Sưng bầm và những bí quyết khắc phục sau nâng mũi
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Trong đó sưng bầm có thể nói là hiện tượng phổ biến nhất, hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài bí quyết để giúp đẩy nhanh nhất quá trình tan sưng bầm.
Theo các chuyên gia phẫu thuật nâng mũi, khi thực hiện, bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch da để đưa sụn mũi vào. Trong quá trình này, các mao mạch của bệnh nhân sẽ bị tổn thương do những thao tác như bóc tách, hay khâu luồn sâu dưới da, dẫn đến dễ xuất hiện những vùng tụ máu ở mũi và các vùng xung quanh. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Tình trạng và mức độ sưng bầm sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và sau vài ngày sẽ thuyên giảm đáng kể.
Mặc dù vậy các chuyên gia cho rằng thường sẽ không có nhiều người bị sưng bầm quá nặng, trừ trường hợp cơ địa không tốt hoặc là cho da độc hoặc do không tuân thủ đúng theo hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ khiến sưng kéo dài hay sưng bầm lan cả sang vùng quanh mắt. Nhiều bệnh nhân sợ tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến thị lực đôi mắt, nhưng thực tế ngoài ảnh hưởng về mặt ngoại hình thì đôi mắt của chúng ta sẽ không bị tác động nguy hại nào cả.
Với tình trạng sưng bầm này, bác sĩ khuyên các bệnh nhân nên áp dụng tích cực hai phương pháp chườm lạnh và chườm ấm tại nhà. Đối với chườm lạnh, hãy chườm nhẹ nhàng ở vùng quanh mũi trong 1-2 ngày đầu, việc này sẽ giúp nhanh thuyên giảm sưng tấy. Nếu sau khi chườm lạnh mà các vết bầm vẫn còn, trong vòng vài ngày tiếp theo bệnh nhân có thể chuyển sang chườm ấm. Sau vài ngày các vết bầm tím sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, lúc này nên matxa mũi nhẹ nhàng và tiếp tục chườm ấm cho máu lưu thông tốt.
Ngoài ra cũng có một số bí quyết khác giúp đánh bay sưng bầm như:
- Pha mật gấu với nước uống. Mật gấu có tính nóng, giảm sưng viêm và làm tan máu bầm, máu tụ.
- Uống nước quả dứa. Trong loại quả này có chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là enzyme bromelain cho hiệu quả tan máu bầm và chất dịch trong mô. Vì thế bệnh nhân hãy tích cực ăn dứa và uống nước dứa.
- Ăn các thực phẩm giàu Calo, protein. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể cũng như thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo mô ở vùng tổn thương một cách hiệu quả.
- Ăn thực phẩm nhiều vitamin A. Những thực phẩm này có hiệu quả hấp thu và làm mờ, làm phẳng sẹo, tránh tình trạng sẹo lồi, hay sẹo lõm ở các vết thương.
- Vận động nhẹ nhàng. Không phải cứ nằm yên một chỗ là tốt cho vết thương, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn qua đó giảm sưng tấy, bầm tím hiệu quả hơn.
Như vậy đối với những hiện tượng sưng tấy, bầm tím thông thường bệnh nhân có thể áp dụng nhưng bí quyết trên, tuy nhiên cần để ý nếu hiện tượng này kéo dài không thuyên giảm kèm theo tình trạng lâu lành vết thương, bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ để được kiểm tra can thiệp kịp thời, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Phẫu thuật nâng mũi đang là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn để cải thiện cánh mũi của mình.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Nâng mũi được coi là một tiểu phẫu nhưng lại có khả năng làm thay đổi hoàn toàn gương mặt, khiến cho khuôn mặt trở nên sắc nét và sang hơn rất nhiều.
- 1 trả lời
- 2044 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi em nâng cấu trúc đã được một năm, nay phát hiện thấy dưới trụ mũi lòi sụn và chảy một ít dịch, qua ngày hôm sau em có đi điêu khắc chân mày, về là bị sưng một bên mặt phải (mũi phải, mắt phải) không biết vấn đề em đang gặp phải là gì ạ
- 0 trả lời
- 1443 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi e sửa gần 1 năm sụn tai bị lộ ra, nhìn góc nghiêng thấy rõ cạnh sắc nhọn và sụn tai độn lên giống như mũi đang bị sưng. Cho e hỏi e nên nhờ bác sĩ bọc thêm megaderm ở đầu mũi để che đi sụn tai hoặc gọt bớt cạnh sắc nhọn của sụn tai hay phải hạ thấp đầu mũi xuống ạ? Cách nào là tốt nhất, còn cách nào khác tốt hơn để khắc phục không, mong các bác sĩ tư vấn, e cảm ơn ạ.
- 1 trả lời
- 206 lượt xem
Chào bác Huy, em nâng mũi xong bị nhìn thấy rõ cục sụn như vầy thì có cách nào khắc phục không, ngoài ra thì không có sưng đau hay bóng đỏ gì hết ạ?
- 1 trả lời
- 147 lượt xem
Thưa bác sĩ, em mới nâng mũi sụn sườn được gần 1 tháng, nhưng chỗ vết thương ở khu vực lấy sụn bị lòi sụn ra và đầu mũi bị méo thì có cách nào khắc phục được nữa không?