lượng vừa phải để ngăn chặn nguy cơ vách ngăn yếu, sụp đổ ở mũi ngắn và nhỏ.
Kéo dài một chiếc mũi ngắn bị co rút là công việc rất khó khăn, ngay cả với lớp nền cấu trúc mũi rộng thì chiếc mũi cũng chỉ có thể kéo dài được từ 3 đến 4mm. Do đó bệnh nhân cần hiểu được hạn chế của quy trình phẫu thuật và có những mong muốn hợp lý.
Nhìn chung chỉnh sửa mũi ngắn, hếch, co rút thường sẽ là quy trình nâng mũi cấu trúc, bao gồm các thao tác chỉnh hình nâng cao phần sống mũi, đặt miếng ghép để nâng cao và kéo dài đầu mũi, đồng thời có thể kết hợp dựng trụ mũi và bọc đầu mũi để đảm bảo đạt được kết quả chắc chắn, tự nhiên và lâu dài.
Quy trình nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa mũi ngắn, hếch, co rút
Đánh giá bệnh nhân
Đầu tiên bác sĩ cần đánh giá kỹ tiền sử phẫu thuật trước đó của bệnh nhân sau đó tiến hành kiểm tra trực tiếp trên mũi. Sờ nắn mũi ngoài cần thận để đánh giá tình trạng da, xương và sụn bên dưới. Nếu da quá dày hoặc có nhiều mô sẹo do phẫu thuật trước đó thì có thể sẽ làm giảm khả năng đàn hồi, dịch chuyển của da, từ đó mà mức độ kéo dài đầu mũi sẽ bị hạn chế. Có thể kiểm tra bằng cách ấn xuống da và kéo nó lên có thể cảm nhận được khả năng di chuyển đầy đủ của da. Ngược lại nếu da quá mỏng thì có thể gây khó khăn cho quá trình bóc tách khi phẫu thuật và tăng nguy cơ tổn thương da. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ cần có các phương pháp xử lý phù hợp.
Kế đến, cần đánh giá kỹ khoang mũi, nhất là vách ngăn mũi, để xem vách ngăn có còn nguyên vẹn hay bị lệch, co rút và có biện pháp xử lý.
Tiến hành chỉnh sửa mũi ngắn, hếch, co rút
Quy trình này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê và tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có các cách xử lý khác nhau.
Nếu mức độ hếch hoặc co rút nhẹ và khả năng hỗ trợ, chống đỡ ở đầu mũi còn mạnh thì bác sĩ có thể chỉ cần thao tác chỉnh sửa và tạo hình lại sụn cánh mũi dưới để kéo dài đầu mũi, mà không cần phải đặt thêm bất kỳ miếng độn hay miếng ghép nào.
Tuy nhiên nếu chỉnh sửa sụn cánh mũi vẫn không thể cải thiện được độ dài đầu mũi thì bác sĩ có thể cần kết hợp đặt thêm các miếng ghép sụn vào đầu và sống mũi có thể tạo độ chúi và dài hơn cho đầu mũi.
Thu lấy sụn:
Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng sụn vách ngăn hay sụn sườn để làm các miếng ghép kéo dài và nâng cao đầu mũi. Với trường hợp mũi ngắn, hếch bẩm sinh và vẫn còn sụn vách ngăn thì thường bác sĩ sẽ sử dụng sụn vách ngăn. Sụn này sẽ được lấy ngay sau khi rạch và bóc tách da. Và trong những trường hợp này bác sĩ có thể dùng sụn nhân tạo để nâng sống mũi, sụn vách ngăn để làm các miếng ghép gia cố vách ngăn và kéo dài đầu mũi, còn sụn tai để bọc đầu mũi.
Với trường hợp mũi ngắn, co rút do phẫu thuật trước đó thì thường bệnh nhân sẽ không còn đủ sụn vách ngăn nữa, do đó sẽ cần dùng đến sụn sườn. Sụn sườn sẽ được thu lấy ở vị trí xương sườn số 6, 7 hoặc 8 tùy từng bệnh nhân. Ở những trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng toàn bộ sụn tự thân và không dùng sụn nhân tạo. Do đó, sụn sườn sẽ được chạm khắc tạo thành các miếng độn nâng sống mũi và các miếng ghép gia cố vách ngăn và kéo dài đầu mũi, còn sụn tại cũng được sử dụng để bọc đầu mũi.
Bóc tách da:
Đầu tiên bác sĩ cần rạch một đường ở trụ mũi, hoặc có thể cần rạch thêm ở hai bên cánh mũi, sau đó bóc tách da để tiếp cận toàn bộ khung mũi. Cần bóc tách rộng lớp da và mô mềm để vừa giúp tiếp cận tối đa các cấu trúc ở mũi, vừa cho phép sau đó có thể kéo căng da hết cỡ và trải lại xuống lớp khung cấu trúc bên dưới. Ngoài ra với trường hợp mũi bị co rút, ngoài việc bóc tách lấy bỏ miếng độn cũ ra, cần đảm bảo giải phóng hoàn toàn mô sẹo, bao xơ quanh miếng độn để tránh biến chứng về sau.
Kéo dài khung cấu trúc mũi: Nếu cần lấy sụn vách ngăn thì bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác để thu lấy sụn vách ngăn. Sau đó tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng các miếng ghép từ sụn vách ngăn hoặc sụn sườn để làm các miếng ghép gia cố và mở rộng vách ngăn, đồng thời kéo dài đầu mũi. Các miếng ghép mở rộng này có thể được đặt theo dạng nối hoặc dạng xếp chồng (như hình dưới).
Chỉnh hình đầu mũi: Kế đến, bác sĩ cần chỉnh hình lại toàn bộ đầu mũi sao cho phù hợp với vị trí vách ngăn mũi mới được kéo dài. Nếu muốn kéo dài và nâng cao đầu mũi hơn nữa thì có thể đặt các miếng ghép trên sụn cánh mũi dưới.
Nâng sống mũi và hoàn tất chỉnh hình đầu mũi: bác sĩ đưa miếng độn sống mũi vào và đặt miếng ghép xếp chồng đầu mũi bằng sụn tai để đảm bảo đầu mũi mềm mại, tự nhiên
Khâu đóng vết rạch: cuối cùng sau khi kiểm tra toàn bộ mũi, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng vết rạch trụ mũi và rìa cánh mũi, sau đó băng, nẹp mũi.
Nhìn chung các thao tác chỉnh sửa mũi ngắn có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tuy nhiên mục đích cuối cùng đều là nhằm kéo dài và nâng cao đầu mũi hoặc khắc phục tình trạng đầu mũi co rút. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
Tham khảo một số ảnh trước và sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi ngắn, hếch hoặc co rút:
(Đọc thêm: Phẫu thuật tạo hình đầu mũi)
- 4 trả lời
- 1653 lượt xem
Tôi rất tự ti vì đầu/chóp mũi quá tròn và dày. Có thể thay đổi, tạo hình đầu mũi và nâng sống mũi lên cao một chút để trông nó tự nhiên được không, tôi không muốn mũi thay đổi quá rõ, chỉ muốn trông tự nhiên. Ngoài ra tôi có tìm hiểu về “sụn nghiền nát” bọc cân cơ, có vẻ như loại này ít rủi ro hơn so với đặt vật liệu độn nhân tạo. Liệu dùng để nâng sống mũi có tốt không? Có mất thêm thời gian hồi phục khi phải lấy sụn từ nơi khác trên cơ thể không?
- 2 trả lời
- 1105 lượt xem
Chào bác sĩ, suốt nhiều năm qua tôi rất không hài lòng với chiếc mũi của mình. Tôi nghĩ da mũi tôi quá dày, đầu mũi thì to, bè và hếch lên. Liệu nâng mũi có khắc phục được các vấn đề này không? Nếu có thì tôi cần thực hiện những thao tác gì? Tôi chỉ muốn mũi trông hài hòa hơn một chút và phải thật tự nhiên. Hiện tại tôi thấy mũi mình dường như nổi bật nhất khuôn mặt.
- 2 trả lời
- 1149 lượt xem
Chào bác sĩ, đầu mũi của tôi có vẻ ngày càng bị hếch lên. Ngoài ra tôi cũng thấy sống mũi mình trông hơi thấp, nhất là khi nhìn từ đằng trước. Ngoài chỉnh sửa đầu mũi, tôi có cần nâng sống lên một chút không?
- 3 trả lời
- 3011 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi bị hếch và lỗ mũi lộ rất rõ. Liệu chất làm đầy (filler) có thể giúp đầu mũi của tôi trông to/dày hơn một chút để che đi lỗ mũi không?
- 3 trả lời
- 1716 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 3 trả lời
- 1023 lượt xem
Chào bác sĩ, da của tôi khá dày nên tôi đang băn khoăn không biết chỉ dùng sụn tại có đủ mạnh để kéo dài đầu mũi và đẩy đầu mũi hếch xuống không. Tôi nghĩ mũi mình cần kéo dài phải 10mm nữa để có thể xoay đầu mũi hếch xuống vị trí phù hợp.
- 4 trả lời
- 1606 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất quan tâm đến việc nâng mũi. Mũi tôi bị hếch, đầu mũi to, da lại dày. Tôi đã tham khảo ý kiến với một vài bác sĩ, nhưng họ chỉ khuyên nên nâng sống mũi bằng vật liệu nhân tạo, tạo hình đầu mũi bằng các miếng ghép từ sụn tự thân, chứ không đề cập gì đến việc làm mỏng mô mỡ dày ở da mũi. Xin bác sĩ cho tôi xin thêm lời khuyên về tình trạng của mình.
- 3 trả lời
- 934 lượt xem
Phẫu thuật nâng mũi ở người có mũi ngắn liệu có phức tạp hơn so với quy trình nâng mũi tiêu chuẩn bình thường không? Hay là không có sự khác biệt gì?
- 3 trả lời
- 698 lượt xem
Mũi tôi quá ngắn, cũng hơi bị hếch nữa, lỗ mũi nhìn rất rõ. Cách tốt nhất để giảm tình trạng mũi ngắn, hếch là gì và làm thế nào để lỗ mũi trông kín hơn?
- 1 trả lời
- 953 lượt xem
Đây là mũi tự nhiên của em. Mũi của e nhỏ và hếch hở lỗ mũi ạ. Em nên nâng kiểu gì cho đẹp vậy ạ?
- 2 trả lời
- 3098 lượt xem
Mũi em hơi thấp phần sống mũi , và mũi hơi ngắn ,da mũi mỏng thì em nên nâng kiểu gì ạ. Em đọc trên mạng thấy nhiều chị gặp biến chứng phải tháo mũi, nên muốn tìm hiểu kỹ. Em muốn nâng 1 lần và giữ được lâu bền ấy ạ.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Sụn vách ngăn có thể nói là một loại sụn khá “đa năng” trong số các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi.
- 3 trả lời
- 1023 lượt xem
Chào bác sĩ, da của tôi khá dày nên tôi đang băn khoăn không biết chỉ dùng sụn tại có đủ mạnh để kéo dài đầu mũi và đẩy đầu mũi hếch xuống không. Tôi nghĩ mũi mình cần kéo dài phải 10mm nữa để có thể xoay đầu mũi hếch xuống vị trí phù hợp.
- 3 trả lời
- 3011 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi bị hếch và lỗ mũi lộ rất rõ. Liệu chất làm đầy (filler) có thể giúp đầu mũi của tôi trông to/dày hơn một chút để che đi lỗ mũi không?
- 3 trả lời
- 934 lượt xem
Phẫu thuật nâng mũi ở người có mũi ngắn liệu có phức tạp hơn so với quy trình nâng mũi tiêu chuẩn bình thường không? Hay là không có sự khác biệt gì?
- 0 trả lời
- 1423 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi e sửa gần 1 năm sụn tai bị lộ ra, nhìn góc nghiêng thấy rõ cạnh sắc nhọn và sụn tai độn lên giống như mũi đang bị sưng. Cho e hỏi e nên nhờ bác sĩ bọc thêm megaderm ở đầu mũi để che đi sụn tai hoặc gọt bớt cạnh sắc nhọn của sụn tai hay phải hạ thấp đầu mũi xuống ạ? Cách nào là tốt nhất, còn cách nào khác tốt hơn để khắc phục không, mong các bác sĩ tư vấn, e cảm ơn ạ.
- 0 trả lời
- 722 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ